Viêm kết mạc là vấn đề về mắt thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện và điều trị đúng cách, trẻ có nguy cơ bị suy giảm thị lực nghiêm trọng. Chính vì thế các bậc phụ huynh khá quan tâm tới phương pháp cũng như các loại thuốc hỗ trợ điều trị viêm kết mạc ở trẻ.
03/06/2021 | Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc mắt chuẩn 19/05/2021 | Những triệu chứng điển hình nhất của trẻ bị viêm kết mạc mắt 18/05/2021 | Triệu chứng viêm kết mạc herpes và những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ 18/05/2021 | Viêm kết mạc mắt là bệnh như thế nào? Cách điều trị ra sao?
1. Bệnh viêm kết mạc mắt
Viêm kết mạc mắt là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ vào thời điểm giao mùa, lúc này cơ thể của bé khá nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và một số tác nhân bên ngoài. Trên thực tế, đây là một trong những căn bệnh lành tính, chúng chỉ ảnh hưởng một chút tới sinh hoạt và khả năng nhìn của trẻ trong thời gian mắc bệnh. Sau khi điều trị khỏi, bé sẽ không cảm thấy khó chịu ở mắt.
Bạn đừng chủ quan khi trẻ bị bệnh viêm kết mạc mắt
Trên thực tế, những dấu hiệu bệnh viêm kết mạc dễ nhầm lẫn với các vấn đề khác liên quan tới mắt, ví dụ như: loét giác mạc hoặc tình trạng viêm mống mắt,… Mỗi loại bệnh đều có cách điều trị riêng để giải quyết dứt điểm tình trạng viêm nhiễm ở mắt.
Các bậc phụ huynh đừng nghĩ rằng viêm kết mạc ở mắt là bệnh lành tính mà chủ quan, bỏ qua việc điều trị. Nếu không được xử lý đúng cách, thị lực của trẻ nhỏ có nguy cơ bị suy giảm đáng kể. Tốt nhất khi phát hiện triệu chứng, các bậc phụ huynh nên đưa bé đi khám và tìm ra phương pháp điều trị viêm kết mạc ở trẻ phù hợp nhất.
2. Tác nhân gây bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ nhỏ
Khi tìm hiểu về căn bệnh này, chúng ta không nên bỏ qua việc nghiên cứu những nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc mắt đối với trẻ nhỏ. Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả nhất.
Các bác sĩ cho biết ba nguyên chính khiến bệnh viêm kết mạc mắt ở trẻ nhỏ đó là: do vi khuẩn, vi rút hoặc lậu cầu. Trong đó, hiện tượng viêm kết mạc mắt do lậu cầu thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh.
Trẻ mắc bệnh thường xuyên dụi mắt
2.1. Do vi khuẩn gây bệnh
Cụ thể, trẻ bị viêm kết mạc do một số loại vi khuẩn tụ cầu hoặc phế cầu, trực khuẩn Weeks. Trong đó, các triệu chứng bệnh thường xảy ra khá bất ngờ ở một bên mắt và dần dần lan sang cả hai mắt và khiến em bé gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Bởi vì trẻ thường cảm thấy mắt có nhiều nhèm nhử, cộm và rất khó mở mắt ra.
Nhiều trường hợp nghiêm trọng còn thấy dử mắt ở dạng mủ, thậm chí là tình trạng xuất huyết xảy ra ở vùng kết mạc. Nếu phát hiện ra tình trạng trên, cha mẹ hãy cho bé đi và lựa chọn phương pháp điều trị viêm kết mạc ở trẻ phù hợp nhất.
2.2. Do vi rút gây bệnh
Các loại vi rút có khả năng gây viêm kết mạc mắt ở trẻ nhỏ là Adenovirus hoặc Herpesvirus. Một số bệnh nhân nhỏ tuổi vừa đối mặt với tình trạng viêm kết mạc, vừa có biểu hiện sốt, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Ngoài ra, các bé còn có một số hạch nổi lên trước tai. Dựa vào những triệu chứng kể trên, cha mẹ hãy theo dõi và đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
Tình trạng nguy hiểm hơn cả đó là giác mạc bị tổn thương nghiêm trọng, lúc này thị lực của bé suy giảm nhanh chóng, nhìn mọi vật xung quanh khá mờ. Tình trạng này cần được phát hiện và điều trị để giảm thiểu nguy cơ biến chứng xảy ra.
2.3. Do lậu cầu
Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ bị viêm kết mạc do lậu cầu gây ra, đặc biệt là những trẻ sinh thường. Một số dấu hiệu nhận biết là: mí mắt sưng to, có mủ ở dạng dử mắt,… Vấn đề này hết sức nghiêm trọng và cần có cách điều trị viêm kết mạc ở trẻ càng sớm càng tốt. Nếu không, trẻ sơ sinh phải đối mặt với nguy cơ mù lòa rất cao. Đây là điều không bậc phụ huynh nào mong muốn xảy ra đối với con mình.
Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc mắt
3. Phương pháp điều trị viêm kết mạc ở trẻ
Như đã phân tích ở trên, để tìm ra phương pháp điều trị viêm kết mạc ở trẻ hiệu quả nhất, cha mẹ cần nắm được nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của con. Dựa vào đó, chúng ta sẽ lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp và an toàn nhất cho các bệnh nhân nhí.
3.1. Sử dụng thuốc không kê đơn
Đối với những bệnh nhân mắc viêm kết mạc dạng nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo và cho bé sử dụng các loại thuốc không kê đơn. Trong đó, thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9% là sản phẩm phổ biến hơn cả, với bảng thành phần lành tính và công dụng tuyệt vời. Chúng ta nên duy trì cho bé sử dụng sau mỗi 2 tiếng đồng hồ để giảm thiểu tình trạng khô mắt hoặc cảm giác cộm ở mắt.
Việc điều trị viêm kết mạc ở trẻ là vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa biến chứng xấu
Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, omega - 3 vào bữa ăn hàng ngày của bé bị viêm kết mạc. Đây là những loại thực phẩm bổ dưỡng và giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.
3.2. Sử dụng thuốc kê đơn
Nếu các triệu chứng bệnh phức nghiêm trọng hơn, cha mẹ không nên tự ý cho bé sử dụng thuốc mà phải tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ. Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay là thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt có corticoid.
Cả hai loại thuốc trên đều có tác dụng khá rõ rệt, chúng ta nên sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng chúng. Thông thường, bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc nhỏ mắt kể trên trong khoảng 7 - 10 ngày tùy loại và theo dõi các triệu chứng. Nếu như tình trạng viêm kết mạc ở của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ sẽ đổi loại thuốc khác phù hợp hơn với bé.
Một lưu ý khi điều trị viêm kết mạc ở trẻ đó là không dùng thuốc kê đơn bừa bãi, nhất là trong trường hợp bé đang mắc bệnh viêm loét giác mạc. Tác động của thuốc có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng tới thị lực của em bé.
Khi dùng thuốc nhỏ mắt có kê đơn, bạn phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ
Hy vọng rằng bài viết đã giúp các bậc phụ huynh quan tâm nhiều hơn tới căn bệnh viêm kết mạc ở trẻ nhỏ. Dù đây chỉ là bệnh lành tính nhưng nếu chủ quan, bỏ qua việc điều trị viêm kết mạc ở trẻ, bé có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng, suy giảm thị lực.