Tai biến luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là những người có tiền sử về huyết áp và bệnh nền. Bệnh một khi đã tái phát thì tỷ lệ sống không cao và khả năng điều trị phục hồi cũng không đạt nhiều kết quả. Việc điều trị tai biến mạch máu não có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó thời gian và phương pháp điều trị luôn là yếu tố quyết định.
11/11/2022 | Biểu hiện khi bị tai biến nhẹ và hướng xử lý 17/09/2022 | Góc giải đáp: Tai biến và đột quỵ có nguy hiểm không? 26/08/2022 | Những dấu hiệu tai biến ở người trẻ và cách xử trí
1. Những điều cần biết về tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là tình trạng máu lên não đột ngột bị mất hoặc chảy máu trong sọ não, làm chết các tế bào não. Từ đó dẫn đến liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác hay hôn mê, khả năng gây tử vong cao. Bệnh nhân tai biến sau điều trị khó phục hồi, khả năng hồi phục chức năng không cao. Do vậy, các bệnh nhân tai biến luôn là gánh nặng về kinh tế đối với mỗi gia đình.
Các dấu hiệu sau đây đang cảnh báo tai biến mạch máu não ở các mức độ từ nhẹ đến nặng:
-
Bệnh nhân có cảm giác bị tê hoặc yếu ở mặt, tay chân hoặc một nửa người rất đột ngột.
-
Có dấu hiệu loạn ngữ, lú lẫn, mất cảm giác, rối loạn thị giác.
-
Bị choáng váng, mất thăng bằng, không tự điều khiển được tay chân.
-
Đau đầu đột ngột, cùng rất nhiều dấu hiệu khác.
Khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân có khả năng điều trị tai biến mạch máu não có khả năng phục hồi tốt nếu được cấp cứu trong vòng 3-4 tiếng. Để càng lâu, khả năng điều trị phục hồi càng giảm, tỷ lệ tử vong cao.
Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính gây tai biến là do thiếu máu cục bộ, xơ vữa động mạch, xuất huyết não, cao huyết áp, và nhiều nguyên nhân khác do bệnh lý, bệnh nền, tuổi cao,...
Những đối tượng có nguy cơ tai biến cao
Nhóm đối tượng sau thuộc dạng có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não: người già, người cao tuổi có bệnh nền về tim mạch và huyết áp, người béo phì, người nghiện rượu hoặc thuốc lá, người ít vận động, bị stress dài ngày, bệnh nhân tiểu đường, huyết áp,...
Người già là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não
2. Phương pháp điều trị tai biến mạch máu não
Việc điều trị tai biến mạch máu não nhằm giảm tỷ lệ tử vong, phục hồi tối đa các chức năng cơ thể bị ảnh hưởng sau tai biến. Hiện nay, việc điều trị tai biến ứng dụng những phương pháp sau:
Phương pháp điều trị tổng hợp
Là áp dụng nhiều phương pháp cùng một lúc như: thay đổi tư thế nằm, truyền dịch, dẫn lưu, tăng thông khí, phẫu thuật, sử dụng thuốc,... Bệnh nhân được theo dõi nghiêm ngặt, nuôi ăn bằng đường sonde dạ dày, cung cấp dinh dưỡng dạng lỏng. Theo dõi và áp dụng các phương pháp điều trị tích cực nhằm phục hồi tốt nhất các khả năng về nhận thức, cảm giác, tri giác của bệnh nhân, chống nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị đặc hiệu
Áp dụng cho cho những bệnh nhân bị tai biến do đột quỵ thiếu máu não. Phương pháp chính là dùng thuốc tiêu huyết khối, thuốc chống kết tập tiểu cầu. Chủ yếu là dùng thuốc aspirin điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch. Cùng với đó là các loại thuốc chống đông máu máu, điều trị tiêu cục huyết khối, thuốc bảo vệ tế bào thần kinh, dinh dưỡng thần kinh,... Phương pháp này chỉ hiệu quả với những bệnh nhân tai biến được phát hiện sớm và đưa đến bệnh viện trong khoảng 3-4 tiếng khi xuất hiện triệu chứng.
Điều trị dự phòng tai biến mạch máu não
Có thể thấy, việc điều trị tai biến mạch máu não thường khó đạt được kết quả do nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy, để tránh gặp phải tình trạng này thì cách tốt nhất là có giải pháp dự phòng ngay từ sớm. Nhất là với nhóm người có nguy cơ cao, người mắc các bệnh về đường huyết, tim mạch, người già yếu,... và kiểm soát bệnh lý hiệu quả. Xây dựng lối sống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể dục, phòng tránh xơ vữa động mạch ở người già...
Hiệu quả điều trị tai biến mạch máu não phụ thuộc thời gian phát hiện bệnh
3. Tầm quan trọng của tầm soát tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não gây nên những hậu quả khôn lường. Đặc biệt là việc khó phục hồi tổn thương và các chức năng của người bệnh sau tai biến. Do vậy, việc tầm soát tai biến mạch máu não hiện nay được coi như giải pháp hữu hiệu để góp phần quan trọng ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm này.
Những người có nguy cơ cao bị tai biến khi được tầm soát sẽ xác định được nguy cơ, mức độ và khả năng bị tai biến bất ngờ. Từ đó có những giải pháp điều trị dự phòng hữu hiệu. Đồng thời, khi đã xác định được nguy cơ tai biến thì bản thân người bệnh và người nhà có thể chủ động theo dõi hàng ngày một cách chặt chẽ. Từ đó có thể chủ động trong việc phát hiện các dấu hiệu tai biến ngay từ rất sớm và dưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời. Điều này vô cùng quan trọng trong hiệu quả điều trị tai biến tai biến mạch máu não.
Những người cần tầm soát tai biến
Những đối tượng sau đây cần được tầm soát tai biến, đột quỵ:
-
Bệnh nhân mắc bệnh lý thiếu cục bộ, tiểu đường, đau nửa đầu Migraine, mắc bệnh tim mạch, hẹp động mạch, chứng ngưng thở khi ngủ, cao huyết áp,...
-
Người béo phì, có hàm lượng cholesterol cao,...
-
Người dùng hormone sau mãn kinh.
-
Người ít vận động thể thao, có lối sống không lành mạnh, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia,...
-
Tiền sử trong gia đình từng có người bị tai biến.
-
Người trên 45 tuổi trở lên có nguy cơ tai biến.
Người trung niên có bệnh lý cần tầm soát tai biến mạch máu não
Các phương pháp tầm soát tai biến mạch máu não
Để tầm soát tai biến, đột quỵ, hiện nay ngành y học áp dụng những phương pháp sau đây:
- Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ giúp phát hiện và phân biệt giữa nhồi máu não và xuất huyết não. Ngoài ra chụp MRI sọ não còn giúp phát hiện các tổn thương, u, viêm não, tình trạng teo não, dị dạng mạch não,...
- Điện tim thường (ECG): Nhằm phát hiện các vấn đề bất thường ở tim, bệnh lý về tim mạch, các rối loạn tim mạch, đánh giá nguy cơ nhồi máu cơ tim,...
- Xét nghiệm máu: thông qua xét nghiệm huyết học, đông máu hoặc sinh hóa máu để phát hiện các bất thường trong máu, sự bất thường ở hồng cầu, thiếu máu, nhiễm trùng máu, rối loạn đông máu,... Đây là những yếu tố gây nguy cơ tai biến cao.
- Soi đáy mắt trực tiếp: Kiểm tra tầm nhìn, đánh giá tình trạng tổn thương đáy mắt do bệnh lý tiểu đường hoặc huyết áp cao.
- Chụp X-quang: Nhằm đánh giá tình trạng của lồng ngực và tim mạch.
Ngoài ra còn có thể áp dụng thêm các phương pháp khác như: siêu âm bụng, siêu âm Doppler tim, siêu âm Doppler động mạch cảnh, chụp CT,... Nhằm đánh giá một cách tổng quát, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, nhất là vùng não, mạch máu để có phương án điều trị dự phòng ngay từ sớm, hạn chế tối đa nguy cơ bị tai biến cho người bệnh.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, tận tâm, cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đặc biệt là hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh như máy chụp MRI, máy chụp CT, X-quang, máy siêu âm,... qua đó có thể phát hiện những tổn thương rất nhỏ, đánh giá hiệu quả các bệnh lý về mạch máu, sọ não, khối u não, tầm soát những cơn đột quỵ hiệu quả. Để đặt lịch khám nhanh và chủ động, quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.