Việc điều trị sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe tốt hơn. Hiện nay, y học có thể phát hiện sớm căn bệnh này bằng nhiều phương pháp hiện đại, trong đó có thể kể tới các loại xét nghiệm tân tiến. Vậy để chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào?
03/02/2023 | Ưu và nhược điểm của các thuốc trị tiểu đường type 2 12/01/2023 | Những lưu ý khi sử dụng thuốc Metformin trong điều trị tiểu đường 28/10/2022 | 7 loại quả có chỉ số đường huyết của thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường 23/09/2022 | Giới thiệu loại thuốc tiểu đường mới với công dụng kép vượt trội
1. Đôi nét về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường còn được biết đến với tên gọi là đái tháo đường. Khi mắc bệnh, insulin sản sinh trong cơ thể bệnh nhân không đảm bảo để tham gia vào quá trình chuyển hóa. Đây chính là nguyên nhân khiến đường huyết tăng và để lại những triệu chứng khá nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính
Bệnh nhân đái tháo đường thường được chia thành 2 nhóm, đó là đái tháo đường type 1 và type 2 với những nguyên nhân khác nhau. Ngoài ra, một số chị em mắc bệnh trong giai đoạn mang bầu được xếp vào nhóm tiểu đường thai kỳ. Bệnh cũng có thể xuất hiện nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc có chứa glucocorticoid.
Người bệnh đái tháo đường type 2 có thể do tình trạng kháng insulin, tức là cơ thể của người bệnh sinh ra kháng thể kháng insulin, khiến cho lượng insulin trong máu bị giảm xuống, gây tăng đường huyết. Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh do lượng insulin sản xuất từ tụy quá ít, không đảm bảo cho quá trình chuyển hóa.
Nhìn chung, đái tháo đường là căn bệnh mạn tính, người bệnh xác định phải chung sống và điều trị bệnh lâu dài. Nếu may mắn phát hiện sớm, chúng ta sẽ có cơ hội điều trị sớm, kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Vậy chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào?
2. Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường
Hiện nay, bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường. Để đưa ra kết luận chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào 4 tiêu chí được đề ra bởi Hiệp Hội đái tháo đường Mỹ. Cụ thể, 4 tiêu chí đó là: FPG - chỉ số glucose huyết tương lúc đói, OGTT: chỉ số glucose huyết tương sau 2 tiếng kể từ khi bệnh nhân nạp glucose bằng đường uống, chỉ số HbA1c và chỉ số glucose ở thời điểm bất kỳ,…
Như vậy, ngoài chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm. Dựa vào kết quả kiểm tra, chúng ta có thể xác định được chỉ số đường huyết của người bệnh tại các thời điểm khác nhau và đưa ra kết luận chính xác nhất.
Bệnh nhân tiểu đường nên phát hiện và chữa trị bệnh sớm
3. Góc chia sẻ: chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào?
Như đã phân tích ở trên, để xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ cần dựa vào kết quả xét nghiệm của người nghi bị đái tháo đường. Vậy chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào?
3.1. Xét nghiệm glucose nước tiểu
Đa phần bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đường niệu hay còn gọi là xét nghiệm glucose nước tiểu. Mục đích chính là sàng lọc nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, nếu như ngưỡng của thận với glucose cao hơn 10mmol/L thì bạn nên thận trọng. Đây có thể dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đây là một phương pháp xét nghiệm đơn giản, cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng ta nên kết hợp nhiều phương pháp xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác. Bởi vì, một vài người có ngưỡng lọc của cầu thận tương đối thấp tuy nhiên họ không hề mắc bệnh đái tháo đường.
3.2. Xét nghiệm kiểm tra định lượng glucose lúc đói
Nếu bạn đang băn khoăn: chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào, câu trả lời đó là xét nghiệm kiểm tra định lượng glucose lúc đói. Thông thường, đường huyết của người khỏe mạnh sẽ dao động từ 4.4 - 5 mmol/L.
Khi xét nghiệm, nếu chỉ số này đạt ngưỡng 6.5 - 7 mmol/L, thậm chí là cao hơn 7 mmol/L, bệnh nhân có khả năng mắc bệnh tiểu đường rất cao. Tốt nhất, chúng ta nên chủ động thực hiện các nghiệm pháp tăng đường huyết để có kết quả chính xác nhất.
3.3. Xét nghiệm kiểm tra định lượng glucose ngẫu nhiên
Dựa vào tiêu chí của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ, người nghi mắc bệnh nên đi xét nghiệm kiểm tra định lượng glucose tại thời điểm bất kỳ. Trong trường hợp chỉ số đường huyết cao hơn 11.1 mmol/L, bệnh nhân nên làm thêm các xét nghiệm khác để xác định xem mình có bị tiểu đường hay không.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào là thắc mắc của nhiều người
Đối với phương pháp xét nghiệm này, bác sĩ có thể lấy mẫu xét nghiệm máu ly tâm đã tách huyết tương để kiểm tra. Ngoài ra, tại một số bệnh viện, phương pháp xét nghiệm kiểm tra glucose ngẫu nhiên được thực hiện trên máy đo đường huyết cá nhân.
3.4. Xét nghiệm sau khi dung nạp glucose thông qua đường uống
Khi được chỉ định thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose thông qua đường uống, bệnh nhân nên nhịn ăn từ đêm ngày hôm trước. Đồng thời, trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ được hướng dẫn nạp khoảng 150 - 200g carbohydrate mỗi ngày để phục vụ quá trình kiểm tra.
Trước khi tiến hành xét nghiệm khoảng 2 tiếng đồng hồ, bệnh nhân được yêu cầu uống khoảng 300ml nước đã được hòa tan cùng 75g glucose. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số đường huyết cao hơn 200 mmol/L thì bệnh nhân đã mắc tiểu đường và cần được điều trị kịp thời.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc: chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào thì có thể tham khảo thêm một số phương pháp, ví dụ như: xét nghiệm định lượng HbA1C hoặc nghiệm pháp tăng glucose máu nhờ tiêm tĩnh mạch…
Xét nghiệm định lượng HbA1C hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán tiểu đường chính xác
4. Nên đi xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường ở đâu?
Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế có nhiều năm kinh nghiệm và được đánh giá cao cả về chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng xét nghiệm, kiểm tra. MEDLATEC có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động và hỗ trợ xét nghiệm cho nhiều trường hợp bệnh nhân.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Đặc biệt, đây là cơ sở y tế đầu tiên trong nước nhận được chứng chỉ CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ sau khi hoàn thành phòng LAB đạt chuẩn quốc tế. Các bạn đang băn khoăn về vấn đề: chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào, nên đi xét nghiệm ở đâu thì hãy tới MEDLATEC để được tư vấn, hỗ trợ.
Ngoài ra, Quý khách có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà tiện lợi của MEDLATEC. Để đặt lịch xét nghiệm, Quý khách có thể liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Chất lượng dịch vụ xét nghiệm của MEDLATEC được đánh giá cao, trong đó, dịch vụ xét nghiệm tận nơi được nhiều khách hàng lựa chọn
Mong rằng bài viết này đã giúp bệnh nhân giải đáp thắc mắc: chẩn đoán bệnh tiểu đường cần làm xét nghiệm nào. Khi phát hiện ra triệu chứng nghi mắc tiểu đường, bệnh nhân nên chủ động đi kiểm tra, làm xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời.