Sức khỏe răng miệng vô cùng quan trọng vì đây là bộ phận kết nối với nhiều dây thần kinh trung ương. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết cách chăm sóc tốt răng miệng gây nên tình trạng nướu răng bị đỏ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu bài viết để có thêm những hiểu biết về sức khỏe răng miệng và biết chăm sóc đúng cách hơn.
06/01/2022 | 6 cách khắc phục chảy máu nướu răng tại nhà đơn giản 11/09/2021 | Cách điều trị tụt nướu hiệu quả và cách chăm sóc răng miệng 21/08/2021 | Bác sĩ giải đáp thắc mắc: Nướu sừng hóa là gì?
1. Một số nguyên nhân làm cho nướu răng bị đỏ
Nguyên nhân gây nên tình trạng nướu răng bị đỏ có thể do khách quan hoặc chủ quan, do những tác động lên răng hoặc do những vấn đề bên trong cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Nướu răng bị đỏ là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe vô cùng nguy hiểm
Sử dụng bàn chải răng chưa đúng cách:
Nướu răng là bộ phận vô cùng nhạy cảm, vì thế nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm, đầu bàn chải tròn và có đệm cao su để không gây tổn thương nướu. Khi chải răng cần chải nhẹ nhàng theo chuyển động lên xuống hoặc vòng tròn để loại bỏ hết vi khuẩn trong kẽ răng mà không làm tổn thương nướu. Sử dụng bàn chải cứng hoặc đánh răng nhiều hơn 2 lần/ ngày và chải theo chiều ngang có thể gây viêm lợi, chảy máu hoặc tụt nướu.
Sử dụng chỉ nha khoa sai cách:
Chỉ nha khoa được xem là giải pháp hoàn hảo để thay thế tăm tre trong việc loại bỏ thức ăn thừa ra khỏi kẽ răng mà không làm thưa răng. Tuy nhiên cần biết cách sử dụng nếu không sẽ gây tổn thương cho nướu răng, khi sử dụng cần đưa chỉ nhẹ nhàng vào giữa kẽ răng rồi kéo để lấy thức ăn thừa ra. Nếu đưa chỉ vào quá mạnh sẽ khiến cho nướu răng bị tổn thương, sau đó vi khuẩn từ thức ăn sẽ tấn công vết thương đó gây nên tình trạng nướu răng bị đỏ.
Bệnh viêm nướu làm nướu răng bị đỏ:
Viêm nướu là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với người bệnh, nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh viêm nha chu, gây mất răng. Viêm nướu răng do những mảng bám không được vệ sinh kỹ gây nên, các biểu hiện là nướu răng bị đỏ không bám vào chân răng và thường xuyên bị chảy máu răng. Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc viêm nướu răng:
-
Nướu răng sưng đỏ, đau răng và chảy máu răng.
-
Tụt nướu.
-
Nướu răng bị hở, không ôm sát chân răng.
-
Có mùi hôi miệng mặc dù đã vệ sinh kỹ.
-
Răng yếu và bị lung lay.
Bệnh viêm nướu răng có triệu chứng là nướu răng bị sưng đỏ
Vết nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên niêm mạc miệng, tình trạng này gây đau đớn và bất tiện trong việc sinh hoạt của người mắc. Khi vết nhiệt miệng xuất hiện ở nướu răng sẽ xuất hiện tình trạng nướu răng bị đỏ ở vùng bao quanh vết thương bị sưng. Vết loét miệng ở nướu răng gây đau rát, khó chịu thậm chí nếu nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến răng.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do miễn dịch bị suy yếu, điều trị ung thư hoặc vùng niêm mạc miệng bị tổn thương và vi khuẩn tấn công gây ra ổ loét. Để phòng ngừa tình trạng này, cần thực hiện vệ sinh răng miệng thật cẩn thận và ăn uống đầy đủ chất để không bị loét miệng.
Thay đổi hormone ở nữ giới:
Phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau thường có sự thay đổi lượng hormone estrogen và progesterone. Sự thay đổi này sẽ làm nướu răng bị đỏ, đôi khi xuất hiện các vết loét ở miệng và sưng đau. Một số giai đoạn thường xảy ra sự thay đổi về hormone ở nữ giới:
Ở giai đoạn tuổi dậy thì lượng hormone tăng mạnh khiến cho lượng máu đến bề mặt nướu cũng tăng theo từ đó làm cho nướu răng bị đỏ và sưng đau. Tình trạng sưng đỏ và đau này cũng xảy ra trong khoảng thời gian vài ngày trước khi kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu. Bên cạnh đó phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh cũng hay gặp phải tình trạng này vì hormone thay đổi khiến cho nướu bị nhạy cảm dễ gây sưng đỏ và chảy máu.
Phụ nữ mang thai cũng có thể gặp các tình trạng sưng đỏ nướu răng kéo dài từ tháng thứ 2 - 3 và kéo dài đến tháng thứ 8 được gọi và viêm nướu thai kỳ.
2. Những điều cần làm để ngăn ngừa tình trạng
Nướu răng sưng đỏ rất nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng, để không gặp phải những trường hợp nướu răng bị đỏ hay sưng đau chảy máu thì người bệnh cần chú ý những điều dưới đây.
Đánh răng mỗi ngày:
Cần đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để đảm bảo vệ sinh được hết các vi khuẩn còn tồn tại trong kẽ răng. Khi đánh răng cần di chuyển bàn chải đúng cách, nhẹ nhàng với một lực vừa phải để có thể lấy đi chất thừa mà không làm tổn thương nướu răng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng nước súc miệng để làm sạch và diệt vi khuẩn trong miệng.
Đánh răng đúng cách sẽ hạn chế được nguy cơ nướu răng bị sưng đỏ
Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh:
Cần đảm bảo ăn đủ chất trong bữa ăn hằng ngày của bạn vì ăn uống thiếu chất cũng khiến nướu răng bị đỏ. Thường xuyên bổ sung vitamin và các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể và uống nhiều nước để tránh tình trạng sưng đỏ nướu răng. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống và thức ăn quá cay nóng hoặc quá lạnh, chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng.
Thực hiện tập luyện thể dục và thư giãn:
Căng thẳng và stress có thể khiến cho hormone trong cơ thể gia tăng từ đó dẫn đến tình trạng sưng đỏ nướu răng. Không những thế việc hormone gia tăng có thể gây ra các phản ứng viêm ở các cơ quan khác của cơ thể.
Nướu răng bị đỏ là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không thể coi thường được, vì thế cần hết sức cẩn thận với tình trạng này. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa để hạn chế tình trạng này xảy ra, nếu gặp phải cần lập tức đến thăm khám tại các phòng khám đa khoa có uy tín.
Luyện tập và thư giãn đúng cách là một cách để hạn chế tình trạng sưng đỏ nướu răng
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tự hào với kinh nghiệm khám chữa bệnh dày dặn của đội ngũ y bác sĩ cùng với sự tiên tiên về công nghệ và hệ thống trang thiết bị y khoa. Nếu đang phân vân không biết lựa chọn cơ sở nào để kiểm tra tình trạng nướu răng bị đỏ của mình, Quý vị có thể đến khám và điều trị tại Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm khám chữa bệnh tuyệt vời nhất. Liên hệ số hotline 1900 56 56 56 để nhận được những lời tư vấn hữu ích và đặt lịch nhanh chóng.