Hệ miễn dịch được hiểu như một lớp áo giáp bảo vệ cho cơ thể, thế nhưng cũng có trường hợp hệ miễn dịch trong cơ thể không thực sự tốt. Vậy thì một cơ thể có hệ miễn dịch như thế nào sẽ bị gọi là yếu? Phải làm sao để sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu? Hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!
12/03/2021 | Có các loại xét nghiệm miễn dịch nào phổ biến hiện nay 26/05/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm HLA trong hệ miễn dịch 22/05/2020 | Tầm quan trọng của kháng thể IgM trong hệ thống miễn dịch
1. Vai trò của hệ miễn dịch đối với tình hình sức khỏe con người là gì?
Theo trưởng khoa miễn dịch học tại một viện nghiên cứu lớn ở Virginia Mason thì hệ miễn dịch sẽ là yếu tố quan trọng trong việc xác định một cơ thể có khỏe mạnh hay không. Nhiệm vụ chính của hệ miễn dịch chính là chống lại những vi khuẩn, virus hay các loại ký sinh trùng có ý muốn xâm nhập làm hại cơ thể chúng ta. Một cơ thể khỏe mạnh thông thường sẽ có hệ thống hệ miễn dịch lan rộng khắp cơ thể từ các tế bào, các nhóm mô hay các cơ quan quan trọng. Nếu xét về mặt y học thì hệ thống hệ miễn dịch còn có thể bảo vệ sức khỏe con người từ những tác nhân ít nguy hiểm nhất như cảm thông thường có đến các loại virus nguy hiểm gây ra các bệnh ung thư ác tính.
Tuy rằng sức mạnh của hệ miễn dịch rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe con người, thế nhưng không phải lúc nào hệ miễn dịch trong cơ thể cũng đạt tới mức độ cao nhất, thậm chí có những đối tượng bị cho là có hệ miễn dịch yếu hay rất yếu. Vậy thì làm sao để sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu?
Hệ miễn dịch giống như một lớp áo giáp bảo vệ sức khỏe con người khỏi các tác nhân xâm hại
2. Thế nào là một cơ thể có hệ miễn dịch yếu kém?
Một người được cho là có một hệ miễn dịch khỏe mạnh là như thế nào? Câu hỏi này gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới y học bởi rất khó để xác định hệ miễn dịch trong cơ thể một người đang ở mức nào. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về hệ miễn dịch trên thế giới cho rằng “Một hệ miễn dịch khỏe mạnh là khi cơ thể bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn virus thì hệ miễn dịch phải phân tích được mức độ có lợi hay có hại để đưa ra biện pháp tiêu diệt hay không”. Quan điểm này hoàn toàn có lý bởi không phải lúc nào các loại vi khuẩn virus được đưa vào cơ thể cũng là xấu.
Từ quan điểm trên ta có thể thấy rằng, không phải cứ có một hệ miễn dịch dễ dàng tiêu diệt được các tác nhân xâm nhập vào cơ thể mới là một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vậy thì việc xác định một cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh hay không là không thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, cũng sẽ có nhiều trở ngại cho những đối tượng gặp phải các bệnh lý gây suy giảm hệ miễn dịch thì sức khỏe chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và những trường hợp bị suy giảm hệ miễn dịch như:
-
Những người bị suy dinh dưỡng.
-
Những đối tượng bị HIV/AIDS.
-
Trường hợp người bệnh không còn lá lách do buộc phải cắt bỏ để điều trị bệnh.
-
Người cao tuổi thông thường có hệ miễn dịch yếu kém đi rất nhiều.
-
Bị mắc các hội chứng bệnh như: Thiếu hụt các chất bổ thể, hội chứng DiGeorge, chứng thất điều giãn mạch, hội chứng Job, bệnh Bruton, giảm gamma globulin trong máu, hội chứng Wiskott-Aldrich,...
Hệ miễn dịch có chức năng góp phần bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vậy thì đối với những trường hợp kể trên thì sẽ như thế nào. Những đối tượng này phải làm sao để sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu kém?
Những người bị HIV/AIDS sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch
3. Phải làm sao để sống khỏe mạnh khi có một hệ miễn dịch yếu?
Không chỉ có những người có hệ miễn dịch kém mà ngay cả những người đang có sức khỏe tốt nhất cũng nên thực hiện các cách sau để có được một cơ thể khỏe mạnh, chống được mọi loại bệnh tật.
-
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên: Việc giữ cơ thể luôn sạch sẽ có thể ngăn cản sự xâm hại của rất nhiều tác nhân gây hại, đặc biệt là vấn đề rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn đúng cách. Những người đang mắc bệnh thì nên vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi ăn và điều trị các vết thương hở, vệ sinh tay sau khi thực hiện các việc như: đi vệ sinh, thay bỉm trẻ em, tiếp xúc với người bệnh, tiếp xúc với động vật,...
-
Hạn chế tiếp xúc với những người đang mang bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân mắc các bệnh lý có khả năng truyền nhiễm cao.
-
Thường xuyên làm sạch các vật dụng cá nhân và đồ đạc trong nhà bởi khả năng các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay nấm mốc sinh sôi phát triển trên đồ vật cũng khá nhiều.
-
Tiêm phòng đầy đủ từ nhỏ hoặc tiêm dự phòng vaccine các bệnh lý truyền nhiễm gần nhất.
-
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giữ được một thân thể mạnh khỏe nhất, đồng thời cũng sẽ khiến gia tăng sức đề kháng của cơ thể.
-
Thiết lập chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng, đặc biệt là các loại thực phẩm xanh giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế tối đa các loại thức ăn mất vệ sinh ngoài đường phố và các loại thực ăn chứa nhiều mỡ động vật và nội tạng. Điều này quyết định tới 60 - 70% sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin
-
Tránh xa các chất kích thích từ khói bụi, hóa chất độc hại và hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn.
-
Một vài trường hợp những người đang bị mắc các bệnh lý co nguy cơ làm suy giảm hệ miễn dịch thì hãy lập tức tìm đến các cơ sở y tế để điều trị bệnh sớm. Kết hợp với việc bổ sung hàm lượng vitamin giúp thúc đẩy hệ miễn dịch như vitamin A, vitamin E, vitamin D, acid folic và kẽm.
Bên cạnh đó, quý bạn đọc cũng nên tìm hiểu những cơ sở y tế uy tín để khám chữa bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch chứ không nên tùy tiện tự mua thuốc về nhà để điều trị. Các bạn hãy liên hệ ngay với bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bằng cách nhấc máy lên và gọi tới số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tốt nhất.