Theo các chuyên gia, việc vận động hoặc tập luyện thể dục thể thao quá mức có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Vậy các hệ lụy của việc vận động quá sức là gì? Xem ngay các thông tin chi tiết có trong bài viết sau đây của MEDLATEC nhé!
26/09/2022 | Đi khám vì mệt mỏi, nữ bệnh nhân vô tình phát hiện ra mình dị dạng thận 20/09/2022 | Đừng chủ quan với triệu chứng mệt mỏi khó thở và chóng mặt 05/08/2021 | Làm việc quá sức ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của bạn?
1. Vận động quá sức được hiểu là như thế nào?
Để hiểu rõ các hệ lụy của việc vận động quá sức, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu thế nào là vận động quá sức trước nhé!
Tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng của cơ thể, mỗi người có các định mức khác nhau về khả năng vận động, tập luyện thể dục thể thao. Trong đó, mức khuyến cáo vận động được đưa ra như sau:
Khi rơi vào tình trạng vận động quá sức, bạn có thể gặp phải một số dấu hiệu sau đây:
-
Khi tập luyện thể dục hoặc sinh hoạt thông thường có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng.
-
Ngủ không ngon, không sâu giấc.
-
Có các cảm giác chán nản, buồn bã khi tập luyện. Điều này được lý giải rằng khi tập luyện thể chất là đúng cách, cơ thể sẽ giải phóng ra hormone endorphin tạo cảm giác hạnh phúc, vui vẻ giúp cải thiện tinh thần. Tuy nhiên, khi cường độ tập luyện là quá cao hay quá sức, cơ thể không có thời gian hồi phục và sản xuất ra hormone này. Trong trường hợp này, tập luyện là phản tác dụng.
-
Dễ bị ốm hơn so với trước kia. Dấu hiệu này cảnh báo hệ miễn dịch và sức đề kháng của bạn đang bị suy giảm.
-
Tính tình bất thường, dễ cáu gắt, nổi giận hơn bình thường.
-
Cả nam và nữ đều có xu hướng giảm các ham muốn tình dục.
Mệt mỏi, đuối sức là một trong những biểu hiện đặc trưng khi vận động quá sức
2. Vận động quá sức gây ra những hệ lụy gì với sức khỏe?
Các hệ lụy của việc vận động quá sức có thể xảy ra gồm có:
Nhịp tim bất thường, bị rối loạn
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tập luyện thể thao với cường độ lớn và trong thời gian dài đòi hỏi một sức bền thường xuyên hơn bình thường. Hệ lụy gây ra trực tiếp với sức khỏe là tim bị “ngộ độc”, các cấu trúc cơ tim thay đổi “vĩnh viễn”.
Sự thay đổi này là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nhịp tim rối loạn và biến đổi thất thường, gia tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về tim hoặc suy tim, đột quỵ,... Với hệ lụy của việc vận động quá sức này, khi làm việc hoặc tập luyện thể thao, mỗi người cần cân nhắc và tiến hành theo khả năng của cơ thể.
Rối loạn nhịp tim là một trong những hệ quả của việc vận động quá sức
Cơ thể mất nước trầm trọng
Hệ lụy của việc vận động quá sức là gì? Cơ thể vận động quá sức dễ gây ra tình trạng mất nước. Nếu tình trạng này xảy ra liên tục và không được bổ sung nước kịp thời có thể gây mất nước mạn tính, hại thận, sa sút trí tuệ và một số vấn đề khác.
Hệ miễn dịch bị suy giảm
Khi cơ thể chịu áp lực nặng về thể chất do hoạt động quá sức, hormone Cortisol tại tuyến thượng thận sẽ được tiết ra. Tuy nhiên khi hàm lượng hormone này là quá mức sẽ gây một số bất lợi đối với sức khỏe, suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.
Sự yếu đi của xương
Dưới sự ảnh hưởng của nồng độ cao Cortisol, mô xương được tích lũy có xu hướng ít hơn so với mô xương bị phân hủy. Đây chính là nguyên nhân khiến hệ lụy của việc vận động quá sức là rạn xương, nứt xương,... xảy ra. Bên cạnh đó, mật độ xương bị suy giảm cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về xương khớp như loãng xương, viêm khớp.
Nguy cơ gặp các chấn thương
Lao động hoặc tập luyện thể thao quá sức, đặc biệt là khi chỉ tập trung vào một nhóm cơ có thể dẫn đến các chấn thương thể chất. Có thể kể đến như căng cơ, bong gân, rách gân, viêm gân, gãy xương,...
Vận động quá sức làm tăng nguy cơ gặp các chấn thương
Các ảnh hưởng tới hệ thần kinh
Một hệ lụy của việc vận động quá sức khác có thể kể đến chính là gây ra các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh. Các biểu hiện lúc này có sự tương đồng với người bị chứng trầm cảm mạn tính như mất ngủ, dễ nổi nóng, cáu gắt, cơ thể mệt mỏi,...
3. Lời khuyên của bác sĩ khi bạn gặp tình trạng vận động quá sức?
Các hệ lụy của việc vận động quá sức trở nên nghiêm trọng hơn khi không được khắc phục kịp thời. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên:
-
Để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi bằng cách giảm hoặc ngừng việc tập luyện các bài tập.
-
Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đặc biệt là trong quá trình tập luyện thể dục thể thao, lao động nặng.
-
Làm nóng cơ thể và khởi động trước khi tập luyện để giảm tối đa các chấn thương có thể xảy ra.
-
Thay đổi chế độ dinh dưỡng, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
-
Chơi các bài tập thể thao nhẹ nhàng, có xu hướng giảm tảo mệt mỏi, thư giãn, tránh việc trung quá sức vào một nhóm các cơ bắp trên cơ thể.
-
Ngủ đủ giấc, sâu giấc.
Nên ưu tiên tập luyện các bài phù hợp với thể trạng, tránh tình trạng vận động quá sức
3. Những lưu ý trong cách ăn sau tập luyện
Sau tập luyện, để bổ sung lại năng lượng cho cơ thể và tránh tình trạng mất sức, bạn có thể sử dụng các bữa ăn nhé. Trong đó, cần lưu ý những vấn đề sau:
-
Sử dụng thức ăn sau khi tập luyện, chậm nhất là trong vòng 30 phút nhằm ổn định lượng đường trong máu, tránh tình trạng mệt mỏi, đói.
-
Không nên ăn hàm lượng quá cao Protein và tinh bột sau tập luyện. Điều này có thể khiến dễ bị tăng cân nhanh chóng.
-
Bù nước sau quá trình tập luyện.
-
Các thực phẩm được ưu tiên sau tập luyện thể dục – thể thao gồm có trứng gà, bánh mì, sữa, hoa quả, nước ép,...
Hệ lụy của việc vận động quá sức có thể xảy ra với bất cứ ai. Do đó, để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất, mỗi người không chỉ chủ động tập luyện thể dục thể thao mà còn cần xây dựng một kế hoạch tập luyện khoa học – phù hợp.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan mà MEDLATEC muốn chia sẻ. Để được hỗ trợ tư vấn với các vấn đề liên quan đến sức khỏe, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng.