Sống chung với tiểu đường như thế nào để đảm bảo sức khỏe? | Medlatec

Sống chung với tiểu đường như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Bệnh tiểu đường rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Bệnh không thể điều trị dứt điểm và có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng cách, điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống phù hợp, người bệnh vẫn có thể sống chung với tiểu đường và hạn chế nguy cơ biến chứng ở mức độ nhất định.


22/05/2023 | Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Kiên Giang ở đâu?
05/05/2023 | Bệnh tiểu đường type 1: nguyên nhân và biến chứng cần thận trọng
03/05/2023 | Mọi điều nên biết về tiền tiểu đường
02/05/2023 | Điểm danh 5 loại ngũ cốc cho người tiểu đường nên ăn

1. Người bệnh tiểu đường có thể sống được bao lâu?

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Những thống kê từ Tổ chức Bệnh tiểu đường Anh quốc cho biết, người mắc tiểu đường type 2 có thể bị giảm 10 năm tuổi thọ và người mắc tiểu đường type 1 có thể giảm 20 năm tuổi thọ so với người bình thường. Trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối thì tuổi thọ còn thấp hơn rất nhiều. 

Bệnh tiểu đường không thể điều trị dứt điểm

Bệnh tiểu đường không thể điều trị dứt điểm

Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rằng, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như thể trạng người bệnh, giai đoạn phát hiện bệnh, phương pháp điều trị bệnh,…

Theo các chuyên gia, yếu tố lớn nhất có thể tác động và làm giảm tuổi thọ của người mắc bệnh tiểu đường là những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Khi mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết tăng giảm bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. 

Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Mặt khác, lượng cholesterol trong máu tăng cao cũng khiến bệnh nhân phải đối mặt với một số vấn đề như xơ vữa mạch máu và tăng huyết áp, cản trở lưu thông tuần hoàn máu. Đó chính là lý do khiến người bệnh tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm như đột quỵ, giảm thị lực, suy tim, suy thận, loét bàn chân,… và thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong. 

2. Sống chung với tiểu đường bằng cách nào?

Tiểu đường là bệnh mạn tính. Khi đã mắc bệnh, người bệnh xác định phải sống cung với tiểu đường suốt đời. Bệnh tiểu đường cũng rất khó điều trị. Do đó, người bệnh cần thực sự kiên trì, tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt mới có thể kiểm soát bệnh hiệu quả và hạn chế nguy cơ biến chứng. 

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bệnh nhân tiểu đường:

- Lựa chọn tinh bột cẩn thận: Tinh bột là một vấn đề quan trọng và được rất nhiều người bệnh quan tâm. Người bệnh không cần phải loại bỏ hoàn toàn tinh bột trong chế độ ăn. Tinh bột có thể chiếm khoảng 50 đến 60% năng lượng khẩu phần ăn của người bệnh. Nếu không được cung cấp đủ tinh bột, cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng và người bệnh có thể phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe cấp tính như hạ đường huyết, mệt mỏi, lo âu, vã mồ hôi,…

 

Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn phù hợp

Bệnh nhân tiểu đường cần có chế độ ăn phù hợp

Người bệnh cần lưu ý lựa chọn những loại tinh bột phân hủy chậm và có thể cung cấp nguồn năng lượng ổn định như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế những loại trái cây dễ làm tăng đường huyết như mít, na, nhãn,…

- Giảm cân nếu cần thiết: Nếu bạn đang bị thừa cân béo phì thì việc giảm cân là rất cần thiết. Chỉ cần giảm một vài cân, sức khỏe của người bệnh cũng có thể được cải thiện rõ rệt. Khi giảm cân, lượng đường trong máu cũng sẽ giảm và tình trạng huyết áp hay mức cholesterol cũng sẽ được cải thiện. 

- Ngủ đủ giấc: Tình trạng ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây ra cảm giác thèm ăn, gây tăng cân và tăng nguy cơ biến chứng, từ đó gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Chính vì thế, người bệnh tiểu đường nên ngủ ít nhất từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

- Duy trì chế độ vận động hợp lý: Bạn có thể lựa chọn những bài tập mà mình yêu thích và duy trì tập luyện 30 phút mỗi ngày. Khi tập luyện đều đặn, bạn sẽ có thể duy trì cân nặng hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, giảm căng thẳng và phòng ngừa biến chứng bệnh. 

Người bệnh cần duy trì chế độ tập luyện hợp lý

Người bệnh cần duy trì chế độ tập luyện hợp lý

- Kiểm soát đường huyết tại nhà để đánh giá các biện pháp chăm sóc sức khỏe của bạn có thực sự hiệu quả hay không. Thời điểm đo đường huyết là trước bữa ăn sáng hoặc sau ăn từ 1 đến 2 tiếng. 

- Giảm căng thẳng: Khi căng thẳng, chỉ số đường huyết trong máu sẽ tăng lên. Vì thế, người bệnh tiểu đường cần giữ một tinh thần vui vẻ, thoải mái để tránh khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và phòng ngừa biến chứng bệnh. Bệnh nhân có thể loại bỏ căng thẳng bằng một số phương pháp như tập thể dục, gặp gỡ người thân và bạn bè, tham gia các lớp học yoga,… 

- Giảm ăn muối để ngăn ngừa biến chứng tim mạch và thận do bệnh tiểu đường gây ra. Một số phương pháp giúp bạn giảm muối trong chế độ ăn như sau:

+ Không ướp muối vào thực phẩm trước khi chế biến. 

+ Không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn. 

+ Có thể thay thế muối bằng một số loại thảo mộc và gia vị khác. 

- Chăm sóc những vết bầm tím: Khi mắc bệnh tiểu đường, những vết thương thường chậm lành hơn. Do đó, bạn cần nhanh chóng xử trí, điều trị vết thương đúng cách, dù đó chỉ là vết xước hay vết cắt đơn giản. 

Khi phát hiện tình trạng vết thương không được cải thiện, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, cần giữ ẩm bàn chân, ngăn ngừa nứt nẻ bàn chân để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng. 

- Bỏ thuốc lá: Những chất độc hại trong thuốc lá có thể khiến cho bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, tổn thương thần kinh,… Do đó người bệnh nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. 

- Tái khám đều đặn theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Qua những buổi thăm khám này, bác sĩ sẽ xác định rõ tình trạng sức khỏe của người bệnh và đưa ra lời khuyên hữu ích, kịp thời. Người bệnh nên đi khám mắt hàng năm, kiểm tra thận, khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. 

Người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sống chung với tiểu đường, bên cạnh đó là tâm lý lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, nếu luôn cố gắng, kiên trì và tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt luôn vui vẻ lạc quan, người bệnh vẫn có thể cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng sống và phòng ngừa biến chứng tiểu đường. 

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát đường huyết và điều chỉnh phác đồ điều trị trong trường hợp cần thiết. 

Với những trường hợp bận rộn hoặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển đến bệnh viện, người bệnh có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC với mức chi phí hợp lý. 

Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các tổng đài viên sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp