Người mắc bệnh lao phổi nên ăn gì để mau hồi phục sức khỏe? | Medlatec

Người mắc bệnh lao phổi nên ăn gì để mau hồi phục sức khỏe?

Bệnh lao phổi gây ra nhiều nguy hại cho con người. Bệnh nhân lao phổi cần được điều trị và chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Bệnh lao phổi nên ăn gì là câu hỏi mà chúng tôi nhận được nhiều nhất trong thời gian qua. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin bổ ích liên quan đến dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi.


22/07/2020 | Giải đáp thắc mắc người mắc bệnh lao phổi có chết không?
25/06/2020 | Bệnh lao phổi nguy hiểm như thế nào?
05/05/2020 | Bạn biết gì về vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây bệnh Lao?
13/04/2020 | Bệnh lao phổi là gì, có chữa được không?

1. Lao phổi - căn bệnh đáng sợ với sức lây lan nhanh

Đây là một loại bệnh truyền nhiễm được gây nên bởi vi khuẩn lao tên là Mycobacterium Tuberculosis. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể như phổi, não, xương khớp, ruột,… Trong đó bệnh lao phổi là phổ biến nhất với tỉ lệ ghi nhận lên đến 80 - 85% và là nguồn lây bệnh cho những người xung quanh.

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-lao-phoi-la-gi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-s64-n18986'  title ='bệnh lao phổi'>bệnh lao phổi</a> nên ăn gì

Bệnh Lao phổi là dạng phổ biến nhất với tỉ lệ trên 80%

Bệnh viêm phổi do vi khuẩn lao gây nên. Bệnh nhân lao phổi mức độ nặng có khả năng lây lan cao khi bệnh nhân ho, hắt hơi,… Những người xung quanh vô tình hít phải không khí có chứa trực khuẩn lao sẽ bị lây nhiễm.

Tuy nhiên không phải tất cả những ai hít phải trực khuẩn lao đều bị bệnh mà sẽ do hệ miễn dịch tác động ngăn chặn không cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn yếu, không có khả năng kháng khuẩn sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh lao. Vậy nên những người mắc bệnh lao phổi nên ăn gì là vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm.

2. Con đường lây lan của trực khuẩn lao

Lao phổi là căn bệnh lây lan bằng đường hô hấp. Người bình thường có thể bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân lao. Khi họ ho, hắt hơi,… làm văng nước bọt, đờm có dính vi khuẩn vào không khí và những người xung quanh vô tình hít phải vi khuẩn ấy sẽ bị lây bệnh. Ngoài ra dùng chung đồ dùng cá nhân với bệnh nhân lao sẽ dễ mắc bệnh.

Bệnh lao phổi nên ăn gì

Trực khuẩn lao lây truyền qua không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi,...

Bên cạnh đó môi trường sống ô nhiễm, điều kiện sống thấp, thực phẩm chứa trực khuẩn lao, tiếp xúc với động vật bệnh lao,… đều là những tác nhân gây ra bệnh lao. Cứ một người mắc lao phổi phát tán vi khuẩn ra bệnh ngoài có thể lây nhiễm cho khoảng 10 người khác trước khi họ được chữa trị. Nếu bệnh nhân đã được chữa trị thì khả năng lây bệnh là rất thấp.

3. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi

Khi bị trực khuẩn lao tấn công vào phổi sẽ khiến phổi bị tổn thương dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, sức đề kháng và miễn dịch suy giảm, làm cho bệnh  nhân chán ăn và thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vì thế chế độ dinh dưỡng được chú trọng đặc biệt sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và mau chóng hồi phục sức khỏe.

Những nguyên tắc cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân lao phổi gồm có:

  • Năng lượng bổ sung cho cơ thể phải tương thích với thể trạng, có nghĩa là phải thích hợp với chỉ số BMI của bệnh nhân. Nếu người bệnh gầy yếu cần phải ăn nhiều để tăng chỉ số BMI cao hơn 18.5. Nếu người bệnh thể trạng ổn định thì lượng thức ăn bổ sung không cần thay đổi.

Bệnh lao phổi nên ăn gì

Năng lượng nạp vào cơ thể người bệnh cần phải tương thích với thể trạng của họ

  • Thực phẩm trong mỗi bữa ăn cần phải đủ cả 4 nhóm thực phẩm: đường, chất đạm, vitamin và chất khoáng. Ngoài ra, nên bổ sung đường có trong các quả chín giúp thải độc gan, giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.

  • Món ăn cho bệnh nhân cần được thay đổi mỗi ngày để họ dễ hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, giúp họ ăn ngon miệng hơn.

4. Bệnh lao phổi nên ăn gì là tốt nhất?

Các khoáng chất cần được bổ sung cho bệnh nhân lao phổi gồm có:

Kẽm: tác dụng phụ do thuốc trị lao gây ra sẽ làm cho bệnh nhân thiếu hụt kẽm khiến họ ngán ăn, suy giảm sức đề kháng. Cần cho bệnh nhân lao phổi bổ sung kẽm với các loại thực phẩm như hải sản, trứng, thịt lợn, đậu hà lan,…

Bệnh lao phổi nên ăn gì

Bệnh lao phổi nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục sức khỏe?

Sắt: Người bệnh lao phổi sẽ bị thiếu máu do thiếu chất sắt gây suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc  bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy hãy bổ sung chất sắt bằng các loại thực phẩm như nấm hương, trứng gà, thịt bò,…

5. Bệnh lao phổi nên kiêng ăn gì?

  • Các loại thức ăn cay, nóng: bột hạt cải, tiêu, gừng, ớt,… vì những gia vị này sẽ khiến bệnh nhân ho nhiều hơn và dai dẳng, có thể khạc đờm ra máu.

  • Không được sử dụng rượu bia, chất kích thích, cà phê, trà,… vì chúng sẽ khiến bệnh nhân bị sốt, rối loạn hệ thần kinh, đổ mồ hôi trộm. Bên cạnh đó sẽ làm giảm công dụng của thuốc và gia tăng tác dụng phụ có hại.

6. Điều trị bệnh lao phổi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ra đời và phát triển hơn 24 năm với những thành công vượt bậc trong việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Mỗi năm chúng tôi điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh lao phổi và giúp họ khôi phục lại cuộc sống ổn định.

Với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong ngành có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong việc thăm khám, chữa bệnh cho mọi người. Ngoài ra hệ thống cơ sở vật chất luôn được chú trọng đổi mới hiện đại để phục vụ cho việc điều trị. Đặc biệt với Trung tâm Xét nghiệm hiện đại đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 đem lại kết quả chính xác tuyệt đối cho khách hàng.

Bệnh lao phổi nên ăn gì

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có hệ thống xét nghiệm lao phổi đạt chuẩn quốc tế

Tiếp đó, chính sách bảo lãnh viện phí đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Với gần 40 đơn vị bảo hiểm lớn, uy tín quý khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và có cơ hội được khám bảo hiểm y tế tại đây. Có 2 cơ sở khám bảo hiểm y tế gồm có: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 -  44 Nghĩa Dũng và Phòng khám Đa khoa MEDLATEC 99 Trích Sài, Tây Hồ.

7. Xét nghiệm lao tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

7.1. Xét nghiệm phản ứng lao tố PPD

Đây là phương pháp xét nghiệm mới được thực hiện bằng cách tiêm 1 ít protein của trực khuẩn lao vào vùng da dưới cánh tay. Khu vực được tiêm sẽ sưng lên thời gian từ 1 - 3 ngày và đo kích thước vùng sưng tấy sau đó xét nghiệm tuberculin sẽ cho ra kết quả có bị nhiễm lao hay không.

Nếu sau khi tiêm vùng da không bị sưng, cứng, mẩn đỏ thì kết quả là âm tính.  Nếu xuất hiện vùng sưng, cứng, đỏ với các kích thước khoảng từ 5 - 15 mm thì kết quả là dương tính.

7.2. Xét nghiệm PCR lao

Đây là phương pháp xét nghiệm sử dụng vật liệu di truyền ADN nhằm kiểm tra sự tồn tại của trực khuẩn lao trong người bệnh nhân. Phương pháp xét nghiệm này khá phức tạp với trang thiết bị công nghệ hiện đại thế nhưng kết quả sẽ chính xác tuyệt đối, không tốn nhiều thời gian và trả kết quả trong vòng 1 - 2 ngày. Có thể nhận thấy trực khuẩn lao mật độ thấp với 1 - 3 vi khuẩn/ml trong giai đoạn ngủ của chúng,

Phương pháp này kiểm tra trực khuẩn dựa trên máu, đờm, dịch phổi và màng não của bệnh nhân. Phương pháp PCR có độ nhạy cũng như độ đặc hiệu cao có tác dụng xác định được vi sinh vật trong khi những phương pháp xét nghiệm lâm sàng không thể làm được.

Bệnh lao phổi nên ăn gì

Xét nghiệm PCR là phương pháp có độ chính xác cao và tiết kiệm thời gian

Bệnh lao phổi nên ăn gì để mau chóng khỏi bệnh là vấn đề cần được quan tâm sát sao. Hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân lao một cách tốt nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp