Định lượng CMV là bệnh nhiễm trùng bào thai do Virus Cytomegalo - loại virus thuộc nhóm Herpes gây ra. Bệnh có thể lây từ mẹ sang con nếu như người mẹ đang mang thai bị nhiễm CMV nguyên phát. Vậy ý nghĩa của chỉ số CMV-IgM và CMV-IgG khi đi khám là gì? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu nhé!
06/04/2019 | Xét nghiệm định lượng HBV-DNA 26/02/2019 | Giá trị của xét nghiệm viêm gan C
Cytomegalovirus (CMV), CMV ở người là loại Human Herpesvirus 5 (HHV-5) [5].
CMV là một trong những nhiễm virus phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến mọi người, nhưng điều quan trọng là ảnh hưởng đến những phụ nữ đang mang thai vì CMV từ người mẹ đang nhiễm CMV có thể truyền cho các trẻ sơ sinh hoặc trong quá trình thai nghén hoặc sau khi sinh. Điều đáng chú ý là trong khi các triệu chứng của nhiễm CMV là ‘thầm lặng” trong phần lớn các trường hợp người lớn, thì ở trẻ sơ sinh, nó có thể gây nên những triệu chứng nặng nề như tật sọ nhỏ, điếc, giảm thị lực hoặc chậm phát triển trí tuệ [2, 3].
Hiện nay, việc xác định nhiễm CMV qua định lượng CMV các kháng thể CMV-IgM và CMV-IgG bằng hệ thống Cobas 6000 hoặc định lượng CMV-DNA bằng Real-time PCR IQ5 của BioRad, thực hiện hàng ngày tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.
Định lượng CMV trước và trong quá trình mang thai giúp mẹ bầu yên tâm hơn.
1. Các nguyên nhân nhiễm và định lượng CMV
Sự nhiễm CMV thường lan rộng là do sự tiếp xúc với các dịch thể của người đang bị nhiễm CMV như nước bọt, nước tiểu, phân, tinh dịch, máu, nước mắt, dịch âm đạo và sữa [2, 3].
Trong quá trình có thai, thai nhi có thể bị nhiễm từ người mẹ đang bị nhiễm CMV qua đường nhau thai, hoặc qua các dịch tiết và máu trong quá trình sinh đẻ, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm qua sữa trong quá trình bú sữa mẹ [5]. Các cô nuôi dạy trẻ có nguy cơ bị nhiễm do tiếp xúc với trẻ bị nhiễm HCV. Những người nhận tạng ghép cũng có thể bị nhiễm CMV từ người cho tạng bị nhiễm HCV, vì vậy, cần kiểm tra CMV ở người hiến tạng.
2. Các triệu chứng nhiễm CMV và định lượng CMV ở người lớn và trẻ em
Ở người lớn, phần lớn những người khỏe mạnh bị nhiễm CMV thường không thể hiện triệu chứng lâm sàng nhưng có thể có các triệu chứng giống cúm như sốt, đau đầu, mệt mỏi, tăng bạch cầu đơn nhân, giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Khoảng 80% người lớn tạo được kháng thể chống CMV (IgG). Trẻ em bị nhiễm CMV phần lớn không thể hiện triệu chứng lâm sàng, chỉ khoảng 10% số trẻ bị nhiễm CMV có thể có các triệu chứng lâm sàng như kích thước đầu nhỏ, gan và lách to, vàng da, phát ban khi sinh, có các cơn động kinh, thiếu cân hoặc viêm mắt [2, 3].
3. Chẩn đoán nhiễm CMV
3.1. Xét nghiệm huyết thanh học
Các kháng thể IgM đặc hiệu CMV được sản xuất trong quá trình nhiễm CMV tiên phát cấp tính và chỉ tồn tại trong khoảng 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên, những người miễn dịch kém, không sản xuất được IgM khi nhiễm CMV lần đầu và chỉ 1/3 số người này có thể phát hiện được IgM trong nhiễm CMV tái phát. Trong khi đó, các kháng thể IgG của CMV được sản xuất khi nhiễm CMV tiên phát có thể tồn tại dai dẳng suốt đời [1].
Bình thường, nồng độ định lượng CMV IgM là < 1,0 COI/ mL và CMV IgG là 0 – 10 IU/mL.
Nếu xét nghiệm huyết thanh học phát hiện một IgG dương tính hoặc có hiệu giá cao thì chưa thể kết luận là đang nhiễm CMV. Tuy nhiên, nếu kháng thể IgG tăng gấp 4 lần so với kháng thể IgM và kháng thể IgM tăng một cách có ý nghĩa, ít nhất bằng 30% giá trị IgG, hoặc virus được nuôi cấy từ mẫu nước tiểu hoặc dịch cổ họng phát triển thì có thể khẳng định rằng đang nhiễm CMV hoạt động.
Một số kỹ thuật khác cũng có thể được sử dụng để phát hiện định lượng CMV là kỹ thuật Realtime PCR để xác định CMV-DNA hoặc nuôi cấy CMV từ các mẫu bệnh phẩm lấy từ nước tiểu, dịch cổ họng  hoặc mô cổ tử cung ở bệnh nhân; hoăc nước tiểu, dịch ối, nước bọt, nước tiểu trẻ sơ sinh nghi nhiễm CMV.
3.2. Xét nghiệm máu người cho
Cần phải xét nghiệm máu người cho thai phụ cần truyền máu khi phẫu thuật mổ lấy thai để bảo đảm rằng máu người cho hiện tại không bị nhiễm CMV, nghĩa là phải âm tính đối với CMV-IgM.
 
4. Phòng bệnh
Để tránh bị nhiễm định lượng CMV, phụ nữ đang mang thai, các hộ sinh và các điều dưỡng viên khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nghi đang bị nhiễm CMV cần đeo khẩu trang khi thăm khám, chăm sóc trẻ nghi nhiễm CMV ở các nhà hộ sinh và nhà trẻ [5]. Cần rửa tay kỹ bằng xà phòng sau khi  thay tã lót hoặc sau khi tiếp xúc với nước bọt, nước tiểu hoặc các dịch khác của trẻ.
Hiện Vaccine chống CMV đang trong giai đoạn nghiên cứu với nhiều triển vọng [4].
 
5. Gợi ý điều trị
Khi bệnh nhân bị nhiễm CMV, tuỳ tình trạng cụ thể, có thể điều trị bằng các thuốc:
- Ganciclovir được sử dụng cho các bệnh nhân bị ức chế miễn dịch,
- Foscarnet, Vaganciclovir (Valcyte), viên uống, là một thuốc chống virus có hiệu quả;
- Cytomegalovirus Immune Globulin, một IgG người chống CMV, tiêm tĩnh mạch.
Định lượng CMV giúp mẹ bầu yên tâm hơn trong quá trình mang thai.
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Xét nghiệm tại nhà MEDLATEC đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Khoa xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 cùng đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao luôn cho kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác nhất. Với phương châm Dịch vụ tốt – Công nghệ cao, MEDLATEC cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng xét nghiệm hiện đại của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
- Lấy mẫu đúng giờ, kết quả được trả qua tin nhắn điện thoại đồng thời khách hàng có thể tra cứu kết quả ở bất cứ nơi đâu trên website medlatec.vn.
- Đồng thời, hồ sơ cứng vẫn được gửi về tận nơi, kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
KẾT LUẬN
1. Nguyên nhân của nhiễm CMV là do tiếp xúc với nước bọt, nước tiểu, phân, tinh dịch, máu, nước mắt, dịch âm đạo, nhau thai sữa hoặc tạng ghép của nhiễm CMV.
2. Triệu chứng của nhiễm CMV thường ‘thầm lặng”. Triệu chứng nhiễm CMV ở trẻ thường rõ hơn ở người lớn và biến chứng cũng nặng hơn với khoảng 10% có các biến chứng nặng nề như tật sọ nhỏ, điếc, giảm thị lực hoặc chậm phát triển trí tuệ.
3. Các xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm CMV là các xét nghiệm phát hiện kháng thể IgM và IgG chống CMV hoặc phát hiện CMV-DNA bằng Real-time PCR.
4. Phòng bệnh CMV, đặc biệt cần chú ý đến phụ nữ có thai và đang cho con bú, tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch sinh vật của người nhiễm CMV. Hiện Vaccine chống CMV đang trong giai đoạn nghiên cứu.
5. Điều trị CMV được thực hiện với một số thuốc chống CMV như ganciclovir hoặc foscarnet.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adler SP (2005). Congenital cytomegalovirus screening. Pediatr Infect Dis J, 24: 1105-1106
2. Barry S, Zuckerman J, Banatvala J E, Griffiths P E (2004). Cytomegalovirus. Principles and Practice of Clinical Virology. Chichester: John Wiley & Sons: 85-122.
3. Griffiths PD, Walter S (2005). Cytomegalovirus. Curr Opin Infect Dis; 18 (3): 241-245.
4. Pass RF, Zang C, Evans A, et al (2009). Vaccine prevention of maternal cytomegalovirus infection. N Engl J Med; 360 (12):1191-1199.
5. Schleiss MR (2006). Acquisition of human cytomegalovirus infection in infants via breast milk: natural immunization or cause for concern? Rev Med Virol; 16 (2): 73–82.
Nguồn: medlatec.vn