Tầm quan trọng và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể con người | Medlatec

Tầm quan trọng và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể con người

Hệ miễn dịch được gọi là tấm áo giáp chắc chắn bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân xâm hại. Vậy thì liệu cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch sẽ như thế nào? Nếu một cơ thể bị cho là bị suy giảm hệ miễn dịch thì sẽ ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này!


04/05/2021 | Bí quyết làm sao để sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu?
04/05/2021 | Góc giải đáp: Hệ miễn dịch bị suy giảm có tăng nguy cơ ung thư không?
12/03/2021 | Có các loại xét nghiệm miễn dịch nào phổ biến hiện nay

1. Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch bao gồm một hệ thống rộng lớn trải khắp cơ thể trên hầu hết tất cả các tế bào, các lớp mô hay các cơ quan có trong cơ thể. Hệ miễn dịch có vai trò chính là chống lại các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường xung quanh như các loại virus, vi khuẩn, các loại nấm hay ký sinh trùng. Chính vì vậy, nếu cơ thể không có hệ miễn dịch hoặc có hệ miễn dịch đã bị suy yếu thì sẽ có nguy cơ mắc phải rất nhiều căn bệnh nguy hiểm một cách dễ dàng.

Hệ miễn dịch không phải lúc nào cũng có sẵn trong cơ thể mỗi người và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch ở mỗi người cũng sẽ có sự khác nhau. Hệ miễn dịch có thể được chia thành 3 dạng chính là:

Hệ miễn dịch bẩm sinh đã có: 

Nhắc đến cái tên thì chắc hẳn các bạn cũng có thể đoán được nguồn gốc của loại hệ miễn dịch này. Chúng vốn đã được hình thành trong cơ thể con người trước cả khi sinh ra và có thể phát triển và nhân lên bội phần khi cơ thể được phát triển một cách khỏe mạnh nhất. 

Hệ miễn dịch bẩm sinh chiếm tỉ lệ rất lớn trong cơ thể mỗi người. Làn da của chúng ta và các chất dịch nhầy có trong ruột hay cổ họng đều được xem là nằm trong nhóm hệ miễn dịch bẩm sinh, hay tuyến phòng thủ chống bệnh đầu tiên.

Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch có từ khi sinh ra

Ngay từ khi mới sinh ra cơ thể chúng ta đã có rất nhiều hệ miễn dịch bẩm sinh

Hệ miễn dịch thích ứng hay hệ miễn dịch thích nghi: 

Đây là loại hệ miễn dịch có khả năng tự sinh và tự diệt. Khi cơ thể vô tình gặp phải các mầm bệnh hoặc tiêm các loại vacxin mà “tuyến phòng thủ chống bệnh đầu tiên” không thể giải quyết được thì cơ thể chúng ta buộc phải tự động sản sinh ra các loại hệ miễn dịch có khả năng áp chế mầm bệnh hoặc thích nghi với loại vacxin mới được đưa vào cơ thể.

Hệ miễn dịch thụ động hay hệ miễn dịch vay mượn: 

Loại hệ miễn dịch này thực chất không có sẵn trong cơ thể chúng ta (như hệ miễn dịch bẩm sinh) hoặc cơ thể tự sản sinh ra (như hệ miễn dịch thích nghi) mà chúng được chuyển vào cơ thể bằng các cách khác nhau. 

Hệ thống miễn dịch này được truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai và sữa mẹ nhằm giúp cơ thể non nớt của các bé có khả năng chống lại một số mầm bệnh mà cơ thể mẹ có thể chống lại. Trường hợp tiêm phòng cũng được xem là bổ sung hệ miễn dịch thụ động. Tuy nhiên, hệ miễn dịch thụ động có thể sẽ mất dần đi chứ không thể tồn tại mãi trong cơ thể người được nhận.

2. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch như thế nào?

Thành phần chính trong hệ thống hệ miễn dịch chính là các tế bào bạch cầu (leukocytes). Các tế bào bạch cầu thông thường sẽ được lưu thông trong máu và có thể di chuyển đến mọi vùng cơ quan trên cơ thể chúng ta thông qua hệ thống mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mạch bạch huyết). Các tế bào bạch cầu sẽ liên tục rà soát mọi ngóc ngách trong cơ thể con người để có thể tìm kiếm, phát hiện và kịp thời ngăn chặn các tác nhân gây hại cho cơ thể.

Hệ thống các tế bào bạch cầu sẽ được phân bổ tại tất cả các vùng trên cơ thể và sẽ tập trung tại các vùng cơ quan trọng điểm như: Lá lách, tuyến ức, tủy xương và các hạch bạch huyết.

Các tế bào bạch cầu cũng được chia làm 2 loại là các tế bào lympho và thực bào. Mỗi loại lại có những nhiệm vụ khác nhau trong việc bảo vệ cơ thể chúng ta. Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch cũng sẽ được chia thành nhiều dạng theo thực bào và tế bào lympho.

Thực bào là loại tế bào bạch cầu có chức năng chính là tiêu diệt mầm bệnh bằng cách bao trọn mầm bệnh, hấp thụ sau đó ăn nghiền nát và ăn các phần còn sót lại của mầm bệnh. Các tế bào thực bào cũng được chia làm các loại khác nhau với từng loại nhiệm vụ khác nhau như:

  • Bạch cầu đơn nhân: số lượng lớn nhất và có rất nhiều vai trò khác nhau trong việc miễn dịch.

  • Bạch cầu trung tính: nhiệm vụ chính là tấn công các loại vi khuẩn.

  • Đại thực bào: Tìm kiếm và phát hiện mầm bệnh, loại bỏ các tế bào đã hư hỏng.

  • Tế bào mastocyte: Có vai trò trong việc làm lành vết thương, đồng thời chống lại một số mầm bệnh.

Vai trò của tế bào mastocyte là làm chữa lành các vết thương

Vai trò của tế bào mastocyte là làm chữa lành các vết thương

Các tế bào lympho: Đây là thành phần trong hệ miễn dịch có vai trò chính là giúp chúng ta không bị tái bệnh. Cụ thể, các tế bào lympho sẽ ghi nhớ những mầm bệnh nào đã từng xâm nhập vào cơ thể để đến khi chúng có vô tình quay lại thì các tế bào này sẽ ngay lập tức tiêu diệt được chứng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Các tế bào lympho thông thường được sản sinh từ phần tủy xương và sẽ di chuyển đến mọi vùng cơ thể để tìm kiếm và tiêu diệt mầm bệnh, một số tế bào lympho sẽ được giữ lại vùng tủy xương với vai trò quan trọng khác.

Các tế bào lympho được chia ra làm 2 loại là: tế bào lympho B (tạo ra các kháng thể và truyền tin về các tác nhân cho tế bào lympho T) và tế bào lympho T (Tiêu diệt các tế bào đã bị tổn thương và tiếp tục truyền tin cảnh báo đến các tế bào bạch cầu khác). Mặc dù các tế bào trong hệ miễn dịch đều có các nhiệm vụ khác nhau trong việc bảo vệ cơ thể con người, thế nhưng chúng lại có sự liên kết khá khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát hiện cũng như tiêu diệt kẻ thù.

Các tế bào lympho sẽ tiêu diệt được các mầm bệnh đã từng xâm nhập cơ thể một cách nhanh chóng

Các tế bào lympho sẽ tiêu diệt được các mầm bệnh đã từng xâm nhập cơ thể một cách nhanh chóng

Dù biết hệ miễn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển một cơ thể khỏe mạnh thế nhưng không phải lúc nào hệ miễn dịch cũng sẽ ở trạng thái ổn định nhất mà có thể sẽ bị hao hụt do mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy nên, nếu các bạn có dấu hiệu cơ thể không thực sự khỏe mạnh và nghi ngờ là do hệ miễn dịch đang bị suy giảm thì hãy liên hệ ngay tới bệnh viện đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ tốt nhất. Tổng đài của viện là 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp