Thiếu máu và các cách phân độ thiếu máu | Medlatec

Thiếu máu và các cách phân độ thiếu máu

Thiếu máu do nhiều yếu tố gây ra, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Đây không phải là bệnh mà là một hội chứng xuất hiện ở nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Việc phân độ thiếu máu rất cần thiết trong việc xác định nguyên nhân, chẩn đoán và giúp người bệnh được điều trị đạt hiệu quả.


26/10/2022 | Xét nghiệm gì để biết thiếu máu và nên thực hiện ở đâu uy tín?
25/08/2022 | Tầm quan trọng và địa chỉ thực hiện xét nghiệm thiếu máu thiếu sắt
16/08/2022 | Tư thế ngủ cho người thiếu máu não giúp cải thiện bệnh tốt nhất!

1. Thiếu máu là gì, có nguy hiểm không?

1.1. Như thế nào là thiếu máu?

WHO định nghĩa thiếu máu là tình trạng lượng huyết sắc tố và hồng cầu ở trong máu giảm làm xuất hiện tình trạng các mô của cơ thể bị thiếu oxy. Tình trạng thiếu máu được xác định theo độ tuổi và giới tính như sau:

- Nam giới: chỉ số Hemoglobin dưới 130 g/l (13 g/Dl).

- Nữ giới: chỉ số Hemoglobin dưới 120 g/l (12 g/Dl).

- Người cao tuổi: chỉ số Hemoglobin dưới 110 g/l (11 g/Dl).

Thiếu máu là sự suy giảm hồng cầu và huyết sắc tố trong máu

Thiếu máu là sự suy giảm hồng cầu và huyết sắc tố trong máu

1.2. Dấu hiệu thiếu máu

Người bị thiếu máu thường xuất hiện các dấu hiệu:

- Chán ăn, rối loạn tiêu hóa.

- Niêm mạc nhạt màu, da xanh.

- Hoa mắt, ù tai, chóng mặt, ngất.

- Dễ bị mệt, tim đập nhanh, hồi hộp.

- Nữ giới bị rối loạn nội tiết tố, vô kinh.

1.3. Thiếu máu nguy hiểm không?

Chứng thiếu máu nếu không tìm ra đúng nguyên nhân để điều trị hiệu quả thì có thể dẫn tới hàng loạt vấn đề:

- Mệt mỏi triền miên đến mức khó có khả năng hoàn thành được công việc hàng ngày.

- Thai phụ bị thiếu máu do thiếu folate có thể sinh non.

- Tim có vấn đề: nhịp tim không đều, nhanh, bị suy tim vì thiếu oxy trong máu khiến tim phải bơm máu nhiều hơn.

- Tử vong: bị thiếu máu hồng cầu hình liềm đe dọa sự sống. Nếu mất máu diễn quá nhanh thì dễ bị thiếu máu cấp tính, thậm chí còn gây tử vong.

2. Các cách phân độ thiếu máu

Phân độ thiếu máu hiện đang được dựa trên 4 yếu tố, mỗi cách phân độ sẽ có những ứng dụng khác nhau đối với chẩn đoán xác định nguyên nhân thiếu máu:

2.1. Phân độ thiếu máu dựa trên mức độ

Đây là cách phân độ thiếu máu dựa trên lượng huyết sắc tố (hb) đo được trong cơ thể. Để phân độ chính xác người bệnh cần làm xét nghiệm công thức máu toàn phần. Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện sớm bệnh về máu cùng các tình trạng rối loạn trong cơ thể như: hệ miễn dịch, đông máu, nhiễm trùng, ung thư máu,...

Phân độ thiếu máu dựa trên mức thiếu máu

Phân độ thiếu máu dựa trên mức thiếu máu

2.2. Phân độ thiếu máu dựa trên diễn tiến 

Dựa trên diễn tiến của bệnh thì có thể phân độ thiếu máu thành: thiếu máu cấp và thiếu máu mạn:

- Thiếu máu cấp tính: số lượng hồng cầu/thể tích máu giảm nhanh do xuất huyết cấp tính hoặc tan máu.

- Thiếu máu mạn tính: do các vấn đề sức khỏe kéo dài ảnh hưởng đến khả năng tạo ra tế bào hồng cầu.

2.3. Phân độ thiếu máu dựa trên nguyên nhân

Xét trên phương diện nguyên nhân gây thiếu máu thì có thể phân độ thiếu máu thành 3 dạng:

- Mất máu: cơ thể bị mất máu do tác động của tổn thương từ bên ngoài và yếu tố bên trong.

- Tan máu: tốc độ tế bào hồng cầu bị phá hủy diễn ra nhanh hơn so với tế bào hồng cầu được tạo ra. Tình trạng này chủ yếu gặp phải ở người bị tan máu bẩm sinh, dùng thuốc chống sốt rét, dùng penicillin,...

- Giảm hoặc rối loạn quá trình tạo máu: cơ quan có nhiệm vụ tạo máu là tủy xương nên nếu một người mắc bệnh về tủy thì rất dễ bị thiếu máu, nhất là trong trường hợp rối loạn sinh tủy, suy tủy xương, ung thư máu,... 

2.4. Phân độ thiếu máu dựa trên đặc điểm dòng hồng cầu

Đây là cách phân độ thiếu máu dựa trên 2 chỉ số huyết học là MCV và MCH:

- MCV: với chỉ số này thì phân độ thiếu máu lại được chia ra gồm thiếu máu hồng cầu to và thiếu máu hồng cầu nhỏ.

- MCH: với chỉ số này thì phân độ thiếu máu lại được chia ra thành thiếu máu nhược sắc và thiếu máu ưu sắc.

3. Điều trị và phòng ngừa thiếu máu bằng cách nào?

3.1. Điều trị thiếu máu

Việc điều trị thiếu máu cần căn cứ trên nguyên nhân gây nên tình trạng này để đưa ra phương pháp trị bệnh thích hợp. Tuy nhiên, dù áp dụng phương pháp nào thì cũng cần đảm bảo nguyên tắc là xác định đúng nguyên nhân và điều trị dựa vào nguyên nhân kết hợp với truyền bù hồng cầu. 

Khám sức khỏe định kỳ giúp phòng ngừa và nhận biết thiếu máu sớm để can thiệp kịp thời

Khám sức khỏe định kỳ giúp phòng ngừa và nhận biết thiếu máu sớm để can thiệp kịp thời

Để duy trì đủ lượng máu cần cho cơ thể thì phải duy trì được lượng huyết sắc tố tối thiểu là 180 g/l (18 g/Dl). Nếu có vấn đề về tim hay phổi mạn tính thì cần đảm bảo lượng huyết sắc tố luôn được duy trì ở mức 190g/l (90g/Dl). 

Các phương pháp điều trị thiếu máu thường được áp dụng:

- Bổ sung axit folic, sắt, vitamin B12 qua chế độ dinh dưỡng hoặc chỉ định của bác sĩ.

- Tiêm hormone erythropoietin giúp kích thích sản xuất hồng cầu: áp dụng cho người bị viêm khớp dạng thấp, AIDS, suy thận,...

- Truyền máu cùng nhóm.

- Cấy ghép tủy xương: áp dụng cho trường hợp cơ thể không còn khả năng sản xuất đủ lượng hồng cầu.

3.2. Phòng ngừa thiếu máu

Không phải dạng thiếu máu nào cũng phòng ngừa được. Chỉ có trường hợp thiếu máu do thiếu vitamin, thiếu sắt thì có thể duy trì chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng kết hợp khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu.

Đối với trường hợp này, các thực phẩm tốt điển hình như:

- Chất sắt: thịt bò và các loại thịt đỏ khác, ngũ cốc, đậu lăng, hoa quả sấy, rau lá xanh đậm.

- Folate: rau lá có màu xanh đậm, nước ép trái cây, hoa quả tươi, đậu phộng, đậu xanh, ngũ cốc,...

- Vitamin B12: thịt, ngũ cốc, đậu nành, sản phẩm từ sữa,...

- Vitamin C: trái cây, nước ép trái cây, cà chua, ớt, súp lơ xanh,...

Ngoài ra, phụ nữ trong kỳ kinh nên chú ý bổ sung sắt đường uống và chế độ ăn thực phẩm giàu chất sắt.

Những nội dung được chia sẻ trên đây mong rằng sẽ giúp quý khách hiểu hơn về phân độ thiếu máu để nhận diện sớm tình trạng sức khỏe của mình và có biện pháp can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe trước những nguy cơ xấu.

Quý khách hàng có nhu cầu xét nghiệm xác định tình trạng thiếu máu có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC tư vấn thông tin phù hợp và hướng dẫn đặt lịch xét nghiệm nhanh chóng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh xuất huyết não: nhận diện và xử trí

Xuất huyết não là một thể đột quỵ não nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sự sống và để lại những hệ lụy nặng nề. Phát hiện để không bỏ qua thời điểm vàng cấp cứu bệnh nhân xuất huyết não là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. Trong nội dung bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến xuất huyết não.
Ngày 19/06/2023

Tìm hiểu về hạch bạch huyết và các bệnh lý liên quan

Đối với cơ thể, hạch bạch huyết giữ vai trò như người giữ cửa để bảo vệ các hệ thống cơ quan trước sự xâm nhập của tác nhân lạ. Đây chính là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch nên khi hệ thống hạch bạch huyết có vấn đề bất thường thì cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hệ này và các bệnh lý liên quan.
Ngày 19/06/2023

Chuyên gia tư vấn: thiếu máu uống thuốc gì?

Thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này không những gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trường hợp thiếu máu nặng còn có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy thiếu máu uống thuốc gì sẽ giúp cải thiện sức khỏe? Chuyên gia của MEDLATEC sẽ giải đáp qua bài viết sau đây. 
Ngày 15/06/2023

Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?

Thiếu máu là một trong những tình trạng rất phổ biến khi có khoảng 1/3 dân số thế giới mắc phải nhưng rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như tác hại của tình trạng này. Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe, gián đoạn hoạt động của các cơ quan do không được cung cấp đủ oxy. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu và những hệ lụy là gì?
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp