Căng cứng cơ, tê liệt dây thần kinh, ngừng hô hấp và dẫn đến tử vong, đó có thể là những triệu chứng khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể. Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng mắc phải căn bệnh này. Phụ nữ trong thời kỳ mang bầu và trẻ sơ sinh được cảnh báo nguy hiểm và xảy ra nhiều biến chứng nếu bị uốn ván. Tiêm vắc xin là cách ngăn chặn tình trạng này xảy ra. Cùng tìm hiểu xem nên tiêm vắc xin uốn ván khi nào.
22/10/2019 | Chi phí tiêm vắc xin uốn ván bao nhiêu tiền? 21/10/2019 | Có nên tiêm vắc xin uốn ván hay không? 17/10/2019 | Thời điểm nên tiêm vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu
1. Bệnh uốn ván có nguy hiểm không?
Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gây ra. Chúng được tìm thấy trong lòng đất và có mặt ở khắp mọi nơi. Những người có vết thương hở, không vệ sinh sạch sẽ và giữ gìn cẩn thận đều có thể mắc phải.
Đặc biệt, trường hợp người mẹ mang thai trong quá trình chuyển dạ hay trẻ sơ sinh khi cắt dây rốn là đối tượng dễ mắc phải hơn cả. Khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể, chúng bám vào các dây thần kinh, tạo ra chất độc rồi lan dần đến tủy sống và não bộ. Các bộ phận trong cơ thể đều bị co cứng cơ và tê liệt. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến ngừng hô hấp và thậm chí tử vong.
Vì vậy đây là một bệnh nguy hiểm mà mọi người nên cẩn thận. Cách tốt nhất để phòng tránh chính là tiêm vắc xin uốn ván.
Không phải tiêm vắc xin uốn ván khi nào cũng mang lại hiệu quả
2. Những đối tượng nào nên tiêm vắc xin uốn ván?
Tất cả mọi người đều được khuyến cáo nên tiêm vắc xin uốn ván. Tuy nhiên một số đối tượng sau có nguy cơ cao hơn cả:
+ Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh trong quá trình chuyển dạ. Vi khuẩn uốn ván xâm nhập gây nên uốn ván tử cung. Ngoài ra, các bộ phận khác đều có thể bị ảnh hưởng nếu biến chứng. Ở mức độ nặng, người bệnh ngừng thở và tử vong nhanh chóng. Vì vậy trước và trong khi thai nghén, chị em phụ nữ nên lưu ý tiêm phòng đầy đủ.
+ Trẻ sơ sinh
Bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh có thể gặp phải qua vết cắt dây rốn, dụng cụ y tế không được vô trùng cẩn thận nên vi khuẩn có cơ hội xâm nhập. Theo thống kê, có đến 95% số trẻ sơ sinh tử vong do căn bệnh này. Để đảm bảo bé, các mẹ nên tiêm phòng cho con.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc phải uốn ván trong quá trình cắt dây rốn
+ Nông dân và những người làm việc trong trang trại
Đây là những đối tượng thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, phân bón, gia cầm, dị vật,... Nơi làm việc của họ cũng có nhiều vi khuẩn uốn ván trú ngụ nên khả năng bị bệnh hơn cả. Vì vậy tiêm vắc xin phòng tránh bệnh là điều không nên bỏ qua.
+ Công nhân
Công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với đất cát, các vật liệu xây dựng sắc nhọn như kim loại, bê tông, sắt thép,... nên có rủi ro bị thương tích và nhiễm khuẩn uốn ván. Đây cũng là đối tượng cần thiết phải tiêm vắc xin uốn ván.
Công nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn uốn ván vì thường xuyên phải tiếp xúc với các vật sắc nhọn
3. Tiêm vắc xin uốn ván khi nào?
Không phải tiêm vắc xin uốn ván khi nào cũng được. Phải tuân theo lịch để vắc xin phát huy tác dụng, tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Mọi người có thể tham khảo lịch tiêm như sau:
- Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nên tiêm:
+ Mũi 1 được tiêm khi có thai lần đầu hoặc trong độ tuổi sinh sản;
+ Mũi 2 được tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng;
+ Mũi 3 được tiêm sau mũi 2 ít nhất 6 tháng hoặc kỳ có thai lần sau;
+ Mũi 4 được tiêm sau mũi 3 ít nhất 1 năm hoặc kỳ có thai lần sau;
+ Mũi 5 được tiêm sau mũi 4 ít nhất 1 năm hoặc kỳ có thai lần sau.
- Đối với trẻ sơ sinh đến dưới 1 năm tuổi
Trẻ sơ sinh đến dưới 1 năm tuổi có thể sử dụng các loại vắc xin kết hợp để phòng bệnh uốn ván và cả những loại bệnh khác.
+ Tiêm 3 mũi vắc xin 5 trong 1 (vắc xin phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà, viêm gan B, viêm phổi, viêm não do nhiễm vi khuẩn HIB) khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi;
+ Tiêm 1 mũi nhắc lại với vắc xin 3 trong 1 (vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván) khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Bà bầu nên tiêm vắc xin uốn ván theo lịch được tư vấn để phát huy hiệu quả phòng bệnh
4. Tiêm vắc xin uốn ván nhắc lại khi nào?
Nhiều người cứ nghĩ hết đợt tiêm vắc xin uốn ván 5 mũi là xong, có thể bảo vệ sức khỏe cả đời. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể mắc lại vì vắc xin bị giảm tác dụng sau nhiều năm.
Mọi người không nên chủ quan với vấn đề này. Sau 5 - 10 năm đều phải tiêm 1 mũi nhắc lại để vắc xin phát huy tác dụng bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
5. Tiêm vắc xin uốn ván tại MEDLATEC
Không phải tự nhiên mà nhiều người lại tin tưởng và dành lời khen cho Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đến thế. Trải qua hơn 23 năm hoạt động và cống hiến, MEDLATEC được mọi người công nhận là bệnh viện hàng đầu miền Bắc với hệ thống chi nhánh trên khắp cả nước giúp thuận tiện hơn trong việc khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ tiêm chủng.
Nơi đây có đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và hết lòng vì sức khỏe người bệnh. Khách hàng sẽ được khám và tư vấn miễn phí trước khi sử dụng các loại vắc xin phòng bệnh. Mọi người không cần lo lắng tiêm vắc xin uốn ván khi nào thì hợp lý và mang lại hiệu quả cao. Các bác sĩ sẽ tư vấn và lưu trữ thông tin trên hệ thống để khách hàng không quên lịch hẹn. Sau khi tiêm, nên nghỉ lại tại cơ ở y tế 30 phút để theo dõi phản ứng. Nếu có biểu hiện bất thường, bác sĩ sẽ xử lý ngay để tránh biến chứng và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Khách hàng sẽ được trải nghiệm không gian hiện đại như mô hình khách sạn và vô vàn các tiện ích khác khi tiêm vắc xin uốn ván tại MEDLATEC. Vậy nên bỏ qua dịch vụ này là sự đáng tiếc.