Rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời là cần thiết để tránh rối loạn tuyến giáp này gây nguy hiểm.
09/06/2021 | Nếu bạn đang mang thai, hãy nhớ: nên chọn NIPT trong trường hợp nào 08/06/2021 | Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý trong 3 tháng đầu mang thai? 24/05/2021 | Đau dạ dày khi mang thai - nỗi ám ảnh khôn nguôi
1. Rối loạn chức năng tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có kích thước nhỏ, nằm ở cổ họng nhưng có vai trò quan trọng, nơi sản xuất nhiều hormone có chức năng điều tiết quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng của con người
Các bệnh lý tuyến giáp có thể gây rối loạn chức năng của cơ quan này, bao gồm:
Suy giáp
Suy giáp là tình trạng chức năng tuyến giáp suy giảm, hormone tuyến giáp không được sản xuất đủ khiến các quá trình chuyển hóa liên quan bị ảnh hưởng. Suy tuyến giáp có thể do vấn đề ở cơ quan này hoặc tuyến nội tiết liên quan khác như vùng hạ đồi, tuyến yên.
Cường giáp
Trái với suy giáp, cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức nên lượng hormone tuyến giáp được sản sinh quá nhiều. So với suy giáp, cường giáp khá ít gặp song cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
Hạt giáp
Đây là bệnh lý do những u hoặc khối xuất hiện bất thường bên trong tuyến giáp, ảnh hưởng tới chức sản xuất hormone và kích thước của cơ quan này. Hạt giáp có thể là nang giáp, ung thư tuyến giáp hoặc bướu giáp lành tính, cần xét nghiệm kiểm tra mới xác định được chính xác tính chất của hạt giáp.
Bướu giáp
Bướu giáp thực chất không phải là bệnh lý cụ thể mà có thể liên quan đến cường giáp, suy giáp hoặc chức năng tuyến giáp bất thường.
Bệnh lý tuyến giáp sẽ gây rối loạn chức năng của cơ quan này
Ung thư tuyến giáp
Đây là bệnh lý tuyến giáp nguy hiểm nhất, thường gặp ở phụ nữ trưởng thành song nam giới và những đối tượng khác vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Thực tế có nhiều thể ung thư tuyến giáp được phân biệt dựa trên loại tế bào đặc hiệu mắc bệnh trong tuyến giáp.
So với các bệnh ung thư khác, ung thư tuyến giáp có tiên lượng sống tốt hơn, tỉ lệ sống sót cao, nhất là khi phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu ung thư tuyến giáp tiến triển muộn, di căn xa, điều trị vẫn khó khăn và có nguy cơ tử vong.
Như vậy, rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gặp ở bất cứ ai, với phụ nữ mang thai tỉ lệ mắc bệnh ở khoảng 3 - 4% từ mức độ nhẹ đến nặng. Hầu hết vấn đề chức năng tuyến giáp xảy ra là do chế độ ăn hàng ngày của phụ nữ mang thai bị thiếu hụt iot, vì thế rối loạn chủ yếu ở dạng suy chức năng tuyến giáp.
2. Rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai do nguyên nhân gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp nói chung và rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ thời kỳ mang thai nói chung. Nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là do viêm tuyến giáp mạn tính, còn gọi là bệnh Hashimoto - bệnh có tính chất tự miễn. Phụ nữ có thể mắc bệnh này trước khi mang thai và phát triển mạnh hơn ở thời kỳ mang thai hoặc mắc bệnh ở lần mang thai đầu tiên.
Phụ nữ mang thai có thể bị rối loạn chức năng tuyến giáp
Ngoài ra, rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai còn có thể do các nguyên nhân khác như:
-
Từng điều trị iod phóng xạ.
-
Tiêu thụ lượng iot quá mức hoặc quá ít.
-
Bướu giáp độc đa nhân.
-
Bệnh nhân sử dụng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp liều cao trong điều trị Basedow.
-
Hạt giáp tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng.
-
Phụ nữ đã cắt tuyến giáp, thường là tình trạng suy chức năng tuyến giáp.
Những người phụ nữ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp có nguy cơ rối loạn chức năng tuyến giáp trong thai kỳ cao hơn, ngoài ra một số yếu tố nguy cơ cao khác được xác định như:
-
Sản phụ từng bị rối loạn chức năng tuyến giáp ở lần mang thai trước.
-
Phụ nữ mang bệnh tiểu đường type 1.
-
Sản phụ có tiền sử sản khoa không tốt như từng lưu thai, sảy thai, sinh non, sinh con dị tật,…
-
Phụ nữ đang điều trị bệnh suy giáp.
-
Phụ nữ mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus,…
-
Phụ nữ có tiền sử phẫu thuật cắt tuyến giáp hoặc phóng xạ điều trị ở vùng đầu, cổ,…
Những người có yếu tố nguy cơ cao này được khuyến cáo nên xét nghiệm sàng lọc bệnh lý và vấn đề tuyến giáp trước khi mang thai. Xét nghiệm hormone TSH và FT4 trong máu thường được chỉ định cả trước và trong quá trình mang thai nhằm theo dõi, đánh giá chức năng tuyến giáp.
Rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai rất nguy hiểm
3. Phụ nữ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp có ảnh hưởng gì?
Trong giai đoạn thai kỳ, thai nhi phát triển trong bụng mẹ đến khoảng tuần thai thứ 13 mới hình thành tuyến giáp và có thể sản sinh hormone tuyến giáp để sử dụng. Vì thế trong 13 tuần đầu tiên này, thai nhi sẽ cần dùng hormon tuyến giáp mà cơ thể mẹ sản sinh và cung cấp qua rau thai. Hormone tuyến giáp cũng có vai trò rất quan trọng trong việc phân chia tế bào, hình thành và phát triển các cơ quan của thai nhi nên sự thiếu hụt hormone sẽ gây ra những biến chứng nặng nề cho thai.
Tùy vào mức độ thiếu hụt và loại hormone tuyến giáp thiếu hụt, sự phát triển của thai sẽ bị ảnh hưởng khác nhau, nhẹ có thể chậm phát triển trí tuệ, nặng có thể đần độn, trí thông minh kém,… Ngoài ra, nếu thai phụ bị suy tuyến giáp trong thai kỳ, nhất là những tuần đầu thì có nguy cơ đối mặt với biến chứng: sảy thai, thai chết lưu, rau bong non, đẻ non,…
Phụ nữ mang thai ít bị cường chức năng tuyến giáp hơn, biến chứng gây ra cho thai nhi cũng không nguy hiểm như suy giáp. Các biến chứng do cường giáp khi mang thai có thể gặp gồm: sảy thai, thai nhẹ cân, sinh non, tiền sản giật,… Cần đặc biệt cẩn thận với cơn cường giáp cấp khi chuyển dạ ở phụ nữ mang thai có nguy cơ, nó có thể gây tử vong cho cả mẹ và trẻ.
Xét nghiệm hormone tuyến giáp giúp đánh giá chức năng cơ quan này
Rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm với cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của trẻ. Sàng lọc phát hiện sớm rối loạn tuyến giáp và điều trị kịp thời rất quan trọng với phụ nữ mang thai, nhất là các đối tượng nguy cơ cao.