Có nên tiêm vắc xin uốn ván hay không? | Medlatec

Có nên tiêm vắc xin uốn ván hay không?

Ngày 21/10/2019 ThS. BS Hoàng Thị Năng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Tham vấn y khoa : ThS.BS Hoàng Thị Năng

Uốn ván là bệnh cấp tính vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao, là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ. Tới nay, con người có thể phòng bệnh uốn ván chủ động và hiệu quả với tiêm phòng vắc xin. Vắc xin uốn ván được khuyến cáo nên tiêm phòng cho cả trẻ em lẫn người trường thành.


17/10/2019 | Tiêm vắc xin uốn ván hết bao nhiêu tiền, lịch tiêm ra sao?
04/10/2019 | Vắc xin uốn ván cho bà bầu tiêm vào thời điểm nào?
04/10/2019 | Giá tiêm vắc xin uốn ván là bao nhiêu?

1. Thông tin về bệnh uốn ván và mức độ nguy hiểm

Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván, hay dân gian còn là bệnh phong đòn gánh, bệnh gây ra tỷ lệ tử vong rất cao ở người mắc bệnh. Vi khuẩn gây bệnh là Clostridium Tetani, tồn tại bình thường trong ruột động vật, nhất là động vật ăn cỏ như bò, ngựa, trâu,…

Vi khuẩn uốn ván có khả năng sinh nha bào, tiết độc tố gây tổn thương nghiêm trọng hệ thần kinh con người, khiến người bệnh bị cứng cơ, ngừng hô hấp và tử vong nhanh chóng. Nha bào uốn ván có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi trong môi trường tự nhiên, như cát, đất, phân gia súc, phân người,…

Nha bào uốn ván từ môi trường có thể xâm nhập và gây bệnh từ các loại vết thương hở như: gai đâm, vết rách da, kim tiêm, bỏng, trầy xước, phẫu thuật, thủ thuật cắt dây rốn… Đặc biệt, ở Việt Nam, nhiều trường hợp người mắc bệnh uốn ván do vi khuẩn có trong vật dụng rỉ sét như đinh, dao,…

Khi lây nhiễm sang người, bệnh chưa bộc phát ngay mà ủ bệnh thường kéo dài từ 3 - 21 ngày, có trường hợp nhanh hơn hoặc lâu hơn, tùy vào mức độ nhiễm khuẩn và vị trí vết thương. Người bệnh nhiễm khuẩn uốn ván với vết thương càng sâu, nhiễm trùng càng nặng thì bệnh càng nhanh tái phát, tiên lượng xấu, khó điều trị.

Người mắc bệnh uốn ván có tỉ lệ tử vong cao

Người mắc bệnh uốn ván có tỉ lệ tử vong cao

Các thể uốn ván thường gặp

Một số thể bệnh uốn ván thường gặp gồm:

  • Uốn ván toàn thân.

  • Thể uốn ván này là thể thường gặp nhất, với triệu chứng sớm gồm: nuốt khó, khó mở miệng, cứng và đau vùng cổ, vai và sau lưng,…

Sau đó, tình trạng co cứng lan ra cơ ngực, cơ bụng, cơ hoành và toàn bộ cơ các chi, cuối cùng là những cơn co cứng kịch phát toàn cơ thể. Co cứng toàn thân bị kích thích bởi tiếng động, ánh sáng với tần suất ngày càng tăng, khiến người bệnh uốn cong người, rách, đứt cơ, co thắt cơ hô hấp. Cuối cùng dẫn tới ngạt và tử vong đột ngột.

Uốn ván cục bộ

Thể uốn ván cục bộ ít gặp hơn, là thể nhẹ có tiên lượng bệnh tốt hơn. Người bệnh chỉ bị co cứng ở các cơ gần vết thương, do đó ít gây tử vong và có thể can thiệp kịp thời.

Uốn ván ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể mắc uốn ván, còn gọi là uốn ván rốn trong quá trình sinh và cắt dây rốn. Bệnh thường khởi phát 2 tuần đầu sau sinh, khiến trẻ có dấu hiệu bỏ bú, co cứng cơ. Nếu không can thiệp kịp thời, cơn co cứng cơ có thể khiến trẻ ngạt thở, tử vong nhanh chóng.

Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong rất cao, khoảng 90% ở người lớn và 95% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân chủ yếu do phát hiện bệnh muộn, bệnh phát triển nhanh chóng không kịp can thiệp y tế. Tới nay, khi đã có vắc xin uốn ván, được phổ cập trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia thì lượng người mắc bệnh giảm đi rất nhiều.

Không những trẻ em, cả người trưởng thành, đặc biệt những người có nguy cơ mắc uốn ván cao cũng đều cần tiêm phòng vắc xin uốn ván.

Trẻ em được tiêm phòng vắc xin uốn ván

Trẻ em được tiêm phòng vắc xin uốn ván

2. Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ em vào thời điểm nào?

Thời điểm tiêm vắc xin

Với trẻ em, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương đã tổ chức và thực hiện Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, trong đó có tiêm vắc xin uốn ván miễn phí cho trẻ em. 

Theo đó, trẻ cần được tiêm đủ 5 mũi tiêm phòng uốn ván và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác vào các thời điểm sau:

  • Trẻ được tiêm phòng 3 mũi vắc xin 5 trong 1 phòng ngừa các bệnh: uốn ván, ho gà, bạch hầu, viêm gan B, viêm phổi và viêm não mủ do vi khuẩn Hib. Tiêm vào lúc trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi.

  • Tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà (DPT) khi trẻ được 18 tháng tuổi.

  • Tiêm nhắc lại vắc xin sau 5 - 10 năm.

Các loại vắc xin đang được dùng hiện nay

Hiện nay, vắc xin uốn ván thường lưu hành dưới dạng vắc xin phối hợp, nhằm phòng ngừa đồng thời nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ. Một số loại vắc xin phối hợp được sử dụng phổ biến hiện nay gồm:

- Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim 0.5 ml phòng 5 bệnh: uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt, viêm phổi và viêm não do Hib.

- Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa 0.5ml phòng 5 bệnh: uốn ván, ho gà, bạch hầu, bại liệt, viêm phổi và viêm não do Hib, viêm gan B.

- Vắc xin Adacel 0.5 ml phòng uốn ván, bạch hầu, ho gà cho trẻ từ 4 tuổi.

Trẻ nhỏ vốn nghịch ngợm, hiếu động, do đó không tránh khỏi những vết thương ngoài da, tiếp xúc với môi trường sống hàng ngày. Do đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ, giúp trẻ vui chơi thoải mái, khỏe mạnh hơn, hãy tiêm phòng vắc xin uốn ván cũng như những bệnh lý nguy hiểm khác.

3. Tiêm vắc xin uốn ván cho người trưởng thành

Với người chưa từng tiêm vắc xin uốn ván, hoặc đã từng tiêm trước đó 5 - 10 năm thì nên tiêm phòng để đảm bảo hệ miễn dịch đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh. Đặc biệt những đối tượng có nguy cơ cao sau cần tiêm phòng sớm, gồm:

Phụ nữ có thai

Trẻ sơ sinh có thể mắc uốn ván do cắt dây rốn bằng dụng cụ không vệ sinh. Hơn nữa, phụ nữ có thai nếu mắc uốn ván thì nguy cơ tử vong và hỏng thai rất cao. Do đó, mọi bà bầu được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin uốn ván để chủ động phòng bệnh cho cả mẹ và trẻ.

Công nhân xây dựng

Đối tượng này thường xuyên tiếp xúc với sắt thép, bê tông, kim loại xây dựng, dễ xảy ra trầy xước tay chân. Do đó¸ nguy cơ mắc bệnh uốn ván rất cao. Công nhân xây dựng nên tiêm vắc xin uốn ván và tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm để hạn chế rủi ro.

Công nhân xây dựng nên tiêm phòng uốn ván

Công nhân xây dựng nên tiêm phòng uốn ván

Nông dân

Nông dân, người làm việc trong trang trại thường xuyên phải tiếp xúc với bùn đất, phân gia súc, gia cầm,… nên cũng có nguy cơ mắc uốn ván cao. Do đó, tiêm vắc xin phòng bệnh là rất cần thiết.

Đối tượng tiêm chích ma túy

Tiêm vắc xin uốn ván là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất hiện nay, do đó, người dân nên thực hiện tiêm phòng đúng thời điểm, đủ mũi tiêm. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp