Đau bụng là hiện tượng thường gặp ở nữ giới khi đến ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mặc dù đã tới tháng và bị đau bụng nhưng lại không thấy kinh nguyệt xuất hiện. Vậy phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là bị làm sao, hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp qua chia sẻ dưới đây.
13/12/2021 | Lý giải nguyên nhân khiến nữ giới bị đau bụng sau khi quan hệ 27/10/2021 | Các loại thuốc giảm đau bụng kinh và lưu ý khi sử dụng
1. Nguyên nhân khiến cho phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh
1.1. Mang thai
Đối với nhiều phụ nữ, nếu kỳ kinh đến, bị đau bụng dưới nhưng không thấy ra máu ở âm đạo thì đây có thể là tin vui vì nó báo hiệu họ sắp được làm mẹ. Sở dĩ nói như vậy là bởi vào những tuần đầu của thai kỳ, trứng đã được thụ tinh cần di chuyển về với tử cung để làm ổ cho thai phát triển nên gây ra hiện tượng đau âm ỉ bụng dưới. Bên cạnh hiện tượng đau bụng thì phụ nữ mang thai giai đoạn đầu còn cảm thấy đau tức ngực, ngực tròn đầy hơn, bụng to hơn và dễ bị mệt mỏi.
Tới tháng đau bụng nhưng không có kinh có thể là dấu hiệu phụ nữ đã mang thai
1.2. Tiền mãn kinh
Phụ nữ trong độ tuổi 45 - 50 thường bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, buồng trứng hoạt động kém hơn so với trước, nội tiết tố nữ cũng bắt đầu bị suy giảm nên gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh.
1.3. Bị mất cân bằng hormone
Phụ nữ bị mất cân bằng hormone thường có dấu hiệu: người dễ bốc hỏa, đau đầu, khó chịu, dễ cáu gắt, đau bụng dưới nhưng không có kinh,... Nguyên nhân gây mất cân bằng hormone thường do sau sinh bị suy giảm nội tiết tố, tuổi tác, sử dụng thuốc tránh thai, cắt bỏ buồng trứng,...
1.4. Tắc kinh
Tắc kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt hay xảy ra ở nữ giới và nó cũng là lý do khiến cho chị em bị đau bụng khi đến tháng nhưng không thấy có máu kinh. Khi bị tắc kinh, các dấu hiệu của ngày hành kinh vẫn xảy ra nhưng máu thì lại không thể thoát ra được. Nếu kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến vô kinh.
Phụ nữ phá thai bằng phương pháp hút thai thường sẽ trải qua những cơn đau âm ỉ ở bụng dưới. Nguyên nhân của tình trạng này là do tử cung co bóp để tống đẩy các mảng vỡ niêm mạc ra ngoài. Bên cạnh đó, sau khi nạo phá thai vài ngày, nữ giới cũng có thể bị mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, buồn nôn, xuất huyết âm đạo,...
1.6. Dùng thuốc tránh thai và một số loại thuốc khác
Thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ là tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc khác như: thuốc nội tiết, thuốc an thần, thuốc kháng sinh liều cao,... cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh và gây ra hiện tượng này.
Thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ là đau bụng khi đến tháng nhưng lại không có kinh
1.7. Đường tiết niệu bị nhiễm trùng
Khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng phụ nữ thường bị đau một bên lưng dưới và đau bụng âm ỉ, nhất là khi đến tháng. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể phải chịu những cơn đau buốt dữ dội, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và giấc ngủ.
1.8. Viêm bàng quang kẽ
Bệnh viêm bàng quang kẽ thường khiến cho nữ giới tới tháng đau bụng nhưng không có kinh và kèm theo một số hiện tượng khác như: tiểu rắt, tiểu đau buốt, đi tiểu nhiều lần, đau khi quan hệ tình dục,...
1.9. Bệnh sỏi thận
Sỏi thận là kết quả từ sự tích tụ lâu ngày của muối và khoáng chất trong nước tiểu. Càng kéo dài thì cặn lắng này càng dễ dàng phát triển thành viên sỏi to. Nếu sỏi di chuyển đến bàng quang sẽ gây ra hiện tượng đau xương chậu và tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Ngoài ra, khi tiểu tiện người bệnh cũng sẽ thấy nước tiểu có màu đỏ như máu hoặc màu hồng.
1.10. Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu xuất hiện do nhiễm trùng ở vị trí nào đó trong buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc tử cung. Nó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới nhưng không chảy máu kinh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh lý này có thể gây áp xe buồng trứng, chửa ngoài tử cung, bị vô sinh,...
1.11. U xơ tử cung
Đây là khối u lành tính hình thành trong cơ tử cung. Theo thời gian, nó lớn dần lên và chèn ép, tác động đến bàng quang và tử cung. Chính sự chèn ép này là nguyên nhân khiến cho nhiều người tới tháng đau bụng nhưng không có kinh. Ngoài ra, nữ giới còn có thể bị rối loạn kinh nguyệt, thụ thai kém hoặc vô sinh.
1.12. U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một khối bên trong có chứa chất rắn kiểu bã đậu hoặc dịch, phát triển bất thường trên bề mặt và trong buồng trứng. Tuy bệnh lý này không nguy hiểm nhưng nó lại khiến cho chị em thi thoảng lại gặp những cơn đau như đau bụng kinh mà không thấy có kinh.
Nếu thường xuyên diễn ra hiện tượng đến tháng đau bụng nhưng lại không có kinh thì nên khám bác sĩ phụ khoa để tìm nguyên nhân
Polyp tử cung là kết quả của lớp nội mạc tử cung tăng trưởng một cách quá mức. Bệnh khiến cho nữ giới có cảm giác đau bụng khi đến tháng nhưng không ra máu kinh.
2. Hướng xử trí khi đến tháng bị đau bụng mà không có kinh
Như đã nói ở trên có thể thấy hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng lại không có kinh xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bị như vậy đều xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý.
- Nếu hiện tượng này không thường xuyên xảy ra:
Chị em không cần lo lắng quá vì nó có thể chỉ xuất hiện ở một thời điểm nhất định vì lúc ấy sức khỏe đang có phần bất ổn. Một số biện pháp sau có thể giúp khắc phục hiện tượng này, như:
+ Ăn uống và nghỉ ngơi khoa học để cơ thể không bị stress quá mức.
+ Mua que thử thai để kiểm tra xem có phải mình đang mang thai không.
+ Tập luyện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, không vận động mạnh và quá sức trong kỳ kinh.
+ Luôn chú ý giữ gìn vệ sinh cô bé thật sạch, nhất là trong những ngày hành kinh, trước và sau khi “yêu”.
+ Thực hiện tránh thai an toàn để không phải nạo phá thai vì mang thai ngoài ý muốn, làm ảnh hưởng đến tử cung và chu kỳ kinh.
- Nếu hiện tượng tới tháng đau bụng nhưng không có kinh kéo dài trên 2 tuần hoặc kèm theo các triệu chứng: nôn ra máu, đại tiện phân màu hắc ín hoặc đen, hay bị nôn, nuốt đau hoặc nuốt khó, khó thở, vàng da, vàng tròng mắt,... thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, tìm nguyên nhân và có phác đồ điều trị bệnh càng sớm càng ngăn ngừa được hệ lụy không tốt cho sức khỏe.
Bất cứ khi nào cần trợ giúp khi tới tháng đau bụng nhưng không có kinh, chị em phụ nữ có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn cách xử trí an toàn.