Cách điều trị tụt nướu hiệu quả và cách chăm sóc răng miệng | Medlatec

Cách điều trị tụt nướu hiệu quả và cách chăm sóc răng miệng

Tụt nướu là tình trạng khá thường gặp khiến chân răng không còn được bảo vệ tốt, người bệnh bị ê buốt khi đánh răng, khó vệ sinh răng miệng sạch sẽ và còn gây nhiều vấn đề khác. Tụt nướu hầu hết do chăm sóc, vệ sinh răng miệng chưa tốt, điều trị khá đơn giản nếu phát hiện sớm và tình trạng chưa quá nghiêm trọng.


07/09/2021 | Gỡ rối băn khoăn của cha mẹ: Trẻ chậm mọc răng nguy hiểm không
06/09/2021 | Trước khi niềng răng nên biết: Sự khác nhau giữa niềng răng trẻ em và người lớn
21/08/2021 | Bác sĩ giải đáp thắc mắc: Nướu sừng hóa là gì?

1. Tụt nướu ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Tụt nướu có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường, khi tấy nướu tụt sâu về phía chân răng, hở ra phần chân răng có màu khác với phần răng bình thường. Phần chân răng này cần được bảo vệ bởi nướu, nếu không sẽ dần bị ăn mòn với môi trường nước bọt và còn ảnh hưởng đến các mạch máu, dây thần kinh quanh răng. 

Tụt nướu thường gặp ở răng hàm dưới

Tụt nướu thường gặp ở răng hàm dưới

Tụt nướu có thể xảy ra ở cả hai hàm với bất cứ vị trí răng nào, song dễ gặp nhất là ở hàm dưới và răng nanh. Còn răng cửa và răng hàm ít bị tụt nướu hơn, nếu có thì tình trạng tụt nướu này đã xảy ra khá nghiêm trọng ở nhiều chân răng.

Tụt nướu rất thường gặp song không nhiều người hiểu cũng như biết cách điều trị, khắc phục gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như:

  • Mảng bám, cặn thức ăn dễ dắt vào các khe răng khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, gây ra mùi hôi của răng miệng và dẫn đến nguy cơ sâu răng.

Tụt nướu khiến răng nhạy cảm, dễ ê buốt và tổn thương

Tụt nướu khiến răng nhạy cảm, dễ ê buốt và tổn thương

  • Chân răng nhạy cảm, dễ bị tấn công và tổn thương do vi khuẩn trong răng miệng, dẫn đến các tình trạng như: ê buốt răng, chảy máu chân răng, viêm tủy răng, tiêu xương ổ răng,…

  • Tụt nướu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, gây hở các kẽ răng và khiến răng dài hơn, màu sắc răng không đồng đều và sáng đẹp.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nướu là do vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng miệng chưa tốt khiến các mảng bám, cao răng tích tụ đẩy nướu tụt xuống phía chân răng. Hầu hết điều trị tụt nướu không quá khó khăn nhưng nếu không chăm sóc tốt, tình trạng này sẽ lại tái phát.

2. Các phương pháp điều trị tụt nướu hiệu quả

Điều trị tụt nướu còn dựa vào tình trạng bệnh, càng nặng thì điều trị càng mất thời gian với các phương pháp phức tạp hơn.

2.1. Điều trị tụt nướu nhẹ

Khi tụt nướu chỉ xảy ra ở một hoặc một vài răng, chân răng hở ra không quá nhiều và lợi vẫn có khả năng bám lại vào chân răng thì bệnh nhân chỉ cần điều trị đơn giản. Đầu tiên là phải lấy sạch cao răng, sau đó dùng gel ngậm flour hoặc thuốc để trị viêm lợi. Cùng với đánh răng, vệ sinh răng miệng đúng cách, răng bị tụt nướu sẽ được khắc phục.

Loại bỏ cao răng là điều đầu tiên cần làm để điều trị tụt nướu

Loại bỏ cao răng là điều đầu tiên cần làm để điều trị tụt nướu

2.2. Điều trị tụt nướu nặng

Khi tụt nướu nghiêm trọng xảy ra ở nhiều răng, chân răng lộ nhiều và phần lợi bị viêm đỏ nặng, ngoài loại bỏ cao răng thì cách tốt nhất để điều trị là phẫu thuật. Có 3 phương pháp phẫu thuật tụt nướu với ưu nhược điểm khác nhau, bao gồm:

Phẫu thuật dùng vạt tại chỗ có chân nuôi để khắc phục tụt nướu, lại chia nhỏ thành các phương pháp: vạt nhú lợi kép, vạt bán nguyệt, vạt trượt bên, vạt xoay chếch, vạt trượt về phía cổ răng,…

Phẫu thuật dùng mô ghép rời tự thân, sử dụng mô ở 1 phần khác trong miệng để bù lại cho phần tụt nướu, chia thành các phương pháp: ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép lợi tự do tự thân,…

Phẫu thuật dùng màng nhân tạo kết hợp với vạt tại chỗ: tái sinh mô, dùng biểu mô đồng loẹt không tế bào,…

Để chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ nha khoa sẽ cần thăm khám cụ thể tình trạng tụt nướu và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác nếu có. Nếu đồng thời mắc nhiều bệnh răng miệng, cần điều trị lần lượt sau đó là chăm sóc và phục hồi. 

3. Chăm sóc răng miệng đúng cách để phòng ngừa tụt nướu

Hầu hết nguyên nhân gây tụt nướu là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên lấy cao răng và loại bỏ các mảng bám cứng đầu quanh răng. Đa phần bệnh nhân chỉ cần loại bỏ cao răng và dùng thuốc bôi để điều trị tụt nướu, song để phòng ngừa tái phát thì cần một chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà thực hiện hàng ngày.

Đánh răng đúng cách thường xuyên là cách vệ sinh răng miệng đơn giản và hiệu quả

Đánh răng đúng cách thường xuyên là cách vệ sinh răng miệng đơn giản và hiệu quả

3.1. Đánh răng hàng ngày sau bữa ăn và trước khi đi ngủ

Nên lựa chọn bàn chải đánh răng với đầu cọ mềm, cọ sạch hết các vị trí răng trong miệng để tránh làm tổn thương lợi, nướu. Đây là phương pháp vệ sinh răng miệng cơ bản để loại bỏ cặn, mảnh vụn thức ăn thừa bám vào các kẽ răng gây tụt nướu, cũng hạn chế được sự tích tụ cao răng. 

3.2. Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng

Dùng kết hợp chỉ nha khoa, nước súc miệng với việc đánh răng đều đặn sẽ giúp bạn loại bỏ mảnh vụn thức ăn khỏi các kẽ răng tốt hơn. Đặc biệt là những bạn bị tụt nướu thì đánh răng rất khó làm sạch toàn bộ.

3.3. Lấy cao răng định kỳ

Dù vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì sự lắng đọng các chất trong miệng, bám vào chân răng vẫn xảy ra. Khi cao răng bám nhiều, nó sẽ đẩy lợi, nướu bám vào chân răng dẫn đến tụt nướu. Do đó, bạn nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần, cùng với đó là khám sức khỏe răng miệng để phát hiện, khắc phục sớm các vấn đề răng miệng gặp phải.

3.4. Một số biện pháp cải thiện tình trạng tụt nướu tại nhà

Cùng với điều trị bằng thuốc và vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn có thể áp dụng 1 số biện pháp cải thiện tại nhà đơn giản sau:

  • Uống trà xanh súc miệng hàng ngày, nhờ chất catechin có trong trà xanh sẽ giúp làm sạch, tăng cường sức khỏe răng miệng và giúp tình trạng tụt nướu được cải thiện tốt hơn.

  • Dùng mật ong thấm tẩm vào vùng tụt nướu sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó chờ khoảng 5 phút rồi súc miệng. Mật ong có tính kháng khuẩn, khử trùng tốt nên điều trị tụt nướu rất hiệu quả.

Dùng nước tỏi giã nát giúp giảm viêm, nhanh hồi phục răng bị tụt nướu

Dùng nước tỏi giã nát giúp giảm viêm, nhanh hồi phục răng bị tụt nướu

  • Dùng tỏi giã nát rồi lấy nước bôi vào vùng bị tụt nướu sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Các chất kháng viêm trong tỏi sẽ hoạt động hiệu quả khắc phục tình trạng tụt nướu.

Như vậy, điều trị tụt nướu không quá phức tạp song điều quan trọng là chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh bệnh tái phát, đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất. 

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)

- Website: meddental.vn 

- Địa chỉ cơ sở:

  •  Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  •  Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  •  Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  •  Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  •  Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh các loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến rất nhiều người mắc phải. Tuy không gây quá nhiều nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai cắn, giao tiếp hàng ngày. Do đó để nhanh chóng loại bỏ những nốt nhiệt miệng khó chịu này, cách tốt nhất đó là sử dụng các loại thuốc bôi nhiệt miệng. 
Ngày 15/06/2023

Giải phẫu răng sữa - Tầm quan trọng của răng sữa đối với trẻ

Tìm hiểu giải phẫu răng sữa và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ là việc làm cần thiết đối với các bậc cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con. Răng sữa là răng tạm thời mọc khi trẻ còn nhỏ và sẽ được thay thế khi lớn nên đôi khi các bậc phụ huynh cho rằng chúng không quá quan trọng. Tuy nhiên, răng sữa lại đóng một vai trò đặc biệt đối với sức khỏe răng miệng. 
Ngày 13/06/2023

Torus hàm trên - Những thông tin cần biết

Torus hàm trên là tình trạng xương phát triển bất thường trong vòm họng, hầu hết là lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp lồi xương hàm trên cần phải can thiệp y khoa để tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Tìm hiểu về những thông tin liên quan đến tình trạng này để có biện pháp xử lý đúng cách và an toàn nếu xuất hiện torus.
Ngày 09/06/2023

Tìm hiểu về xương hàm trên giải phẫu

Hàm trên là một xương chẵn, tham gia vào xương mặt, đây là xương lớn nhất trong xương mặt. Xương hàm trên chứa các răng hàm trên và tham gia vào cấu tạo thành khoang mũi, hốc mắt và khoang miệng. Bài viết sau cung cấp các thông tin về giải phẫu xương hàm trên.
Ngày 11/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp