Uốn ván là căn bệnh do độc tố uốn ván gây ra, vô cùng nguy hiểm hiện nay. Bất kì ai cũng có thể bị lây truyền bệnh nếu không biết cách phòng tránh. Một trong những cách để phòng tránh căn bệnh này là tiêm phòng vắc xin ngừa uốn ván.
17/10/2019 | Tiêm vắc xin uốn ván hết bao nhiêu tiền, lịch tiêm ra sao? 04/10/2019 | Vắc xin uốn ván cho bà bầu tiêm vào thời điểm nào? 04/10/2019 | Giá tiêm vắc xin uốn ván là bao nhiêu?
1. Bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào?
Bệnh uốn ván là gì?
Uốn ván là căn bệnh do độc tố uốn ván tác động vào hệ thần kinh cơ sau khi người bệnh có vết thương hở mà tiếp xúc trực tiếp với nha bào uốn ván có trong môi trường xung quanh. Đây là một trong những bệnh có tỉ lệ tử vong cao.
Triệu chứng khi bị bệnh uốn ván
Khi mắc bệnh, người bệnh biểu hiện một số triệu chứng như sau:
-
Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng co thắt cơ hàm, rồi di chuyển sang các vùng quanh mặt, các vị trí khác nhau trong cơ thể như bụng, ngực, cổ, lưng. Đặc biệt khi co các cơ thắt lưng sẽ tạo ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng. Khi co cơ mạnh, đột ngột gây đau cơ, thậm chí có thể rách cả cơ và gãy xương. Bên cạnh đó biểu hiện triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, người mệt mỏi, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và mất kiểm soát đại tiện.
-
Thể bệnh phổ biến nhất là uốn ván toàn thân. Triệu chứng là nhiều cơ bị căng cứng và xuất hiện những cơn co giật mạnh và đau đớn trong vòng 7 ngày từ khi vi khuẩn xâm nhập. Các cơ bị ảnh hưởng thường ở hàm, cổ, vai, lưng, bụng trên, tay và đùi. Cơ mặt bị co lại nên mặt bị nhăn.
-
Vi khuẩn uốn ván thường xâm nhập vào cơ thể con người qua các vết thương sâu bị nhiễm bẩn, từ các vết rách vết thương hở hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn. Ngoài ra có một số trường hợp mắc bệnh sau khi phẫu thuật hoặc nạo phá thai trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
-
Đối với trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván là do quá trình cắt và chăm sóc rốn không đảm bảo vệ sinh. Từ đó tạo điều kiện để nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn.
-
Uốn ván không lây truyền từ người sang người.
Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm do nhiễm khuẩn bởi các vết thương hở
2. Tầm quan trọng của vắc xin ngừa uốn ván
-
Vắc xin ngừa uốn ván hay còn gọi là giải độc tố uốn ván là loại vắc xin vô hoạt được sử dụng để ngăn ngừa nha bào uốn ván. Đối với những người không được chủng ngừa uốn ván, cần tiêm ngay trong vòng 48 giờ sau khi bị thương. Đây là loại vắc xin có hiệu quả lớn, có độ an toàn cao kể cả đối với phụ nữ mang thai hoặc người bị HIV.
-
Vắc xin này có tác dụng vô cùng lớn trong việc phòng tránh, ngăn ngừa và điều trị bệnh uốn ván nguy hiểm. Từ đó tỉ lệ tử vong vì căn bệnh này giảm đi. Tiêm vắc xin kịp thời và đủ liều lượng, người bệnh không phải trải qua những triệu chứng bệnh đau đớn, nguy hiểm.
Tất cả mọi người ai cũng cần đến vắc xin uốn ván trong đời. Loại vắc xin này cần cho cả trẻ nhỏ đến người lớn, không phân biệt tuổi tác hoặc giới tính. Vắc xin ngừa uốn ván giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh uốn ván đối với cả trẻ em và người lớn, nhất là các đối tượng có nguy cơ cao dưới đây:
-
Phụ nữ mang thai.
-
Trường hợp công nhân vệ sinh môi trường, cống rãnh, nước thải công cộng.
-
Những người thường làm việc tại trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
-
Người làm vườn, làm việc ở các trang trại, nông trường.
-
Công nhân xây dựng công trình.
-
Bộ đội, thanh niên xung phong.
Tất cả mọi người ai cũng cần đến vắc xin phòng uốn ván
4. Vắc xin ngừa uốn ván chống chỉ định với các trường hợp nào?
Không phải ai cũng đủ điều kiện để tiêm vắc xin uốn ván. Đối với một số trường hợp vì điều kiện sức khỏe không đảm bảo để tiêm chủng như:
-
Không tiêm cho trường hợp người bị mẫn cảm, dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
-
Những người có biểu hiện dị ứng với lần trước đó thì lần sau cũng không được tiêm.
-
Không tiêm chủng đối với người có dấu hiệu, triệu chứng thần kinh sau khi tiêm các liều trước đó.
-
Hoãn lịch tiêm với trường hợp sốt cao hoặc mắc các bệnh cấp tính.
-
Không được tiêm tĩnh mạch đối với bất cứ trường hợp nào.
Trong quá trình tiêm chủng, nếu bạn có một số biểu hiện như sốt nhẹ, đau lưng, sưng đỏ chỗ tiêm hoặc thậm chí là dị ứng nhẹ, ớn lạnh, đau khớp,... thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Đó có thể là những tác dụng phụ của vắc xin phòng uốn ván. Bạn nên kể những biểu hiện mình gặp phải cho bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất.
Vắc xin ngừa uốn ván chống chỉ định với những trường hợp mẫn cảm, dị ứng với bất kì thành phần nào của vắc xin
5. Tại sao khi có vết thương hở cần tiêm phòng uốn ván?
Khi bạn bị một vết trầy xước hoặc rách hở da thì ở chỗ bị thương vi khuẩn uốn ván từ môi trường bị nhiễm bẩn xung quanh có thể xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Vì vậy khi bị vết thương, chúng ta cần tiêm phòng uốn ván để chủ động bảo vệ an toàn sức khỏe, ngăn ngừa những hậu quả nặng nề có thể xảy ra làm thiệt hại đến tính mạng. Bởi vì uốn ván là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, đối với trường hợp này, tiêm phòng không sử dụng vắc xin uốn ván thông thường mà sử dụng loại globulin miễn dịch uốn ván.
Globulin miễn dịch uốn ván được dùng để phòng ngừa cho người bị thương chưa được miễn dịch và có nguy cơ cao bị uốn ván. Mũi tiêm này được tiêm càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Nếu chậm quá 24 giờ thì cần phải tăng liều.
6. Tiêm vắc xin ngừa uốn ván ở đâu?
Tiêm vắc xin ngừa uốn ván là một trong những việc làm quan trọng và cần thiết đối với tất cả mọi người để bảo vệ sức khỏe. Thế nhưng tìm một địa chỉ uy tín để tiêm chủng cũng quan trọng không kém. Đó phải là một cơ sở y tế chất lượng, uy tín, dịch vụ tốt. Ở Hà Nội, bạn hoàn toàn có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là cơ sở y tế có hơn 23 năm kinh nghiệm, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị máy móc hiện đại, dịch vụ chu đáo.
Bạn cần lựa chọn một cơ sở y tế uy tín để tiêm chủng vắc xin ngừa uốn ván
Như vậy, vắc xin ngừa uốn ván có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với sức khỏe tất cả mọi người. Nó phòng tránh được nguy cơ uốn ván - một căn bệnh nguy hiểm có thể gây đe dọa tính mạng con người. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn để tiêm, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.