Bệnh tiểu đường type 1: nguyên nhân và biến chứng cần thận trọng | Medlatec

Bệnh tiểu đường type 1: nguyên nhân và biến chứng cần thận trọng

Bệnh tiểu đường type 1 có căn nguyên khác hoàn toàn so với tiểu đường type 2 nên việc người bệnh sẽ phải điều trị suốt đời để kiểm soát đường huyết. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh lý này là gì và biến chứng tiềm ẩn như thế nào, những nội dung được chia sẻ dưới đây sẽ trả lời những băn khoăn ấy.


03/05/2023 | Mọi điều nên biết về tiền tiểu đường
02/05/2023 | Điểm danh 5 loại ngũ cốc cho người tiểu đường nên ăn
02/05/2023 | Cẩm nang sức khỏe: nguyên nhân bị tiểu đường là gì?

1. Tiểu đường type 1 là bệnh gì, nguyên nhân do đâu?

1.1. Bệnh tiểu đường type 1 là gì?

Bệnh tiểu đường gồm 2 loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Ngoài ra còn có bệnh tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường type 1 xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất được hoặc sản xuất được rất ít insulin nên bị thiếu hụt insulin nội sinh ở mức nghiêm trọng. 

Hình dung tổng quan về bệnh tiểu đường type 1

Hình dung tổng quan về bệnh tiểu đường type 1

Hormone insulin đưa glucose trong máu đi đến các tế bào để tạo ra năng lượng cho sự hoạt động của tế bào. Trường hợp không có insulin thì glucose trong máu không đi vào tế bào được khiến cho lượng đường trong máu tăng lên trong khi tế bào bị đói năng lượng. Tình trạng này kéo dài gây nên hàng loạt biến chứng của bệnh tiểu đường.

So với tiểu đường type 2 thì tiểu đường type 1 ít phổ biến hơn, chỉ chiếm khoảng 5 - 10% tỷ lệ người mắc bệnh.

1.2. Nguyên nhân gây ra tiểu đường type 1

Trong số các trường hợp bị tiểu đường type 1 thì có 95% là do cơ chế tự miễn (còn gọi là type 1A) và 5% còn lại không xác định được nguyên nhân (còn gọi là type 1B). Đối với type 1A, hệ miễn dịch tấn công nhầm nên phá hủy tế bào sản xuất insulin tuyến tụy, lúc này, bệnh nhân sẽ phải phụ thuộc vào nguồn insulin đưa từ ngoài cơ thể vào.

Mặc dù tiểu đường type 1 không nằm trong nhóm bệnh rối loạn di truyền nhưng người có nguy cơ cao đối với bệnh này khi người thân trực hệ cũng mắc bệnh này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố di truyền có vai trò quan trọng với sự hình thành bệnh. Có những người mang một số gen nhất định khiến khả năng bị tiểu đường type 1 của họ cao hơn người bình thường.

Cơ chế sinh bệnh tiểu đường type 1

Cơ chế sinh bệnh tiểu đường type 1

Nói như vậy không có nghĩa là mọi trường hợp bị tiểu đường type 1 đều có gen di truyền. Một số yếu tố từ môi trường sống, điển hình là virus cũng có thể phát triển bệnh lý này. Cần lưu ý rằng, thói quen sinh hoạt và ăn uống không phải là nguyên nhân gây tiểu đường type 1.

2. Thận trọng trước biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 nếu không được điều trị kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không thể chủ quan:

2.1. Bệnh tim mạch

Bị tiểu đường type 1 có nguy cơ bị mắc một số vấn đề về tim mạch như: đau thắt ngực với bệnh động mạch vành, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, hẹp động mạch,...

2.2. Bệnh lý thần kinh

Kéo dài tình trạng đường huyết cao có thể khiến thành mạch nuôi dây thần kinh bị tổn thương. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân tiểu đường type 1 hay có biểu hiện đau, tê, ngứa ran, rát. Những biểu hiện này có xu hướng khởi đầu ở đầu các ngón rồi lan dần lên phía trên. 

Các tổn thương xảy ra ở dây thần kinh cũng có thể tác động đến đường tiêu hóa nên người bệnh sẽ gặp tình trạng táo bón, tiêu chảy, nôn mửa,... Nếu là nam giới có thể bị rối loạn cương dương. 

2.3. Mắt bị tổn thương

Biến chứng không thể bỏ qua khi bị tiểu đường type 1 là mạch máu trong võng mạc bị tổn thương, lâu dài dễ dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây nên hàng loạt vấn đề về thị lực như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.

2.4. Biến chứng bệnh thận do đái tháo đường

Không kiểm soát tốt tiểu đường type 1 còn dễ gây tổn thương cho các mạch máu tại thận, dần dần khiến người bệnh bị suy thận hoặc không thể phục hồi bệnh thận giai đoạn cuối. Để điều trị, người bệnh chỉ có một cách duy nhất là ghép thận hoặc lọc máu.

Xét nghiệm tiểu đường định kỳ giúp tầm soát tiểu đường type 1

Xét nghiệm tiểu đường định kỳ giúp tầm soát tiểu đường type 1

2.5. Nhiễm trùng

Khi bị tiểu đường type 1 người bệnh cũng dễ bị nhiễm trùng hơn vì dễ bị nhiễm nấm và vi khuẩn. Phổ biến nhất là nhiễm trùng ở miệng, một số khu vực trên da.

Ngoài ra, dây thần kinh bàn chân bị tổn thương hoặc lưu lượng máu đến nuôi chân kém do tiểu đường nếu không điều trị sớm cũng có thể gây nhiễm trùng nặng cho các vết cắt, mụn nước ở chân, lâu dần gây hoại tử phải cắt cụt chi.

2.6. Biến chứng thai kỳ

Thai phụ bị tiểu đường type 1 thì cả mẹ và thai nhi đều có thể gặp nguy hiểm. Nếu không được kiểm soát đường huyết thì sẽ tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh thai nhi, thai lưu, sảy thai,... Thai phụ có thể phải đối mặt với nguy cơ nhiễm toan ceton, bệnh võng mạc, tiền sản giật, cao huyết áp,...

3. Khuyến cáo

Về cơ bản, tiểu đường type 1 hiếm khi thể hiện triệu chứng điển hình nên hầu hết bệnh nhân không tự nhận biết được bệnh. Để phát hiện và kiểm soát kịp thời tăng đường huyết trong bệnh lý này thì việc thăm khám sức khỏe và xét nghiệm tiểu đường định kỳ là giải pháp tốt nhất.

Để chẩn đoán tiểu đường type 1 người bệnh nên làm xét nghiệm máu tìm kháng thể để xác định tình trạng hệ miễn dịch tự tấn công tế bào của mình (điều này không xảy ra ở tiểu đường type 2). Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện xét nghiệm nước tiểu tìm ketones - chất tạo ra khi cơ thể ly giải lipid để tạo ra năng lượng do glucose không sử dụng được.

Tiểu đường type 1 do hệ thống miễn dịch tự phá hủy tế bào sản xuất nên insulin nên việc điều trị chỉ có một cách duy nhất là tiêm insulin trong suốt cuộc đời còn lại của người bệnh. Nếu điều này diễn ra muộn, đường huyết không được kiểm soát tốt thì tình trạng biến chứng là khó tránh khỏi.

Quý khách hàng có nhu cầu tầm soát tiểu đường type 1 có thể liên hệ đặt lịch thăm khám, xét nghiệm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC qua số điện thoại 1900 56 56 56. Việc làm này sẽ giúp quý khách phát hiện bệnh sớm để có biện kiểm soát tốt lượng đường huyết và ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp