Trong quá trình mang thai thì một trong những căn bệnh hay gặp, gây khó chịu cho những bà bầu chính là nhiễm trùng đường tiểu. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp cho cả mẹ và con. Vậy các bệnh nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai nguy hiểm tới mức nào? Có thể điều trị bệnh tại nhà được không?
29/04/2021 | 5 cách đơn giản nhưng giúp giảm phù chân khi mang thai hiệu quả 28/04/2021 | Bật mí dấu hiệu mang thai sớm ngay từ tuần đầu vô cùng chính xác 20/04/2011 | Sự nhiễm Cytomegalovirus (CMV) ở phụ nữ mang thai, trẻ em và người ghép tạng
1. Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh gì?
Nhiễm trùng đường tiểu (hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng bàng quang) là hiện tượng các loại vi khuẩn có hại đã xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra viêm nhiễm. Bệnh thường bắt gặp nhiều ở phụ nữ bởi các vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể thông qua đường âm đạo và trực tràng. Tình trạng bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến lượng nước tiểu nhiều hay ít và gây đau rát phần âm đạọ mà còn có nguy cơ khiến các cơ quan khác của đường tiết niệu bị ảnh hưởng như thận, niệu quản, bàng quang,...
Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai thông thường sẽ xuất hiện nhiều vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 24 của thai kỳ. Trong đó, bệnh nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai sẽ được chia thành 3 dạng chính:
-
Nhiễm trùng không xuất hiện triệu chứng: là khi vi khuẩn đã tồn tại trong đường tiết niệu của bệnh nhân nhưng lại không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân đang mang thai mà không được điều trị kịp thời có thể dễ dẫn tới nhiễm trùng thận. Vì vậy các bà bầu cần phải thường xuyên làm xét nghiệm nước tiểu trong suốt thai kỳ.
-
Nhiễm trùng bàng quang. Đây là tình trạng diễn ra thường xuyên ở phụ nữ. Vi khuẩn sẽ tồn tại ở bàng quang, phát triển tại đây và gây nên biểu hiện nhiễm trùng rất khó chịu.
-
Viêm thận dẫn tới bể thận cấp: Khi vi khuẩn di chuyển từ bàng quang lên ống niệu quản, chúng sẽ khiến cho 1 hoặc cả 2 quả thận bị viêm nhiễm. Viêm bể thận hay còn gọi là nhiễm trùng thận là biến chứng thường thấy trong thai kỳ. Nặng hơn sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng thai phụ và để lại hậu quả nghiêm trọng đối với thai nhi: tăng nguy cơ sinh non, con sinh ra bị thiếu cân, tử vong thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh, nguyên nhân gây bệnh?
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố tác động tới cùng một lúc khiến cho người bệnh khó có thể xác định chính xác được nguyên nhân chính gây ra bệnh. Tuy nhiên, những trùng hợp sau đây được coi là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh của những mẹ bầu:
-
Phụ nữ đã từng mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
-
Phụ nữ đang mắc những căn bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục như viêm nhiễm, nấm,...
-
Thói quen vệ sinh vùng kín không đảm bảo khiến các vi khuẩn virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
-
Bị suy giảm miễn dịch.
-
Thai phụ bị bệnh đái tháo đường thai kỳ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
Người bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu cao hơn
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai là:
Người bệnh bị nhiễm trùng bàng quang sẽ có những triệu chứng bệnh như:
+ Tiểu rắt, tiểu buốt thậm chí có máu kèm theo nước tiểu, nước tiểu mùi hôi, màu đục, đau rát cơ quan sinh dục;
+ Cơ thể mệt mỏi khó chịu và có thể bị sốt nhẹ;
+ Cảm thấy buồn tiểu thường xuyên ngay cả khi nước tiểu trong bàng quang không nhiều. Bệnh sẽ trở nặng thành viêm thận nếu không được điều trị kịp thời.
Đối với những bệnh nhân bị viêm thận, bể thận cấp thường sẽ có những triệu chứng như:
+ Sốt cao thậm chí rất cao (cảm giác ớn lạnh, đổ mồ hôi);
+ Ói mửa, buồn nôn;
+ Cơ thể thiếu sức sống, sụt cân nhanh;
+ Bị đau vùng thắt lưng, vùng eo, vùng chậu và bộ phận sinh dục (các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy lúc);
+ Trong nước tiểu có nhiễm máu hoặc mủ;
+ Tình trạng bệnh có thể tiến triển thành suy thận cấp và gây ra các biến chứng như suy tuần hoàn, suy hô hấp,...
3. Có thể chẩn đoán bệnh tình bằng cách nào?
Ngay khi có những triệu chứng bệnh mà thai phụ nghi ngờ là do tình trạng nhiễm trùng đường tiểu thì việc quan trọng nhất là phải tìm kiếm một cơ sở uy tín để làm các biện pháp xét nghiệm chẩn đoán. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định bệnh đem đến các kết quả rất chính xác như:
Xét nghiệm nước tiểu để xác định các tế bào và vi khuẩn (phương pháp này yêu cầu thai phụ phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng dung dịch vệ sinh trước khi lấy mẫu), xét nghiệm cấy nước tiểu, siêu âm ổ bụng để kiểm tra đường tiết niệu, khám phụ khoa xác định tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục,...
Xác định nhiễm trùng đường tiểu bằng phương pháp nội soi bàng quang
Các phương pháp xác định tình trạng nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai có thể được kết hợp với nhau hoặc thực hiện đơn lẻ, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện.
4. Điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai như thế nào?
Dựa vào tình trạng bệnh tình của các mẹ bầu mà các bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
Trường hợp nhiễm trùng nhẹ, viêm nhiễm bàng quang thì người bệnh sẽ được điều trị bằng cách: Uống một số loại kháng sinh có thể sử dụng cho phụ nữ đang mang thai chống viêm nhiễm (nhóm kháng sinh beta-lactam) đồng thời kết hợp với việc theo dõi tình hình bệnh liên tục để tránh các tác dụng phụ và biến chứng mà bệnh gây ra. Các bác sĩ cũng khuyến cáo bổ sung kèm vitamin C cho cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu vitamin, uống nhiều nước,...
Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai đã bị chuyển biến nặng dẫn tới viêm thận - bể thận cấp thì các bác sĩ khuyến cáo các mẹ bầu nên nằm tại viện để được điều trị bệnh tốt nhất. Các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên hơn để có phương hướng điều trị hiệu quả nhất. Nhiệt độ cơ thể, tình trạng mạch và huyết áp của người bệnh sẽ được kiểm tra liên tục để tránh những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời cũng cần kết hợp bổ sung nguồn chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, bổ sung nước, vitamin và các loại khoáng chất.
Trong quá trình điều trị bệnh, dù là chữa trị tại nhà hay trong bệnh viện thì người bệnh cũng phải tuân thủ những chỉ định về thuốc, thức ăn cũng như việc vệ sinh cá nhân. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm và có phương pháp chữa trị phù hợp thì cả mẹ và em bé sẽ không gặp phải vấn đề nguy hiểm gì.
Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai nặng sẽ được yêu cầu nằm viện để tiện theo dõi
Bệnh viện MEDLATEC sẽ là cơ sở y tế mang tới chất lượng dịch vụ cao, cùng với đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn kinh nghiệm. Quý bạn nếu có nghi ngờ về bệnh nhiễm trùng đường tiểu khi mang thai thì hãy liên hệ ngay tới bệnh viện thông qua số hotline 1900 56 56 56.