Tác nhân gây bệnh và cách điều trị viêm phế quản ở người lớn | Medlatec

Tác nhân gây bệnh và cách điều trị viêm phế quản ở người lớn

Viêm phế quản là chứng bệnh về đường hô hấp thường gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người lớn. Bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và có khả năng trở thành thể mãn tính nếu không được điều trị dứt điểm. Cùng MEDLATEC tìm hiểu các thông tin tổng quan về viêm phế quản ở người lớn để biết cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả nhất.


01/06/2020 | Những điều cha mẹ nên biết khi trẻ bị viêm phế quản
20/05/2020 | Bệnh viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm hay không?

1. Tìm hiểu về viêm phế quản ở người lớn

viêm phế quản ở người lớn là chứng bệnh dễ gặp nhất trong các chứng nhiễm khuẩn về đường hô hấp khác. Vì vậy mỗi người cần chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Bạn biết gì về phế quản?

Phế quản là từ dùng để chỉ bộ phận ống dẫn không khí vào bên trong phổi. Hệ thống phế quản trong cơ thể chúng ta có cấu tạo tương tự như hệ thống cành cây, bao gồm có nhiều cành, các nhánh to và nhánh nhỏ dẫn không khí vào trong phổi. Hai nhánh lớn nhất được gọi là phế quản phải và phế quản trái.

Hệ thống phế quản được ví như hệ thống cành cây

Hệ thống phế quản được ví như hệ thống cành cây

Vậy viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc của ống phế quản. Khi ống phế quản bị viêm sẽ dẫn đến hiện tượng lớp tế bào trong ống phế quản bị tổn thương, niêm mạc của ống phế quản bị phù nề, các cơ trơn dưới lớp mô bị phù nề và ống phế quản sẽ tiết ra các chất dịch nhầy gây bít tắc phế quản. Chính vì vậy, khi bị viêm phế quản, người bệnh thường ho, thở khò khè, khi ho thường ho ra chất nhầy có màu xanh đậm hoặc vàng.

Viêm phế quản là chứng bệnh về đường hô hấp dễ gặp phải

Viêm phế quản là chứng bệnh về đường hô hấp dễ gặp phải

Có 2 chứng viêm phế quản thường gặp là:

  • Viêm phế quản cấp tính: bệnh kéo dài từ 5 - 7 ngày, có thể tự cải thiện trong vài ngày.

  • Viêm phế quản mạn tính: bệnh thường lặp đi lặp lại, dễ tái phát khi thời tiết thay đổi và có nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Những dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm phế quản là gì?

Những triệu chứng chủ yếu của bệnh viêm phế quản ở người lớn là:

  • Ho: bệnh nhân bị ho kéo dài, tăng dần và dai dẳng lâu ngày. Có thể là ho khan hoặc ho có đờm đặc (màu xanh đậm hoặc màu vàng), thậm chí là ho ra máu.

  • Sốt dai dẳng, cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi,…

  • Khó thở, thở khò khè, tức ngực, mệt mỏi kèm theo chứng buồn nôn, tiêu chảy,…

Các triệu chứng của viêm phế quản thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh hô hấp khác

Các triệu chứng của viêm phế quản thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh hô hấp khác

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở người lớn khá giống với một số bệnh cảm cúm khác nên người bệnh thường dễ nhầm lẫn hoặc chủ quan. Thông thường, bệnh viêm phế quản sẽ xuất hiện sau một đợt cúm, sau đó người bệnh sẽ bị ho kéo dài, ho có đờm và kèm theo các triệu chứng kể trên. 

Để tránh tình trạng nhầm lẫn bệnh này với các bệnh về đường hô hấp khác, khi những biểu hiện nói trên kéo dài quá 5 ngày, bạn cần đến khám bác sĩ để được điều trị bệnh.

2. Tác nhân gây bệnh viêm phế quản là gì?

  • Do virus, vi khuẩn: đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản. Khi sức đề kháng của cơ thể bị yếu đi, các virus, vi khuẩn sẽ tấn công gây nên các bệnh về đường hô hấp, nhất là khu vực mũi và cổ họng.

  • Do yếu tố môi trường: môi trường sinh sống bị ô nhiễm, khói bụi khói thuốc, thời tiết thay đổi đột ngột,… tạo điều kiện thuận lợi để phát sinh bệnh viêm phế quản.

  • Do khói thuốc lá: những người hút thuốc lá thường có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn bởi chất nicotin trong khói thuốc khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm và tổn thương nghiêm trọng.

Khói thuốc lá cũng là tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở người lớn

Khói thuốc lá cũng là tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở người lớn

3. Điều trị bệnh viêm phế quản bằng cách nào?

Đối với tất cả các bệnh, nếu được phát hiện và điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu không phát hiện và điều trị đúng cách sẽ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bệnh viêm phế quản có thể gây ra các biến chứng như: hen phế quản, suy hô hấp, bệnh phổi mạn tính,… vô cùng nguy hiểm và điều trị rất khó khăn. Thậm chí, nếu không điều trị bệnh triệt để dẫn tới ung thư phế quản, ung thư phổi,… Trong trường hợp để bệnh viêm phế quản chuyển sang thể mạn tính, quá trình điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn, thậm chí sẽ phải sống chung với bệnh.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh này là:

Thuốc kháng viêm:

Khi mắc chứng bệnh này, niêm mạc phế quản bị viêm và phù nề. Việc sử dụng thuốc kháng viêm là rất cần thiết. Loại thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Thuốc ho, long đờm:

Biểu hiện chủ yếu của bệnh là chứng ho có đờm. Sử dụng thuốc long đờm có tác dụng làm tiêu đờm, hạn chế tình trạng tiết đờm của niêm mạc, giúp ống phế quản của người bệnh được thông suốt, hô hấp dễ dàng hơn.

Thuốc kháng sinh

Thông thường, bệnh viêm phế quản không cần điều trị kháng sinh bởi nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh là virus mà kháng sinh thì không diệt được virus. Tuy nhiên, những trường hợp mắc bệnh có thêm các triệu chứng do vi khuẩn gây nên như có đờm xanh hoặc vàng, những người bị mắc viêm phế quản kèm theo chứng suy giảm miễn dịch,… sẽ được điều trị bệnh với kháng sinh. Một số loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm: penicillin, ampicillin, amoxicillin, quinolone,...

Người bị viêm phế quản cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bị viêm phế quản cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện thêm một số điều như sau:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, đủ chất và nghỉ ngơi đúng khoa học.

  • Bệnh nhân có thể sử dụng các viên ngậm giúp giảm ho, long đờm, thông cổ họng.

  • Có thể sử dụng hỗn hợp mật ong với chanh hoặc mật ong với nước ấm để giúp cổ họng được dịu hơn.

  • Tránh tiếp xúc với môi trường chứa nhiều khói bụi, ô nhiễm, tránh sử dụng thuốc lá và các chất độc hại.

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh bất thường.

  • Làm ẩm không khí trong phòng để giúp cổ họng không bị khô cũng như giúp giảm ho và làm lỏng chất nhờn ở đường hô hấp.

  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng mỗi ngày.

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết cho bạn về bệnh viêm phế quản ở người lớn. Nếu bạn cần tìm một địa chỉ khám bệnh, hãy đến chuyên khoa hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Mọi thông tin chi tiết hay thắc mắc hãy liên hệ tới hotline: 1900 56 56 56 để được giải đáp kịp thời.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp