Răng số 7 đóng vai trò quan trọng đối với khả năng nhai của mỗi người. Điều đáng nói là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà khi mang thai, răng số 7 lại bị sâu gây ra mệt mỏi, khó chịu cho bà bầu và họ chỉ muốn nhổ nó đi càng nhanh càng tốt. Vậy phụ nữ mang thai có nhổ răng số 7 được không, mẹ bầu hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để giải đáp băn khoăn cho mình.
28/07/2021 | Uống thuốc trong khi mang thai cần lưu ý những vấn đề gì? 22/06/2021 | Rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai nguy hiểm thế nào?
1. Kiến thức chung về răng số 7
1.1. Vị trí của răng số 7
Tính cả 2 hàm răng thì mỗi người đều sẽ có 4 răng số 7, nó nằm ngay cạnh răng khôn số 8. Nếu chưa mọc răng khôn (răng số 8) hoặc không có răng số 8 thì răng số 7 sẽ nằm cuối cùng cung hàm. Nếu nằm ở hàm trên thì răng số 7 có 3 chân, còn nếu ở hàm dưới thì nó có 2 chân.
1.2. Tầm quan trọng của răng số 7
- Đảm nhận chức năng nhai chính
Do có độ cứng cao, kích thước lớn nên răng số 7 có vai trò nghiền nát thức ăn từ đó hỗ trợ hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất trong cơ thể trở nên tốt hơn.
Vị trí răng số 7 trên cung hàm
- Duy trì, nâng đỡ cấu trúc mặt
Do nằm ở vị trí song song với chiều dài khuôn mặt nên răng số 7 giúp nâng đỡ cấu trúc mặt từ đó ngăn ngừa tình trạng mất cân đối mặt hoặc hóp má.
- Định hình cấu trúc xương hàm
Lực nhai của răng số 7 giúp kích thích xương hàm phát triển nhờ đó mà định hình và ổn định cho cấu trúc của xương hàm.
1.3. Khi nào nên nhổ răng số 7
Mặc dù răng số 7 giữ rất nhiều vai trò quan trọng như đã nói ở trên nhưng do nó ở vị trí khuất nên trong quá trình vệ sinh răng miệng rất dễ bị lơ là từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và sinh ra sâu. Hầu hết các trường hợp khi đến thăm khám bác sĩ nha khoa sẽ được bác sĩ nỗ lực để duy trì chiếc răng này nhằm đảm bảo duy trì ổn định chức năng răng.
Tuy nhiên, những trường hợp sau được bác sĩ nha khoa khuyến cáo là nên nhổ răng số 7:
- Răng bị sâu quá nặng gây viêm tủy, viêm nha chu đồng thời dẫn đến các biến chứng không thể khắc phục.
- Viêm nhiễm quá mức ở răng số 7 gây ra áp xe răng.
- Phần thân răng đã bị vỡ hết, chỉ còn lại chân răng ở xương hàm.
Đây là những trường hợp bắt buộc phải loại bỏ răng số 7 để vi khuẩn không lây lan, gây viêm nhiễm đến các vị trí răng khác.
1.4. Nhổ răng số 7 có gây ra nguy hiểm nào không
Bản thân răng số 7 đã có vị trí mọc rất ổn định nên không có tình trạng mọc ngược hay mọc ngầm giống răng số 8. Bên cạnh đó, đây là răng có nhiều chân, bám chắc, có chức năng quan trọng và có nhiều thần kinh xung quanh nên nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nhổ răng số 7 tương đối phức tạp và nguy hiểm với sức khỏe con người.
Nhổ răng số 7 nên thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín để không gây ra hệ lụy xấu
Đặc biệt hơn, răng số 7 có số chân khác nhau và chân nó cắm sâu vào xương hàm nên quá trình nhổ răng cần phải thực hiện các thao tác chuẩn để không gây ra các tổn thương nguy hại. Muốn thế việc làm này cần phải thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao cùng thiết bị y tế hiện đại. Điều này chỉ có thể có ở các cơ sở nha khoa uy tín.
2. Phụ nữ đang mang thai có nhổ răng số 7 được không
2.1. Mang thai và nguy cơ đối với bệnh nha khoa
Trước khi tìm hiểu mang thai có nhổ răng số 7 được không thì thai phụ cần biết về lý do khiến cho mình dễ bị mắc các vấn đề nha khoa trong giai đoạn này. Mang thai là một quá trình gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể người phụ nữ và răng miệng cũng khó tránh khỏi. Thời kỳ này, thai phụ có nguy cơ cao với các bệnh lý nha khoa là bởi sự gia tăng nồng độ hormone trong thai kỳ.
Ngoài ra, lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục và theo chiều hướng bị giảm đi cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề về nha khoa. Đặc biệt, ở tuần thứ 8 - 9 của thai kỳ, thai nhi cần một lượng lớn canxi lớn từ cơ thể mẹ nên mẹ dễ bị thiếu canxi và các mô xương ở hai hàm răng cũng bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, khi mang thai tuyến nước bọt cũng có sự thay đổi. Lúc này lượng nước bọt tiết ra không đủ như những người bình thường nên cũng rất dễ bị sâu răng.
2.2. Thai phụ có nên nhổ răng số 7 không
Mang thai có nhổ răng số 7 được không là lo lắng của rất nhiều thai phụ và nó cũng là tâm lý dễ hiểu. Các chuyên gia nha khoa cho biết, nếu trong thời gian mang thai người mẹ có răng sâu thì khi sinh ra đứa trẻ cũng dễ có hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch không tốt, dễ bị sâu răng,... Việc nhổ răng số 7 được xem là cần thiết nếu nó thuộc trong các trường hợp nên nhổ như đã nói đến ở trên.
Phụ nữ mang thai có nhổ răng số 7 được không nên khám bác sĩ chuyên khoa để có câu trả lời chính xác
Tuy nhiên, mang thai có nhổ răng số 7 được không còn tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Muốn biết chính xác trong trường hợp cụ thể có được phép loại bỏ răng này không thai phụ cần khám bác sĩ nha khoa để có câu trả lời chính xác. Thường thì nếu thấy chưa cần thiết, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số biện pháp và kê đơn thuốc phù hợp cho thai phụ để giảm đau nhức mà không gây ảnh hưởng cho thai nhi.
Trường hợp cần phải nhổ răng số 7 cho thai phụ thì thời điểm nhổ răng được khuyến cáo như sau:
- Không nhổ răng số 7 khi ở 3 tháng đầu của thai kỳ
Do lúc này bào thai đang bắt đầu hình thành, các bộ phận quan trọng nhất đang phát triển nên người mẹ không thể can thiệp các vấn đề về nha khoa. Biện pháp duy nhất được làm lúc này là giảm đau bằng một số biện pháp dân gian như chườm đá chẳng hạn.
- Có thể nhổ răng số 7 ở 3 tháng giữa thai kỳ
Giai đoạn này thai nhi đã ổn định, phát triển gần như đầy đủ nên có thể nhổ răng số 7. Tuy nhiên, nếu không quá khẩn cấp thì bác sĩ nha khoa cũng sẽ khuyên bạn không nên nhổ răng.
- Không nhổ răng số 7 khi ở 3 tháng cuối của thai kỳ
Do giai đoạn này thai nhi đã lớn nên nếu ngồi trên ghế nha khoa một thời gian dài để nhổ răng là một trở ngại không nhỏ. Thêm vào đó, đau nhức khi nhổ răng cũng có thể gây căng thẳng và dẫn đến sinh non.
Nói chung, nếu chưa phải là trường hợp khẩn cấp thì mang thai có nhổ răng số 7 được không sẽ được bác sĩ khuyên nên đợi đến sau khi sinh xong.
Muốn biết tình trạng của mình nên hay không nên loại bỏ răng số 7, mẹ bầu có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để bác sĩ thăm khám và trả lời chính xác hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của chúng tôi để được chuyên viên tư vấn hướng dẫn các biện pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà hiệu quả và an toàn.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội