Xét nghiệm men gan SGOT giúp phát hiện các bệnh về gan. Đây cũng là danh mục cơ bản trong quy trình kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chỉ số kết quả xét nghiệm SGOT kết hợp với một số kết quả xét nghiệm về gan khác giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn, hiểu rõ về mức độ của bệnh và đưa ra định hướng điều trị hiệu quả, phù hợp nhất.
02/03/2023 | Chỉ số xét nghiệm gan bình thường là bao nhiêu? 31/01/2023 | Giải thích các chỉ số xét nghiệm gan và các lưu ý khi làm xét nghiệm này 17/10/2022 | Chỉ số xét nghiệm gan nói lên điều gì? Nên thực hiện ở đâu uy tín?
1. Xét nghiệm SGOT nhằm mục đích gì?
Gan là cơ quan rất quan trọng, đảm nhiệm việc chuyển hóa các chất trong cơ thể. Các loại enzyme trong gan có tác dụng tổng hợp và chuyển hóa nhiều chất. Khi các tế bào gan bị tổn thương, lượng enzyme sẽ giải phóng vào máu nhiều hơn và dẫn đến chỉ số men gan tăng lên đáng kể. Đây cũng chính là một trong những dấu hiệu nhận biết các bệnh về gan.
SGOT hay còn gọi là AST là một men Transamine có nhiều trong nhiều loại tế bào, đặc biệt là các tế bào gan. Xét nghiệm SGOT(AST) thường được chỉ định kết hợp với xét nghiệm SGPT(ALT). Thông qua các chỉ số này, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh và nhận biết nguyên nhân gây bệnh dễ dàng hơn.
Xét nghiệm SGOT còn được gọi là xét nghiệm AST
Các chỉ số này được cho là bình thường khi nằm trong giới hạn tiêu chuẩn như sau:
- Chỉ SGOT(AST): 20 - 40 UI/L.
+ Chỉ số này tăng cao có thể là do tổn thương tế bào gan vì một số nguyên nhân như xơ gan, ung thư gan. Bên cạnh đó, nó cũng có thể là biểu hiện cho một số loại tổn thương ở tim hoặc bệnh tiểu đường.
+ Chỉ số SGOT giảm ở phụ nữ đang mang thai hoặc người mắc bệnh tiểu đường,…
- Chỉ số SGPT(ALT) được cho là bình thường khi nằm trong khoảng 20 - 40 UI/L.
+ Chỉ số này tăng có thể là do những tế bào gan đang bị tổn thương.
Nếu cả 2 chỉ số SGOT(AST) và SGPT(ALT) đều chỉ tăng nhẹ dưới 2 lần thì không đáng lo ngại.
Nếu cả 2 chỉ số này đểu tăng trên 2 lần, thậm chỉ trên 10 lần so với giá trị tiêu chuẩn thì cần xác định nguyên nhân và điều trị sớm.
2. Chỉ số xét nghiệm SGOT tăng là do nguyên nhân nào?
- Ngoài những nguyên nhân kể trên, men gan tăng cao còn có thể do những nguyên nhân sau:
+ Tăng men gan do rượu: Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số SGOT/SGPT tăng gấp hơn 2 lần. Kèm theo đó men gan GGT cũng tăng. Trong rượu có rất nhiều độc tố. Nếu người bệnh có thói quen uống quá nhiều rượu đồng nghĩa với việc có quá nhiều chất độc hại cần được đào thải tại gan. Điều này gây ra áp lực rất lớn cho các tế bào gan. Thậm chí, các chất độc hại từ rượu có thể gây ngộ độc gan và tiêu diệt các tế bào gan.
Men gan tăng do uống nhiều bia rượu
+ Tăng men gan do các loại thuốc: Các loại thuốc tây y có tác dụng điều trị bệnh rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, lạm dụng thuốc đặc biệt là một số loại thuốc như Paracetamol, Phenytoin, thuốc hạ cholesterol máu nhóm statin,... có thể khiến men gan tăng cao và gây ra nhiều tác dụng phụ khác. Do đó, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc điều trị.
Thông thường, các trường hợp tăng men gan do thuốc sẽ được cải thiện hiệu quả nếu như dừng thuốc. Sau khoảng vài tuần hoặc vài tháng ngừng thuốc, chỉ số men gan của bạn sẽ trở về mức bình thường.
Lưu ý: Khi xét nghiệm men gan, bạn cần cung cấp cho bác sĩ tất cả những thông tin về các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả các loại thảo dược, thuốc tây y, thuốc đông y, các loại thực phẩm chức năng,… Đây là những thông tin quan trọng để bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hơn, tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh và từ đó đưa ra phác đồ trị bệnh chính xác.
+ Bệnh gan thoái hóa mỡ: Nếu kết quả xét nghiệm SGOT/SGPT tăng nhẹ thì rất có thể người bệnh mắc phải tình trạng rối loạn lipid máu, lượng đường trong máu tăng khi đói. Đây là vấn đề thường xuyên gặp phải ở những người bệnh tiểu đường, người bị thừa cân, béo phì.
+ Bệnh Wilson: Ở những trường hợp này chỉ số xét nghiệm SGOT/SGPT thường tăng cao hơn 2,2 lần; đồng niệu 24 giờ lớn hơn100μg và chỉ số ceruloplasmin/máu thấp hơn 200 mg/L. Người bệnh bị xơ gan, ứ đọng đồng, tán huyết, rối loạn ngoại tháp, tổn thương thận,...
Men gan tăng do tổn thương ở gan
+ Bệnh gan tự miễn: Không chỉ tăng men gan, người bệnh còn có thể xuất hiện những tổn thương da. Để chẩn đoán bệnh, cần thực hiện sinh thiết gan.
+ Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng khiến tăng men gan có thể kể đến như người bệnh phải thường xuyên lao động nặng, mắc bệnh Crohn, dùng các loại thuốc gây ly giải cơ,…
3. Nên thực hiện xét nghiệm SGOT khi nào?
Xét nghiệm SGOT thường được chỉ định với những trường hợp bệnh nhân có những dấu hiệu nghi ngờ về tình trạng rối loạn chức năng gan, cụ thể như sau:
- Trường hợp người bệnh có sức khỏe yếu, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
- Người bị thừa cân, béo phì.
- Hay có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Thường xuyên xuất hiện triệu chứng buồn nôn.
- Bệnh nhân tiểu đường.
- Thường xuyên đau bụng.
- Có biểu hiện vàng da.
- Nước tiểu người bệnh có màu đậm hơn bình thường.
- Người thường xuyên bị ngứa da.
- Người có thói quen uống quá nhiều bia rượu.
- Trong gia đình có người từng mắc bệnh gan.
- Có tiền sử virus viêm gan.
- Các trường hợp phải dùng thuốc điều trị trong một thời gian dài cũng có thể làm rối loạn chức năng gan và cần phải kiểm tra, xét nghiệm men gan.
Nên lựa chọn xét nghiệm ở những cơ sở y tế uy tín
Ngoài xét nghiệm SGOT, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm khác để đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng tổn thương gan chẳng hạn như xét nghiệm viêm gan A, B, C; thử nghiệm Ethanol; thử nghiệm thuốc cùng với một số chất gây hại cho gan; xét nghiệm Đồng và Ceruloplasmin để xác định bệnh Wilson; sinh thiết gan,…
Với những thông tin trên, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về xét nghiệm SGOT và những những trường hợp thường được chỉ định xét nghiệm. Việc chẩn đoán sớm và áp dụng cách điều trị phù hợp có thể giúp tăng hiệu quả điều trị và phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng với hệ thống máy xét nghiệm hiện đại đang là địa chỉ y tế cung cấp các dịch vụ xét nghiệm được nhiều người tin tưởng và lựa chọn.
MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, giúp khách hàng có thể tiết kiệm thời gian kiểm tra sức khỏe.
Hình thức đặt lịch xét nghiệm tại MEDLATEC rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấc máy và gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ hỗ trợ chi tiết cho bạn.