Thịt thực vật trở thành cơn sốt lớn trong lĩnh vực ăn uống vào năm 2019 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt cho đến hiện nay. Với mục đích giúp giảm lượng khí ô nhiễm trong ngành chăn nuôi, cũng như giải quyết vấn đề khủng hoảng thực phẩm trong tương lai. Tuy nhiên, liệu thịt làm từ thực vật có cung cấp đủ dinh dưỡng như thịt động vật không?
16/12/2021 | Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu hụt vi chất trong chế độ ăn thuần chay 02/12/2021 | Tuyệt chiêu giúp bạn ăn chay đúng cách để luôn khỏe mạnh 01/12/2021 | Ăn chay khi mang thai có an toàn cho bà bầu không? 13/09/2021 | Hướng dẫn cách bổ sung vi chất trong chế độ ăn thuần chay
1. Thịt thực vật là gì?
Thịt thực vật hay thịt chay (plant-based meat) có thành phần hóa học trên cơ bản là gần như giống với thịt động vật. Điểm khác duy nhất đó là những cấu tạo đơn vị của đạm, các axit amin, được chiết xuất từ trái cây hoàn toàn.
Theo TS Joel Gilmore – Nhà truyền thông khoa học tại Brisbane, việc chế biến thịt thực vật là một sự thách đố và vô cùng phức tạp. Cấu trúc protein bắt chước hoàn toàn giống thịt bò, được cấu tạo ngược bằng cách dùng chất béo, chất đạm, axit amin và nguồn vitamin thực vật. Những sợi bó protein được ép, nghiền và kéo sợi như thớt thịt của động vật, từng miếng thịt chay được sản xuất theo đúng khuôn mẫu tiêu chuẩn.
Hiện nay, các đơn vị sản xuất thịt chay chỉ sử dụng những chất thực phẩm phụ gia có nguồn gốc từ thiên nhiên để tạo mùi vị, màu sắc tương ứng. Chẳng hạn như: để tạo nên kết cấu và hương vị của sô cô la, họ cho kết hợp hạt bí ngô với các loại nấm, hoặc dùng đậu nành kết hợp với sake để tạo nên mùi vị thơm ngon của bánh mì kẹp thịt,..
Các sản phẩm thịt chay hiện là sự lựa chọn thay thế hoàn hảo và thân thiện với những người ăn chay, bao gồm các loại cá và thịt như: cá ngừ, cá hồi, xúc xích, gà, bánh mì kẹp thịt, tôm,…
Đôi nét về sản phẩm thịt làm từ thực vật
2. Dinh dưỡng bên trong “Thịt thực vật”
Sản phẩm thịt này có thể hoàn toàn thay thế các đạm thực vật, bởi chúng rất giàu chất xơ. Theo chế độ dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta nên cung cấp cho cơ thể lượng chất xơ thích hợp, chất xơ có thể chiếm ½ trong bữa ăn mỗi ngày. Bên cạnh đó, chất xơ còn mang đến sức khỏe tốt và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh về ung thư, béo phì, tim mạch và tiểu đường.
Chất béo trong thành phần thịt thực vật được chiết xuất hoàn toàn từ dầu dừa. Có lượng lớn vitamin E trong dầu dừa, giúp phòng ngừa các gốc tự do và có công dụng bổ sung cho cơ thể các chất chống oxy hóa. So với loại mỡ từ động vật, dầu thực vậy là sự thay thế vô cùng có lợi cho sức khỏe và giúp giảm lượng cholesterol được hấp thu trong các bữa ăn hàng ngày.
Trong thịt thực vật còn chứa một chất khoáng tự nhiên - Kali Clorua. Nó được cung cấp để tạo nên sự cân bằng khoáng chất, tương tự với hàm lượng khoáng trong thành phần của thịt động vật. Bên cạnh đó, nước ép từ củ dền là nguyên liệu để bổ sung màu đỏ cho thịt chay, mang đến cảm giác chân thực của miếng thịt bò đỏ.
Ngoài ra, việc sử dụng chiết xuất thiên nhiên từ hoa hướng dương để thay thế loại phụ gia lecithin chính là giải pháp phù hợp cho công nghệ này. Chất nhũ hóa tự nhiên hạn chế sự phân chia giữa các thành phần và giúp kết cầu được cải thiện đáng kể.
Thịt chay chứa đầy đủ giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người
3. Tại sao nhiều người lại chọn thịt thực vật?
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người từ bỏ sử dụng thịt động vật mà thay vào đó là thịt thực vật bắt nguồn từ nhận thức liên quan đến sức khỏe. Theo đó, nhiều người tiêu dùng phát hiện rằng lý do chủ yếu dẫn đến các vấn đề về sức khỏe xuất phát từ chất béo động vật, thịt đỏ và họ cũng nhận ra sức khỏe sẽ tốt hơn nếu sử dụng nhiều rau củ quả.
Hơn nữa, nhiều người đã nhận thức được rằng, một trong nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính,.. là do chăn nuôi quá nhiều. Vì vậy, việc làm cần thiết để tác động lên trái đất và giúp môi trường trong sạch hơn chính là giảm thiệu công nghiệp chăn nuôi.
4. Những lợi ích của thịt thực vật đến sức khoẻ
4.1. Chất béo ”lành mạnh”
Hầu như không có hoặc chứa một lượng rất ít chất béo bão hòa trong thịt chay. Các loại chất béo không bão hòa (chất béo thực vật) được sử dụng để thay thế hoàn toàn cho chất béo động vật. Do đó, sản phẩm thịt chay có công dụng vô cùng tốt đến sức khỏe người tiêu dùng.
4.2. Giảm nguy cơ bị bệnh
Sẽ an toàn hơn khi sử dụng thịt làm từ các loại thực vật, chúng hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm phải các loại ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh như Escherichia coli và Salmonella. Đây là những tác nhân phổ biến và dễ lây nhiễm khi động vật bị giết mổ, thường gây bệnh bên trong nội tạng của bò. Chính vì vậy, việc dùng chất đạm được sản xuất từ thực vật sẽ giúp giảm thiếu vấn đề này.
4.3. Giảm Cholesterol
Có khoảng 95,2mg Cholesterol và 340 Kcal trong một miếng thịt bò. Trong khi thịt thực vật hầu như không có Cholesterol và chỉ chứa khoảng 260 Kcal. Do đó, thịt chay không những thích hợp với những người đang trong chế độ eat clean mà còn phù hợp để dùng cho những bệnh nhân bị cao huyết áp hoặc có vấn đề về tim mạch.
Sử dụng nhiều thịt thực vật mang đến sức khỏe tốt cho người dùng
5. Gợi ý cách làm thịt thực vật từ đậu phụ tại nhà đơn giản
5.1. Chuẩn bị
-
Đậu phụ: 3 bìa.
-
Mộc nhĩ: 3 tai.
-
Cà rốt: 1/2 củ.
-
Bột năng.
-
Cà chua: 2 trái.
-
Gia vị.
5.2. Sơ chế nguyên liệu
-
Mộc nhĩ mang ngâm với nước cho đến khi nở to thì rửa sạch, sau đó thái nhuyễn.
-
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành sợi mỏng.
-
Nghiền nhuyễn đậu phụ.
-
Hòa nước với bột năng để thu được hỗn hợp sền sệt.
5.3. Thực hiện
-
Trộn đều tất cả các nguyên liệu đã sơ chế ban đầu.
-
Nêm vào nguyên liệu: 1/2 muỗng cà phê tiêu xây, 1 muỗng cà phê hạt nêm.
-
Dùng một ít hỗn hợp vừa trộn vo thành từng viên tròn nhỏ hoặc nắn thành từng miếng thịt. Tùy vào sở thích mà bạn có thể nặn thật chặt để đậu phụ khi chiên không bị nát ra.
-
Bắc chảo lên bếp và cho dầu thực vật vào, đợi đến khi dầu sôi thì cho các viên thịt chay vào chiên cho chín đều các mặt. Khi chiên cần nhẹ tay để thịt không bị nát và vỡ ra.
Hướng dẫn các bước chế biến thịt chay tại nhà đơn giản từ đậu phụ
Tóm lại, thịt thực vật không chỉ dành cho những người ăn chay mà còn phù hợp cho hầu hết chúng ta để cải thiện sức khỏe. Các bệnh lý như tim mạch, béo phì, ung thư,.. sẽ được hạn chế sử dụng các protein từ thực vật trong các bữa ăn hằng ngày.