Răng hàm có vai trò như thế nào và các vấn đề liên quan | Medlatec

Răng hàm có vai trò như thế nào và các vấn đề liên quan

Răng hàm có vai trò chính để nghiền nhỏ thức ăn, giúp cho quá trình tiêu hóa ở dạ dày diễn ra thuận lợi. Bất cứ nguyên nhân nào gây ra bệnh lý ở răng hàm đều sẽ đẩy bạn vào những rắc rối khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chiếc răng này cũng như biện pháp xử trí trước các bệnh lý xảy ra ở răng hàm.


31/01/2023 | Răng hô: Nguyên nhân - những ảnh hưởng và phương pháp điều trị
31/01/2023 | Răng nanh và đôi điều không nên bỏ qua
22/02/2022 | Bé mọc răng hàm không chịu ăn do đâu? Làm gì để cải thiện tình hình?

1. Răng hàm - chức năng và đặc điểm cơ bản

1.1. Răng hàm là răng nào?

Bộ răng vĩnh viễn của người trưởng thành thường có 32 chiếc chia đều ở hai hàm trên và dưới. Răng hàm là các răng mọc trong cùng của cung hàm, bảo vệ cho bộ nhai và xương hàm.

Vị trí của răng hàm trên cung răng

Vị trí của răng hàm trên cung răng

1/4 hàm sẽ có hai răng hàm nhỏ ở vị trí số 4, 5 và 3 răng hàm lớn ở vị trí số 6, 7, 8. Các răng hàm nhỏ thứ nhất và thứ hai là các răng vĩnh viễn mọc lên thay cho răng hàm sữa. Các răng hàm lớn là răng vĩnh viễn tự mọc không qua quá trình thay răng sữa.

Nói dễ hiểu thì răng hàm gồm có răng hàm nhỏ và răng hàm lớn, ở vị trí từ 4 đến 8. Một người trưởng thành bình thường có 20 răng hàm và răng ở vị trí số 6, 7 là hai răng vĩnh viễn cần được chăm sóc cẩn thận để tránh bị sâu hoặc bị tổn thương, gây ra nhiều hệ lụy cho cung hàm.

1.2. Cấu tạo của răng hàm

Răng hàm gồm các phần giống như các răng bình thường khác:

- Men răng: bao phủ thân răng, không chứa dây thần kinh, gồm 96% chất vô cơ.

- Ngà răng: là lớp trong của men răng, chứa buồng tủy và ống tủy, thành phần chính là chất vô cơ (70%) còn lại là nước và chất hữu cơ.

- Tủy răng: chứa dây thần kinh, mạch máu,...

Cấu tạo cơ bản của răng hàm

Cấu tạo cơ bản của răng hàm

1.3. Chức năng của răng hàm

- Nghiền nhỏ thức ăn để giúp cho dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh và dễ hơn.

- Bảo vệ xương hàm, giúp cho cấu trúc khuôn mặt cân đối và hài hòa.

- Việc phát âm sẽ tròn vành và rõ chữ khi giữa các răng hàm không có khoảng trống lớn.

2. Răng hàm có tự thay không?

Răng hàm có trường hợp tự thay nhưng cũng có trường hợp không thể tự thay. Cụ thể như sau:

- Răng hàm có tự thay

Đây là răng hàm nằm ở bộ răng sữa đã mọc trước đó và đến tuổi thay răng sẽ rụng đi để cho răng mới nhô lên. Răng hàm lớn số 1 và 2 ở cả 2 hàm răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn khi đến độ tuổi 10 - 12. Những chiếc răng hàm có thể này khi thay thành răng vĩnh viễn được gọi là răng tiền hàm.

- Răng hàm không thể tự thay

Là những chiếc răng hàm lớn số 3 (răng hàm số 6, 7 của bộ răng vĩnh viễn). Đây là những chiếc răng vĩnh viễn tự mọc không qua quá trình thay răng sữa nên nó cần được bảo vệ cẩn thận. Từ 13 tuổi trở đi, những chiếc răng hàm này sẽ mọc lên để đảm nhận vai trò quan trọng nhất trong việc nhai.

3. Sâu răng hàm - nguyên nhân và cách xử lý

3.1. Tại sao răng hàm dễ bị sâu?

Răng hàm phải tiếp xúc thường xuyên với thức ăn trong khi chúng lại nằm ở bên trong và trên bề mặt lại có các rãnh lõm nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công, men răng dễ bị phá hủy. Đây chính là lý do khiến cho nhiều người bị sâu răng hàm.

Răng hàm dễ bị sâu do nhiều nguyên nhân khác nhau

Răng hàm dễ bị sâu do nhiều nguyên nhân khác nhau

Cũng do nằm khuất bên trong nên khi răng hàm bị sâu rất khó phát hiện sớm. Mãi đến khi các dấu hiệu sâu răng đã trở nên rõ ràng hay bị đau nhức khi thì nhiều người mới phát hiện ra sâu răng và lúc đó mức độ sâu đã khá nặng.

3.2. Răng hàm bị sâu - xử lý thế nào?

Sâu răng hàm gây ra cảm giác đau đớn vô cùng dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm suy giảm sức khỏe. Do đảm nhận vai trò nhai nghiền thức ăn chủ chốt nên khi răng hàm bị sâu, thức ăn sẽ bị giắt lại gây khó chịu bên trong miệng.

Trường hợp sâu răng làm lớp men răng bị mất đi nhiều thì lực nhai của răng giảm, không thể ăn được món dai, cứng; răng bị ê buốt, đau nhức triền miên. Điều trị sâu răng hàm muộn dễ khiến cho các răng lân cận bị lây sâu răng. Răng bị sâu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến tủy răng và dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

Nhổ bỏ răng hàm bị sâu hay không phụ thuộc vào tình trạng sâu của từng người. Tuy nhiên, các bác sĩ nha khoa vẫn ưu tiên điều trị giữ lại răng hàm vì chỉ cần thiếu đi một chiếc răng hàm thì đều giảm chức năng nhai.

- Điều trị bảo tồn răng hàm sâu

+ Áp dụng với trường hợp phát hiện ra sâu răng sớm và mức độ sâu chỉ mới dừng ở men răng.

+ Làm sạch và trám hoặc hàn răng để xử lý ổ sâu.

+ Nếu răng hàm sâu vào phần tủy nhưng chưa ảnh hưởng sâu tới chân răng, ngà còn nguyên sẽ điều trị tủy và trám cho đầy thân răng, giúp đảm bảo một phần chức năng ăn nhai. Hoặc bác sĩ cũng có thể bọc sứ răng hàm bị sâu để điều trị bảo tồn.

- Trường hợp răng hàm bị sâu cần nhổ bỏ

Nếu tình trạng viêm, sâu răng hàm nghiêm trọng sẽ bắt buộc phải nhổ bỏ. Đây là những trường hợp răng sâu làm kích thích tủy răng, có nguy cơ vi khuẩn tấn công chân răng và ăn sâu vào trong xương hàm. Ngoài ra, nếu bị sâu cụt phần chân răng, viêm nha chu, vừa sâu răng vừa tụt lợi,... thì bác sĩ sẽ nhổ toàn bộ răng hàm bị sâu.

Khi đã điều trị xong phần răng hàm bị sâu cần chú ý giữ gìn răng miệng thật sạch để bảo vệ và tránh tái phát sâu răng. Đặc biệt, những trường hợp răng hàm đã rút tủy tuy đã được trám răng hay bọc sứ thì về lâu dài răng vẫn giảm độ bền và độ cứng, không còn tủy nuôi dưỡng nên dễ bị vỡ. Khi nhai đồ cứng cần nhai đồng đều răng hoặc tốt hơn là không nên nhai đồ quá cứng để bảo tồn răng.

Những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về răng hàm và cách xử trí khi chẳng may chiếc răng này bị sâu. Răng hàm đảm nhận chức năng rất quan trọng và là răng vĩnh viễn nên hãy cố gắng thăm khám nha khoa định kỳ để được hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của răng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp