Có nhiều mức độ tai biến mạch máu não từ nhẹ đến nặng, trong phạm vi bài viết ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tai biến nhẹ để nắm được các phương pháp phòng ngừa để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến cơ thể.
17/09/2022 | Góc giải đáp: Tai biến và đột quỵ có nguy hiểm không? 26/08/2022 | Những dấu hiệu tai biến ở người trẻ và cách xử trí 14/04/2022 | Tái phát tai biến mạch máu não - Hậu quả và phòng ngừa
1. Tìm hiểu về tai biến nhẹ
Tai biến mạch máu não là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh lý mạn tính về tim mạch, đái tháo đường,… mà chúng ta không thể chủ quan. Bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề hoặc dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Do đó, dù là ở giai đoạn nhẹ của tai biến, chúng ta cũng không nên chủ quan.
Một số thuật ngữ có thể dùng để gọi tình trạng tai biến nhẹ như: tai biến mạch máu não hồi phục nhanh hoặc là đột quỵ não ở thể nhẹ. Mức độ nhẹ nhất đó là tai biến mạch máu não thoáng qua.
Thông thường, máu sẽ được cung cấp tới não nhằm duy trì những hoạt động bình thường của não bộ. Tuy nhiên, khi mạch máu não bị tổn thương hay nói cách khác là máu bị dừng cung cấp lên não đột ngột, chức năng thần kinh sẽ bị ảnh hưởng do thiếu oxy, đó chính là những biểu hiện của tình trạng tai biến nhẹ.
Khi mắc tai biến nhẹ, nếu phát hiện cũng như có những biện pháp để hạn chế sự tiến triển của bệnh thì có thể hồi phục một phần hay hoàn toàn sau khi điều trị.
Dù ở mức độ nhẹ nhưng tình trạng có thể tiến triển đến giai đoạn nặng hơn
2. Những biểu hiện của cơ thể khi xuất hiện tình trạng tai biến nhẹ
Trên thực tế, người bị tai biến nhẹ sẽ có những biểu hiện giống như: đột quỵ tuy nhiên ở giai đoạn này cơn tai biến sẽ biến mất trong vòng 1-2 giờ và nó được hiểu như cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Những dấu hiệu của cơ thể người mắc tai biến nhẹ như sau:
Xuất hiện cơn đau đầu bất thường và dữ dội
Thông thường, khi bị đau đầu nhẹ chúng ta thường bỏ qua những yếu tố liên quan và để bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu của cơn đau đột ngột và thường đau dữ dội thì đó có thể là dấu hiệu của một cơn tai biến nhẹ. Khi cơ thể có những biểu hiện như vậy bạn cũng không nên quá lo lắng hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Phần lớn những người bị tai biến nhẹ sẽ gặp phải những cơn đau đầu dữ dội
Hoa mắt, ù tai và không giữ được thăng bằng
Khi mạch máu bị tổn thương và máu tắc nghẽn không được lưu thông lên não cơ thể sẽ có một số dấu hiệu như: chóng mặt, tay chân yếu đi, loạng choạng và cơ thể không giữ được thăng bằng.
Tình trạng rối loạn ngôn ngữ tạm thời
Trước cơn tai biến hoặc tai biến nhẹ, người bệnh thường sẽ khó nói, khó diễn đạt biểu cảm hoặc gặp tình trạng nói ngọng. Biểu hiện này cũng có thể xảy ra với những người đã trải qua cơn tai biến nhẹ.
Tê bì ngón tay, ngón chân
Khi máu không lưu thông, người bệnh có thể có cảm giác tê bì ngón chân và ngón tay, đôi lúc sẽ có cảm giác như bị kim châm. Tuy nhiên, biểu hiện này cũng có thể gặp phải khi người bệnh mắc các bệnh về xương khớp hay tiểu đường,…
Biểu hiện rối loạn về thị giác
Biểu hiện này thường không phải là những biểu hiện chính của bệnh, tuy nhiên cũng cần chú ý đến. Hiện tượng mắt lập lòe hoặc bị chói, cảm giác hoa mắt cũng chính là một dấu hiệu của tai biến nhẹ.
Rối loạn về nhận thức
Những người bị tai biến nhẹ có thể có những biểu hiện nhớ nhớ quên quên, hoặc không nhớ rõ vị trí đồ vật mình từng thấy hoặc mất định hình về không gian và thời gian .
Biểu hiện run chân, tay và đi lại không vững
Biểu hiện rất dễ nhận biết của tai biến nhẹ chính là bị run tay, chân và cơ thể mất thăng bằng không thể đứng vững. Khi những biểu hiện này có mức độ tăng lên theo thời gian thì nên chú ý và có biện pháp điều trị hợp lý.
Nên chú ý đến tình hình sức khỏe của người bệnh, vì những biểu hiện của đột quỵ nhẹ có thể tái phát hoặc xuất hiện những cơn tai biến nặng hơn.
Tai biến nhẹ là bệnh lý không nên chủ quan
3. Phòng chống tai biến nhẹ bằng cách nào?
Tai biến nhẹ chính là một cảnh báo của những cơn tai biến mạch máu não nặng nề hơn. Vì thế khi thấy những biểu hiện kể trên, nhất là đối với những người lớn tuổi, cần thực hiện một số biện pháp sau đây để cải thiện tình trạng:
3.1. Cung cấp cho cơ thể chế độ dinh dưỡng hợp lý và đảm bảo
-
Chế độ ăn cần cung cấp và tăng cường bổ sung thêm các loại hạt dưỡng chất và rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin và nước,…
-
Chế biến món ăn đơn giản như luộc và hấp, không nên sử dụng đồ ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ.
-
Đảm bảo định mức muối phù hợp trong chế độ ăn hàng ngày.
-
Chế độ ăn nên giảm đường, giảm mỡ đối với những người có bệnh lý tim mạch hoặc rối loạn chuyển hóa.
3.2. Xây dựng, duy trì thói quen tốt và lối sống khoa học
Chế độ dinh dưỡng sẽ luôn phải đi kèm cùng với thói quen và lối sống sinh hoạt khoa học để hỗ trợ và giảm nguy cơ tai biến.
-
Luôn có một tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định và lạc quan.
-
Có một lối sống và sinh hoạt hợp lý, khoa học, luôn ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và làm việc quá sức,…
-
Nâng cao sức khỏe bằng cách duy trì tập thể dục thể thao đều đặn. Nên dành thời gian luyện tập mỗi ngày.
-
Không để chỉ số mỡ máu, lượng đường huyết hay huyết áp vượt quá mức an toàn quy định.
3.3. Thăm khám định kỳ để biết về tình hình bệnh
Tai biến nhẹ nếu không nhận biết sớm có thể gây ra tình trạng đột quỵ, nguy hiểm nhất là có thể tử vong. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan, khi có biểu hiện cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám và đưa ra hướng điều trị từ bác sĩ.
Mỗi năm bạn nên đi khám định kỳ 2 lần
Hy vọng những thông tin trên đây về bệnh tai biến nhẹ có thể giúp các bạn hiểu thêm cũng như biết cách để hạn chế sự tiến diễn của bệnh. Nếu có thắc mắc về bệnh hoặc đặt lịch thăm khám, quý vị hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.