Các bệnh lý về gan ngày nay đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến men gan tăng cao lại ít có sự lưu tâm do có nhiều yếu tố tác động. Khi nắm rõ được nguyên nhân khiến men gan tăng cao, kết hợp với phương pháp điều trị sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng và phòng ngừa hiệu quả.
16/12/2021 | Giải đáp: Men gan ảnh hưởng tới chức năng gan như thế nào? 18/05/2021 | Chuyên gia giải đáp: Men gan tăng cao là dấu hiệu bệnh gì? 26/03/2021 | Những triệu chứng tăng men gan bạn không thể chủ quan
1. Men gan là gì? Giới hạn bình thường của nồng độ men gan
Men gan là hệ thống enzyme được gan sản sinh ra, luôn tham gia vào mọi phản ứng sinh hóa tại gan, có vai trò hỗ trợ các hoạt động chức năng trong việc loại bỏ độc tố, quá trình tổng hợp và chuyển hóa các chất, giúp cơ thể được điều hòa và ổn định.
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân khiến men gan tăng cao, chúng ta cùng tìm hiểu về các thành phần của men gan sau đây.
Các thành phần của men gan và trị số bình thường được tham chiếu theo mức giới hạn:
|
Trị số bình thường
|
Đơn vị
|
AST (SGOT)
|
4.1 - 5.0
|
mmol/L
|
ALT (SGPT)
|
0.0 - 41.0
|
U/L
|
Gamma GT
|
5.0 - 61.0
|
U/L
|
ALP
|
Nam: 40 - 129
Nữ: 35 - 104
|
U/L
|
Mỗi loại men gan đều là yếu tố quan trọng đảm bảo mọi hoạt động sinh lý của gan, Nếu xuất hiện tình trạng bất thường, nồng độ men gan đồng thời cũng trở nên tăng cao, báo hiệu cho thấy gan đang gặp tổn thương cần được can thiệp kịp thời.
Các tổn thương ở gan có thể được ngăn chặn kịp thời với việc theo dõi chỉ số men gan
2. Dấu hiệu bất thường có thể liên quan đến men gan
Những dấu hiệu cảnh báo thường khá mơ hồ và khiến nhiều người chủ quan, nhầm lẫn với những hiện tượng bất thường dễ gặp và nhanh khỏi, có thể kể đến như:
-
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
-
Khó tập trung trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.
-
Chán ăn, ăn không ngon, nặng hơn có thể buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi, khó tiêu,…
-
Xuất hiện những cơn sốt nhẹ thoáng qua.
-
Phù nề, nổi mẩn ngứa khó chịu, hoặc có biểu hiện vàng da.
-
Nước tiểu sẫm màu hơn nhưng phân lại nhạt màu.
-
Những cơn đau âm ỉ tại vị trí hạ sườn phải.
Hầu hết những tổn thương ở gan rất khó có thể hồi phục, nếu tình trạng tiếp diễn trong thời gian dài có thể lấy đi tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, một khi nhận thấy cơ thể có một hoặc nhiều các dấu hiệu trên, hãy đi thăm khám trong thời gian nhanh nhất có thể để kịp thời được chẩn đoán và áp dụng biện pháp điều trị thích hợp
Nhiều người thường chủ quan với tình trạng men gan tăng vì các dấu hiệu nhận biết tương đối mơ hồ
3. Nguyên nhân khiến men gan tăng cao
Khai thác kỹ các yếu tố nguyên nhân có thể giúp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt cũng như những tổn thương có khả năng người bệnh đã mắc phải, những yếu tố này chính mối liên hệ mất thiết nhất với nồng độ men gan trong cơ thể.
Về chế độ sinh hoạt
-
Rượu bia: nguyên nhân khiến men gan tăng cao không thể không nhắc đến rượu bia. Bởi lượng cồn hấp thụ cao trong thời gian dài sẽ tác động và làm tổn thương gan, đồng thời nồng độ men gan cũng trở nên bất thường.
-
Thuốc: một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, giảm đau,… thường được nhiều người sử dụng vì có tác dụng tức thời. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá đà rất dễ gây tổn thương gan, đặc biệt là các loại thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc và không có chỉ định của bác sĩ để giúp phòng tránh các tác dụng phụ, càng khiến tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Dinh dưỡng: chế độ ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng nhiều thực phẩm đóng gói sẵn khiến cơ thể bị tác động bởi một lượng lớn chất bảo quản, gây ảnh hưởng đến nồng độ men gan và làm tổn thương gan.
Bệnh lý
-
Virus: các chủng virus gây viêm gan một khi xâm nhập vào cơ thể sẽ trở thành yếu tố nguy hiểm khiến men gan tăng và tác động và phá hủy các tế bào gan.
-
Gan nhiễm mỡ: lượng chất béo dư thừa tích tụ tại gan trong thời gian dài sẽ tác động và làm suy giảm chức năng gan.
-
Bệnh lý đường mật: nhiễm trùng đường mật, sỏi mật, hay khối u,… cũng có thể tác động và khiến men gan tăng.
-
Rối loạn tự miễn: các bệnh rối loạn tự miễn ít nhiều đều có sự tác động đến gan. Đồng thời, tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị cũng là yếu tố không nhỏ góp phần khiến chức năng gan suy giảm.
-
Suy tim: do tác động của suy tim, chức năng gan cũng bị ảnh hưởng đáng kể gây suy giảm chức năng, các loại men gan nhất là GGT và ALP có thể tăng cao.
-
Sốt rét: ký sinh trùng sốt rét cũng có khả năng gây tổn thương đến các cơ quan quan trọng của cơ thể, bao gồm các tế bào gan.
Tình trạng men gan tăng có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là chế độ ăn uống
5. Phải phòng ngừa nguyên nhân khiến men gan tăng như thế nào?
Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý chính là chìa khóa vạn năng giúp cơ thể phòng tránh mọi tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe, bao gồm nguy cơ men gan tăng cao. Để làm được điều này, bạn chỉ cần lưu ý điều chỉnh một số thói quen trong sinh hoạt thường ngày một cách vô cùng đơn giản như sau:
-
Chế độ ăn: không nên uống quá 330ml chất cồn mỗi ngày và không sử dụng liên tục quá 5 ngày. Tăng cường các loại rau xanh và trái cây trong mỗi bữa ăn để cung cấp những dưỡng chất cần thiết. Uống đủ nước để hỗ trợ quá trình chuyển hóa của cơ thể.
-
Vận động: duy trì các bài tập rèn luyện cơ thể khoảng 30 phút/ngày, vừa giúp cơ thể thêm dẻo dai, săn chắc vừa giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để ngăn ngừa mọi nguy cơ tác động.
-
Nghỉ ngơi hợp lý: thiếu ngủ kéo dài có thể khiến gan hoạt động quá sức, ảnh hưởng đến nồng độ men gan. Vì vậy, bạn cần phải cân bằng, sắp xếp các công việc hằng ngày và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Một giấc ngủ sâu và chất lượng không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, cho bạn đạt được hiệu quả tốt hơn trong công việc.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện tình trạng men gan tăng một cách kịp thời
Bởi nguyên nhân khiến men gan tăng cao khá đa dạng nên việc chủ động phòng ngừa vô cùng quan trọng. Vì vậy, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện, ngoài ra nắm rõ các thông tin liên quan cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ về mặt y tế, hãy liên lạc ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số 1900 56 56 56 để được giải đáp.