Quy trình sinh thường diễn ra như thế nào? | Medlatec

Quy trình sinh thường diễn ra như thế nào?

Sinh thường là quá trình sinh nở thuận tự nhiên. Theo các chuyên gia, sinh thường là phương pháp tốt nhất đối với cả sản phụ và thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu quy trình sinh thường qua bài viết sau.


27/08/2022 | Thai phụ bị huyết áp cao có sinh thường được không?
22/08/2022 | Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vùng kín sau sinh thường và sau sinh mổ
31/03/2022 | Đau lưng sau khi sinh thường và sinh mổ khác nhau như thế nào?
10/01/2022 | Một số dị tật sơ sinh thường gặp và lời khuyên cho các mẹ bầu

1. Cùng tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của sinh thường và sinh mổ

1.1 Sinh thường

Trong quá trình sinh thường, em bé sẽ chào đời qua ngả âm đạo hay chính là ống sinh sản của người mẹ. 

Sinh thường mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ bầu và thai nhi

Sinh thường mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ bầu và thai nhi

- Ưu điểm của sinh thường: 

+ Mẹ có thể hồi phục nhanh và có thể chăm sóc con ngay sau sinh. 

+ Mẹ có thể cho con bú ngay sau 2 giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và tăng trưởng của bé trong tương lai. 

+ Giảm lượng máu mất sau sinh. 

+Tử cung co hồi tốt hơn, hạn chế nguy cơ ứ sản dịch. 

+ Khi đi qua ống sinh sản của mẹ, trẻ sẽ có thể tiếp xúc với những vi khuẩn có lợi. Điều này có tác dụng kích thích hệ miễn dịch. 

+ Áp lực ép đường sinh trong quá trình “vượt cạn” của mẹ có tác đẩy các dịch trong phổi của trẻ ra ngoài nhiều hơn. Do đó có thể hạn chế được những nguy cơ mắc phải một số bệnh lý về đường hô hấp.

- Nhược điểm:

+ Mẹ bầu phải chịu áp lực tâm lý, thấp thỏm chờ đợi không biết khi nào mình sẽ chuyển dạ. 

+ Chịu đau đớn trong quá trình “vượt cạn”. 

+ Mẹ bầu có thể gặp phải một số tác động không tốt đến vùng chậu, nhiều mẹ bầu gặp phải chứng đi tiểu không tự chủ sau sinh. 

+ Một số trường hợp xảy ra sự cố trong quá trình sinh nở hoặc mẹ bầu không đủ sức rặn. Tuy nhiên, trong trường hợp thai nhi đã tụt xuống tử cung thì không thể thay thế bằng phương pháp sinh khác nên sẽ gây ra những nguy cơ rủi ro cho thai nhi. 

1.2. Phương pháp sinh mổ

- Ưu điểm:

+ Mẹ không phải chịu cơn đau chuyển dạ như các bà mẹ sinh thường. Khoảng 30 phút sau khi lên bàn mổ, mẹ bầu có thể nhìn thấy con yêu của mình. 

+ Mẹ bầu có thể sinh đúng theo kế hoạch định ra và không phải chịu cảnh thấp thỏm chờ đợi nhưng những bà mẹ trải qua sinh thường. Do đó, sản phụ cũng như gia đình có thể chuẩn bị tâm lý và chủ động về thời gian. 

+ Với phương pháp sinh mổ, bé sẽ chào đời an toàn, nhất là những thai nhi có kích thước lớn. 

+ Khi mổ, bác sĩ có thể lấy thai nhanh và xử lý các vấn đề bất thường một cách dễ dàng hơn.

- Nhược điểm: 

+ Sinh mổ có thể gây ra một số tác dụng phụ khi gây tê, gây mê,… ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 

+ Khi sinh mổ, sản phụ có nguy cơ mất máu nhiều hơn, dễ xảy ra tình trạng băng huyết. 

+ Khi tử cung có sẹo mổ sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến lần mang thai tiếp theo.

+ Có nguy cơ dính các cấu trúc ổ bụng, xuất huyết hoặc thậm chí là tình trạng nhiễm trùng vết mổ.  

+ Sản phụ trải qua sinh mổ cần nhiều thời gian phục hồi sức khỏe, quá trình chăm sóc sản phụ cũng sẽ phức tạp hơn nhiều so với các trường hợp sinh thường. 

+ Trẻ sinh mổ sẽ không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi ở đường ruột của mẹ nên hệ miễn dịch chậm phát triển hơn so với trẻ sinh thường. 

+ Trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp cao hơn trẻ sinh thường. 

+ Quá trình tiết sữa ở sản phụ sinh mổ sẽ chậm hơn, do đó, trẻ sẽ được bú mẹ chậm hơn. 

2. Những trường hợp nên và không nên sinh thường?

- Những trường hợp nên sinh thường: 

+ Là những trường hợp mẹ bầu có sức khỏe tốt. 

+ Đường thoát của thai nhi không xảy ra bất cứ một cản trở nào. 

+ Thai nhi có đủ sức khỏe vượt qua ống sinh sản và trọng lượng của thai nhỏ hơn 4000g.

Những mẹ bầu khỏe mạnh nên sinh thường

Những mẹ bầu khỏe mạnh nên sinh thường

- Những trường hợp không nên sinh thường: 

+ Khung chậu của mẹ có bất thường chẳng hạn như hẹp, méo.

+ Đường thoát của thai bị cản trở, chẳng hạn như mẹ bị u xơ tử cung, trường hợp có rau tiền đạo,...

+ Thể trạng của mẹ bầu không tốt, không đủ sức khỏe để sinh thường. 

+ Sẹo tử cung do lần mổ trước có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh thường. 

+ Âm đạo mẹ bầu bị chít hẹp hoặc mẹ bầu gặp phải một số dị dạng sinh dục,…

+ Có hiện tượng suy thai cấp, bất đồng nhóm máu,… khiến trẻ không thể ở lâu trong bụng mẹ. 

+ Ngoài ra với những trường hợp thai quá to, già ngày hay một số trường hợp mang đa thai,... cũng không nên sinh thường. 

3. Tìm hiểu chi tiết về quy trình sinh thường

Quy trình sinh thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 12 đến 19 giờ ở những trường hợp sinh con đầu lòng. Với những lần sinh sau, quá trình “vượt cạn” sẽ ngắn hơn. 

3.1. Dấu hiệu sắp sinh

- Xuất hiện những cơn gò tử cung, từ những cơn gò thưa thớt đến những cơn dồn dập: Đây là những dấu hiệu kích thích tử cung giãn ra để giúp bé có thể lọt ra khỏi cơ thể mẹ một cách dễ dàng. 

Mẹ bầu cần lưu ý đi khám sớm nếu xuất hiện cơn gò tử cung bất thường

Mẹ bầu cần lưu ý đi khám sớm nếu xuất hiện cơn gò tử cung bất thường

- Vỡ ối: Là tình trạng vài giọt hoặc một dòng chất lỏng chảy ra từ phía âm đạo. Lúc này mẹ cần nhập viện sớm để được bác sĩ can thiệp xử trí. 

- Bật nút nhầy cổ tử cung khiến cổ tử cung mềm hơn và lớn hơn: Là tình trạng âm đạo của mẹ tiết ra một ít dịch màu nâu hoặc hồng hay đặc quánh như cục máu đông. 

- Cổ tử cung của mẹ mở rộng hơn để em bé có thể chui ra ngoài một cách dễ dàng hơn. 

3.2. Các giai đoạn cơ bản trong quy trình sinh thường

Trong quy trình sinh thường, mẹ bầu sẽ phải trải qua những giai đoạn như sau: 

- Giai đoạn chuyển dạ: Được tính từ lúc cổ tử cung hé mở đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn(khoảng 10 cm). Giai đoạn này có thể kéo dài 20 giờ và chia làm 2 giai đoạn nhỏ hơn là chuyển dạ tiềm thời và chuyển dạ thực sự.

Một số mẹ bầu phải rạch tầng sinh môn trong quá trình đẻ thường

Một số mẹ bầu phải rạch tầng sinh môn trong quá trình đẻ thường

- Giai đoạn sinh con: Bắt đầu khi cổ tử cung của mẹ mở hoàn toàn tới mức 10cm. Lúc này, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách lấy hơi và rặn để đẩy em bé ra ngoài đường sinh dễ dàng hơn. Đầu của em bé sẽ bị đẩy ra trước, sau đó là đến cổ-vai, thân và chân. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể dùng dao để cắt tầng sinh môn nhằm giúp em bé ra ngoài một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

- Giai đoạn sổ rau thai: Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình sinh thường. Vài phút sau khi sinh, tử cung bắt đầu co thắt một lần nữa để tách nhau thai ra khỏi tử cung, bác sĩ sẽ lấy tay ấn nhẹ vào đáy tử cung  để tống nhau thai ra ngoài.

Nếu còn thắc mắc về quy trình sinh thường và một số vấn đề sức khỏe khác hoặc có nhu cầu thăm khám thai, chị em có thể liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chi tiết hơn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề về huyết trắng nữ giới nên biết

Các vấn đề bất thường liên quan đến huyết trắng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, biết được bất thường về huyết trắng là cách để nữ giới chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ chính mình. Nội dung bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến yếu tố này.
Ngày 19/06/2023

Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai

Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. 
Ngày 15/06/2023

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ thường xảy ra vào giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Khi mắc bệnh, đường huyết của mẹ bầu tăng cao hơn bình thường. Tình trạng này cần được kiểm soát tốt để tránh gây hại đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 
Ngày 15/06/2023

Soi cổ tử cung - Xua tan nỗi lo về các bệnh lý liên quan tử cung

Soi cổ tử cung là một kỹ thuật y khoa giúp phát hiện sớm các tổn thương ở cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tìm hiểu về kỹ thuật và mục đích của soi cổ tử cung sẽ giúp chị em sớm phát hiện các bất thường ở cổ tử cung , từ đó có phương pháp điều trị sớm. 
Ngày 14/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp