Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính có thể gặp ở nhiều đối tượng, trong đó người già và trẻ sơ sinh là những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây nhiễm khuẩn máu, viêm xương, dính khớp và thoái hóa khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.
16/04/2022 | "Tất tần tật" về tình trạng viêm khớp gối tràn dịch 14/04/2022 | Nhận biết triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu 14/02/2022 | Viêm khớp nhiễm khuẩn nguy hiểm như thế nào bạn biết chưa?
1. Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính có triệu chứng như thế nào?
Viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính là tình trạng nhiễm trùng khớp do vi khuẩn xâm nhập nội khớp. Các khớp có nguy cơ cao bị nhiễm trùng bao gồm khớp hông, khớp gối, khớp mắt cá chân, khớp vai, khớp cổ tay và khớp khuỷu tay. Cụ thể:
- Với người trưởng thành: Khớp gối, khớp chân và khớp tay được cho là có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất.
- Với trẻ em: Khớp hông là vùng dễ bị bệnh nhất.
- Trong một số trường hợp ít gặp, có thể xuất hiện nhiễm khuẩn ở khớp cổ, đầu và lưng.
Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn thường xảy ra ở khớp gối
Bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm xương khớp, biến dạng khớp dẫn tới phải phẫu thuật tái tạo khớp,… Bên cạnh đo, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, giảm chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh:
- Đau ở các khớp bị viêm, khi vận động hoặc chỉ cần cử động cũng sẽ cảm thấy đau hơn rất nhiều.
- Ở các vùng khớp bị viêm có tình trạng ấm, nóng hơn bình thường.
- Người bệnh có thể bị sốt.
- Đối với trẻ em, khi bị nhiễm trùng khớp có thể gặp phải một số biểu hiện như sau:
+ Hay chán ăn, bỏ bú.
+ Sức khỏe kém, có dấu hiệu mệt mỏi. Với trẻ nhỏ hơn thì thường hay khó chịu, quấy khóc.
+ Tim trẻ đập nhanh hơn.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính?
Các loại vi khuẩn, virus và nấm là các tác nhân dẫn tới viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính, trong đó chủ yếu là do staphylococcus aureus. Thông thường, khi cơ thể xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn ở da hay đường tiết niệu, nó có thể lây lan qua máu đến khớp và gây bệnh. Hoặc cũng có thể do vết thương xuyên qua khớp, do tác dụng của thuốc, sau phẫu thuật khớp,… Tuy nhiên những nguyên nhân này rất ít gặp.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn
Màng hoạt dịch khớp rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Khi xảy ra sự thay đổi bất thường ở các khớp như chấn thương khớp, cấy ghép khớp nhân tạo, bệnh tiểu đường, bệnh thận, các loại thuốc đặc trị ung thư,… cũng có thể ảnh hưởng lên các khớp và gây bệnh.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh dưới đây:
- Những vấn đề tại khớp: Những trường hợp mắc bệnh về khớp sẽ có có nguy cơ cao bị viêm khớp chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, chấn thương khớp, khớp nhân tạo, phẫu thuật vào khớp,…
- Sử dụng thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp: Những loại thuốc này có khả năng làm ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, chính vì thế rất dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn.
- Người mắc bệnh da liễu hoặc gặp phải các vấn đề về da: Một làn da không khỏe mạnh sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể và gây bệnh, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Hệ miễn dịch kém: Một số trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu chẳng hạn như người mắc các bệnh về gan, thận, bệnh tiểu đường,… và người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch sẽ có nguy cơ cao với nhiễm trùng khớp.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính
Ngoài việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để có thể đưa ra những kết luận cuối cùng. Cụ thể như sau:
- Xét nghiệm dịch khớp: Khi bị nhiễm khuẩn, dịch khớp sẽ có sự thay đổi về màu sắc và thành phần. Do đó việc xét nghiệm dịch khớp là rất cần thiết và hữu ích trong công tác chuẩn đoán bệnh.
Mẫu xét nghiệm sẽ là phần dịch khớp được chọc hút từ khớp bị viêm. Qua phân tích, các bác sĩ còn dự đoán được loại vi khuẩn gây bệnh và từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh
- Xét nghiệm máu: Mục đích của xét nghiệm máu là xác định dấu hiệu nhiễm khuẩn.
- Chụp X-quang và một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
Mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, có thể kết hợp nhiều phương pháp để có được kết quả cao nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
Kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra tình trạng viêm khớp. Sau khi đã xác định được loại vi khuẩn gây bệnh, các bác sĩ sẽ lên phác đồ kháng sinh phù hợp. Người bệnh lưu ý không được tự ý sử dụng thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc kháng sinh và gây ra những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng.
Có thể sử dụng thuốc kháng sinh bằng đường uống hoặc đường truyền tĩnh mạch. Thông thường quá trình điều trị sẽ kéo dài 2 đến 6 tuần. Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải một số phản ứng phụ như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Nên đi khám và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm
Nếu viêm nhiễm tái tiết dịch quá nhanh, các bác sĩ có thể phải tháo dịch khớp bằng phương pháp nội soi khớp để loại bỏ vi khuẩn, giảm áp lực lên khớp.
Có thể dùng kim hút arthrocentesis để hút dịch khớp, thực hiện đến khi loại bỏ toàn bộ vi khuẩn trong khớp. Một số trường hợp bị nhiễm trùng tạ khớp hông, các bác sĩ có thể tính đến phương pháp phẫu thuật mở để thoát dịch.
Sau khi đã hút hết dịch, bệnh nhân cần vận động nhẹ nhàng để duy trì chức năng khớp, tránh nguy cơ cứng cơ, yếu khớp. Hơn nữa khi vận động, máu sẽ được lưu thông dễ dàng khiến cho quá trình hồi phục bệnh nhanh chóng hơn. Sau điều trị, bệnh nhân vẫn cần chủ động tái khám để theo dõi tình trạng sức khỏe và xử trí nếu có dấu hiệu bất thường.
Trên đây là một số thông tin về viêm khớp nhiễm khuẩn cấp tính. Bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết và đặt lịch thăm khám.