Máu trong cơ thể con người được hình thành từ nhiều thành phần khác nhau, trong đó có tiểu cầu. Đây là một trong những tế bào máu có nhiều vài trò, chức năng quan trọng. Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tiểu cầu đều có ảnh hưởng trực tiếp máu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
14/11/2022 | Chức năng của tiểu cầu và 4 tình trạng cần cảnh giác 31/10/2022 | Hỏi đáp: Giảm tiểu cầu có phải là ung thư máu không? 23/06/2022 | Góc tư vấn: Chúng ta nên ăn gì để tăng tiểu cầu?
1. Tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là một loại tế bào trong máu. Tế bào tiểu cầu không có nhân và được sinh ra ở tủy xương.
Kích thước
Đây là tế bào có kích thước nhỏ nhất trong máu người, đường kính của tiểu cầu chỉ bằng 20% hồng cầu, hình tròn hoặc hình bầu dục. Kích thước đường kính tiểu cầu xấp xỉ khoảng 2μm (dao động từ 1.2 - 2.3 μm), lớn nhất là 3μm. Chúng được sinh ra và sống trong máu từ 7 - 10 ngày.
Định lượng
Số lượng tiểu cầu trong máu được đo bằng chỉ số PLT (Platelet Count). Chỉ số bình thường là 150.000 đến 400.000 tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3), chỉ số trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu. Như vậy, mỗi 1 lít máu sẽ chứa khoảng 150 - 400 tỷ tế bào tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu có thể xác định được trong khi xét nghiệm công thức máu. Bất cứ sự thay đổi nào về số lượng tiểu cầu đều có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bất thường về máu và sức khỏe.
Tiểu cầu là một trong những tế bào của máu trong cơ thể người
2. Vai trò, chức năng
Mỗi loại tế bào máu trong cơ thể đều có những chức năng nhất định. Tiểu cầu cũng vậy, chúng có những vai trò vô cùng quan trọng đối với máu trong cơ thể:
Chức năng
Tiểu cầu có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình đông máu, tạo các cục máu đông, co mạch, miễn dịch,… Trong đó, chức năng chính là cầm máu. Nếu cơ thể bị thương, tiểu cầu có chức năng làm đông máu để giúp dừng lại quá trình chảy máu ra ngoài tại nội mạc mạch máu. Trừ những trường hợp vết thương quá lớn, sự tập trung của tiểu cầu sẽ không có tác dụng.
Quá trình cầm máu của tiểu cầu
Quá trình giúp đông máu và dừng chảy máu của tiểu cầu trải qua 3 giai đoạn:
- Kết dính tiểu cầu: Khi phát hiện có tổn thương làm lộ lớp collagen nằm bên dưới tế bào nội mạc mạch máu, tiểu cầu sẽ tập trung và đến dính vào lớp collagen này.
- Tiểu cầu giải phóng các yếu tố hoạt động: tiểu cầu tiếp tục được hoạt hóa sau khi kết dính với collagen, tế bào dược phình to, thò chân giả và giải phóng các chất với lượng lớn ADP, Thromboxane A2.
- Ngưng tập tiểu cầu: ADP và thromboxane A2 hoạt hoá các tế bào tiểu cần ở gần đó giúp chúng có khả năng dính vào lớp tiểu cầu ban đầu (ngưng tập tiểu cầu), quá trình này diễn ra liên tiếp, liên tục kết dính các lớp tiểu cầu đến gần tiếp theo đó để tạo nên các nút tiểu cầu. Đây chính là quá trình hình thành cục máu đông để cầm máu khi có vết thương.
Tiểu cầu có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình đông máu
3. Những bệnh lý về tiểu cầu
Sự tăng hay giảm của tiểu cầu đều là dấu hiệu bất thường cảnh báo những bệnh lý trong cơ thể. Trong đó có những bệnh lý thường gặp liên quan đến tiểu cầu như:
Tăng tiểu cầu tiên phát
Là tình trạng rối loạn tăng sinh tủy mạn tính. Biểu hiện chung là số lượng tiểu cầu tăng cao bất thường, khiến cơ thể bị xuất huyết hoặc xuất hiện huyết khối. Xét nghiệm công thức máu cho thấy số lượng tiểu cầu > 450 G/L kéo dài cùng một số biểu hiện khác. Triệu chứng ở người bệnh này thường gặp là: người yếu, thường hay đau đầu, chảy máu, lách to, hồng ban, thiếu máu cục bộ.
Tăng tiểu cầu thứ phát
Đây là tình trạng khá phổ biến với biểu hiện tiểu cầu tăng lên bất thường nhưng nguyên nhân không từ tủy xương mà do bệnh lý hoặc một tình trạng khác gây kích thích quá trình sản xuất tiểu cầu nhiều hơn. Tăng tiểu cầu thứ phát thường là do nhiễm trùng, viêm nhiễm, ung thư và có phản ứng với thuốc,… Tình trạng tăng tiểu cầu này có thể trở về bình thường khi dấu hiệu về viêm nhiễm được khắc phục.
Một số trường hợp ung thư cũng gây tăng tiểu cầu nên nếu như tình trạng tiểu cầu tăng cao thường xuyên và không có dấu hiệu trở về mức bình thường thì bạn cần đi khám kiểm tra sức khỏe sớm.
Có khá nhiều bệnh lý liên quan đến tiểu cầu
Rối loạn chức năng tiểu cầu
Biểu hiện của người mắc tình trạng này là xuất hiện các vết bầm tím trên da. Tuy nhiên, xét nghiệm máu thấy số lượng tiểu cầu ở mức bình thường. Nguyên nhân là do tiểu cầu đang bị rối loạn chức năng hoạt động khiến cho chức năng đông máu bị rối loạn ở các mức độ khác nhau tùy tình trạng cơ thể. Bệnh lý gây rối loạn tiểu cầu thường là do suy thận hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
Có rất nhiều trường hợp bị giảm tiểu cầu xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau:
-
Giảm tiểu cầu trong thai kỳ;
-
Giảm tiểu cầu do thuốc do tác dụng phụ của thuốc;
-
Giảm tiểu cầu do hóa trị liệu trong điều trị ung thư;
-
Giảm tiểu cầu do nguyên nhân nhiễm trùng;
-
Giảm tiểu cầu do miễn dịch.
Nhiều trường hợp giảm tiểu cầu không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hoặc số lượng tiểu cầu giảm quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết tự nhiên, chảy máu dù va chạm nhẹ, nôn ra máu, tiểu ra máu, xuất huyết màng não,…
Các rối loạn về số lượng tiểu cầu đều cảnh báo bất thường về sức khỏe
4. Xét nghiệm chỉ số tiểu cầu có cần thiết không?
Có thể thấy, tiểu cầu có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của máu trong cơ thể. Chính vì thế, việc theo dõi chỉ số và hoạt động của tiểu cầu là việc cần làm đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là với những đối tượng có tiền sử mắc bệnh lý làm tăng/giảm tiểu cầu bất thường hoặc những ai có nguy cơ mắc bệnh lý làm ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu thì càng cần phải làm xét nghiệm tiểu cầu thường xuyên.
Những dấu hiệu cần xét nghiệm tiểu cầu
Nếu thấy có bất cứ những dấu hiệu nào sau đây thì cần làm xét nghiệm tiểu cầu:
-
Xuất hiện những vết bầm tím trên cơ thể không rõ nguyên nhân.
-
Vết thương chảy máu khó cầm máu hoặc không cầm được máu.
-
Thường xuyên chảy máu cam, chảy máu chân răng tự nhiên.
-
Bị rong kinh, rong huyết, băng kinh,...
Giải pháp phòng tránh bệnh liên quan đến tiểu cầu
Cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh về tiểu cầu nói riêng và bệnh lý khác nói chung là hãy duy trì lối sống lành mạnh. Nên kết hợp ăn uống đủ chất với thể dục thể thao điều độ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế tối đa hoặc tránh chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,…
Với những người đang điều trị bệnh gây giảm tiểu cầu thì cần hạn chế các hoạt động có khả năng gây vết thương chơ cơ thể. Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại. Chế độ ăn uống nên tăng cường vitamin C, vitamin A, vitamin B12, Omega-3,… để tăng tiểu cầu và tăng cường sức khỏe.
Nếu cần xét nghiệm tiểu cầu hoặc thực hiện các xét nghiệm xác định bệnh lý, theo dõi sức khỏe, các bạn hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là địa chỉ y tế uy tín hàng đầu hiện nay được khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Đồng thời, Bệnh viện hiện có Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế, đáp ứng nhiều loại xét nghiệm từ cơ bản đến nâng cao, cho kết quả nhanh, chính xác, phục vụ trong công tác theo dõi, điều trị bệnh.
Quý khách hàng có nhu cầu xét nghiệm hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, hướng dẫn đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, an toàn, tiện lợi tại địa chỉ gần nhất. Hoặc Quý khách có thể đến trực tiếp Bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chỉ định các xét nghiệm cần thiết.