Sau khi tiêm vaccine cần làm gì và kiêng gì để giảm khó chịu? | Medlatec

Sau khi tiêm vaccine cần làm gì và kiêng gì để giảm khó chịu?

Sau khi tiêm vắc xin, hầu hết mọi người đều gặp phải một số tác dụng phụ khó chịu như người mệt mỏi, đau nhức cơ, đau nhức cánh tay tại vị trí tiêm, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ đến sốt vừa,... Những dấu hiệu này hầu hết không nghiêm trọng và sẽ biến mất sau vài ngày, tuy nhiên cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy sau khi tiêm vaccine cần làm gì để giảm khó chịu, nhanh hồi phục sức khỏe?


03/04/2022 | Hỏi đáp: Khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin Covid là gì?
15/03/2022 | Có nên mua gói vắc xin cho trẻ em không và nên mua ở đâu?
12/03/2022 | Tầm quan trọng của tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5 - 12 tuổi

1. Sau khi tiêm vaccine cần làm gì?

Sau khi tiêm vắc xin, bạn cần ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe. Hầu hết các trường hợp sốc phản vệ xảy ra trong 30 phút sau khi tiêm, khi đó bác sĩ có thể can thiệp kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

 Sau tiêm vắc xin nhiều người gặp phản ứng phụ nhẹ

 Sau tiêm vắc xin nhiều người gặp phản ứng phụ nhẹ

Sau thời gian chờ theo dõi, nếu không có dấu hiệu bất thường gì bạn có thể ra về tự theo dõi sức khỏe tại nhà. Tác dụng phụ sau tiêm sẽ xuất hiện sớm như: đau mỏi cơ, sốt nhẹ, người mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,... Những dấu hiệu này cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động tạo kháng thể chống lại virus, do vậy hầu hết mọi người đều sẽ gặp phải.

Cần tiếp tục theo dõi các tác dụng phụ gặp phải sau tiêm vắc xin, nếu có các dấu hiệu nặng sau cần sớm đưa đến cơ sở y tế như: khó thở, thở hụt hơi, đau tức ngực, sốt cao, người lờ đờ, mất ý thức,... Đây là các dấu hiệu sốc phản vệ phải can thiệp cấp cứu càng sớm càng tốt để giữ tính mạng, hạn chế di chứng sau tiêm phòng.

2. Sau tiêm vắc xin nên kiêng gì?

Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch sẽ cần hoạt động tương tác với vắc xin và hình thành kháng thể, do đó nên hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số điều lưu ý nên kiêng sau khi tiêm vắc xin:

Nên tránh uống rượu bia sau khi tiêm vắc xin

Nên tránh uống rượu bia sau khi tiêm vắc xin

2.1. Tránh uống rượu bia

Theo CDC Hoa Kỳ, mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy rượu bia làm giảm hiệu quả của vắc xin ngừa Covid-19 song các thực uống này có thể ức chế hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể mất nước. Trong hướng dẫn của Bộ Y tế, người sau tiêm vắc xin nên kiêng uống rượu bia ít nhất 3 ngày để miễn dịch cơ thể hoạt động tốt nhất.

Ngoài ra, rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng, từ đó người tiêm dễ gặp biến chứng sau tiêm hơn. Phản ứng khi uống rượu có thể bị nhầm lẫn với phản ứng sốc phản vệ sau tiêm, điều này có thể gây ra nguy hiểm khiến người bệnh không được can thiệp y tế kịp thời.

2.2. Tránh làm việc quá sức

Tác dụng phụ và ảnh hưởng của vắc xin phòng Covid khiến sức khỏe người tiêm giảm sút, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hơn. Lúc này, bạn cần nghỉ ngơi, ngủ sớm và đủ giấc cùng với ăn uống đầy đủ để hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Ngược lại, nếu cố gắng làm việc quá sức trong thời gian dài, không những sức khỏe chậm hồi phục mà tác dụng phụ sau tiêm có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nên sắp xếp công việc để bạn có thể nghỉ ngơi ít nhất 1 ngày hoặc làm việc nhẹ nhàng sau khi tiêm vắc xin.

2.3. Ngủ sớm và đủ giấc

Thức khuya không phải là thói quen tốt cho sức khỏe, đặc biệt có thể làm rối loạn nội tiết tố, rối loạn miễn dịch. Điều này đều không tốt khi hệ miễn dịch đang phải hoạt động mạnh mẽ để hình thành kháng thể chống lại virus.

Ngủ đủ giấc giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn

Ngủ đủ giấc giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn

Do đó, sau khi tiêm vắc xin, hãy dành thời gian ngủ sớm và ngủ đủ giấc 7 - 8 giờ ban đêm, sức khỏe của bạn sẽ được hồi phục nhanh chóng. 

3. Phản ứng phụ và cách xử lý sau tiêm vắc xin

Phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin rất thường gặp, điều này cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng tốt với vắc xin để hình thành kháng thể kháng bệnh. Tùy vào tình trạng sức khỏe và miễn dịch của từng người mà tác dụng phụ gặp phải cũng khác nhau.

Dưới đây là hai dạng phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cũng như cách xử lý để bạn cảm thấy dễ chịu hơn:

3.1. Phản ứng tại chỗ sau tiêm

Phản ứng tại chỗ sau tiêm vắc xin rất phổ biến, tỉ lệ khoảng 70 - 75% với các triệu chứng thường gặp như: Đau cơ, sốt, đau tại vị trí tiêm, đau đầu, mệt mỏi,... 

Sưng đau tại vị trí tiêm là tình trạng thường gặp

Sưng đau tại vị trí tiêm là tình trạng thường gặp

Triệu chứng này thường khá nhẹ và không kéo dài, thường sau vài ngày nghỉ ngơi hoặc có sự hỗ trợ của thuốc hạ sốt, giảm đau, triệu chứng sẽ giảm và biến mất. Ngoài phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người tiêm, mỗi loại vắc xin ngừa Covid có thể gây ra những nhóm triệu chứng tại chỗ khác nhau.

3.2. Phản ứng phản vệ

Phản ứng phản vệ sau tiêm vắc rất nguy hiểm do diễn tiến triệu chứng nhanh, can thiệp chậm trễ có thể dẫn đến tử vong hoặc di chứng nặng nề sau này. Phần lớn phản ứng phản vệ xảy ra sớm sau khoảng 30 phút sau tiêm, song vẫn có trường hợp muộn hơn từ vài giờ đến trong ngày, do đó không nên chủ quan khi bản thân không có triệu chứng gì.

Triệu chứng thường gặp khi bị phản vệ sau tiêm vắc xin bao gồm: nổi ban đỏ từng điểm hoặc từng đám, phù mí mắt, phù mặt, khó thở, thở rít, đau quặn bụng, huyết áp tăng cao hoặc giảm thấp quá mức, mất ý thức, ngừng tim,...

Cần nhận biết sớm dấu hiệu phản vệ để kịp thời đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất. Với các đối tượng có nguy cơ bị phản vệ cao, cũng cần tiêm vắc xin tại cơ sở y tế đủ điều kiện cấp cứu phản vệ nhanh chóng để đảm bảo an toàn.

Cần đưa đi cấp cứu nếu có dấu hiệu phản vệ sau tiêm

Cần đưa đi cấp cứu nếu có dấu hiệu phản vệ sau tiêm

Nắm được sau khi tiêm vaccine cần làm gì cũng như những lưu ý khi theo dõi sức khỏe sau tiêm sẽ giúp bạn giảm khó chịu và nhanh hồi phục sức khỏe. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 đến các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong tiêm chủng và xử lý phản vệ sau tiêm phòng sẽ hỗ trợ bạn nhanh chóng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp