Lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm và có thể lây qua đường không khí. Hơn nữa, những biểu hiện lại dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường nên người bệnh có xu hướng chủ quan, không thăm khám và thậm chí tự điều trị bệnh tại nhà. Điều này có thể khiến khuẩn bệnh lây lan từ phổi sang các cơ quan khác và gây nguy hiểm.
18/04/2020 | Triệu chứng lao phổi và những điều cần biết về bệnh lý 13/04/2020 | Bệnh lao phổi là gì, có chữa được không? 21/03/2020 | Nội soi phế quản có chẩn đoán được bệnh lao phổi không? 19/03/2020 | Những câu hỏi thường gặp khi đi xét nghiệm lao phổi
1. Bệnh lao phổi nguy hiểm như thế nào?
Đây là căn bệnh có khả năng lây nhanh và rộng, rất khó để kiểm soát sự lây lan. Cũng có những trường hợp, đã phòng ngừa bệnh cẩn thận nhưng khi tiếp xúc nhiều lần với người bệnh, thậm chí là một lần vẫn có thể bị lây bệnh.
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Một số trường hợp mắc bệnh tiềm ẩn không truyền nhiễm và cũng không có triệu chứng, lý do là hệ thống miễn dịch đang bảo vệ, giúp cơ thể tránh được sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Nhưng giai đoạn này sẽ không dài, bệnh Lao phổi tiềm ẩn sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn hoạt động với các triệu chứng đặc trưng và nguy cơ lây lan ra môi trường xung quanh cho cộng đồng là rất cao.
Các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp và phát triển làm tổn thương phổi, hệ hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Bác sĩ khuyến cáo, trẻ em nên được tiêm phòng bệnh ngay từ tháng đầu tiên chào đời.
2. Nguyên nhân và triệu chứng Bệnh lao phổi?
Bệnh do vi khuẩn lao thuộc họ Mycobacterium gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta, vi khuẩn có phát triển hay không sẽ phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Nếu sức đề kháng yếu thì vi khuẩn có thể sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Ngược lại, những trường hợp có sức đề kháng tốt thì bệnh sẽ phát rất chậm.
Người bị bệnh ho và hắt hơi sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội bài xuất ra bên ngoài và bám vào những hạt bụi, hạt nước nhỏ li ti trong không khí. Nếu những người khỏe mạnh không may hít phải không khí chứa khuẩn này sẽ bị nhiễm bệnh.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh:
Thường xuyên tiếp xúc gần với người bệnh, bao gồm người nhà, người chăm sóc bệnh nhân, bạn bè,…
Làm việc tại những nơi có bệnh nhân lao phổi như bệnh viện, trạm y tế, trại tị nạn,…
Những người có sức đề kháng kém, mắc một số bệnh như HIV, bệnh gan, lách,…
Ho kéo dài là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Một số triệu chứng của bệnh:
Ho kéo dài: Người bệnh ho trên 3 tuần, có sử dụng kháng sinh nhưng không đỡ. Khạc đờm: Những trường hợp phế quản hay phổi bị kích thích, viêm làm tăng xuất tiết và dẫn tới hình thành đờm. Khạc đờm kéo dài cũng là triệu chứng phổ biến của bệnh này.
Ho ra máu: Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh nhưng cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
Sốt: Người mắc bệnh này thường không sốt cao, thay vào đó là những cơn sốt nhẹ vào thường xuất hiện vào buổi chiều muộn.
Đau tức vùng ngực, khó thở: Phổi bị tổn thương sẽ gây ra gây ra tình trạng khó thở và kèm theo đó là những cơn ho, đau tức âm ỉ tại vùng ngực.
Cơ thể mệt mỏi, chán ăn và sút cân không rõ nguyên nhân: Bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi và rất khó chịu, cảm giác ăn không ngon miệng, sụt cân, bên cạnh đó tinh thần giảm sút,… do sự ảnh hưởng của các cơn ho, đau tức ngực. Khi gặp triệu chứng này, hầu hết mọi người đều chủ quan cho rằng mình chỉ đang chịu áp lực công việc hoặc do chứng biếng ăn gây ra.
3. Bệnh lao phổi có chữa khỏi không?
Để được chẩn đoán bệnh chính xác, bạn nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ như uống thuốc đều đặn, đúng liều để có được hiệu quả điều trị cao nhất.
Bạn cần biết rằng, điều trị lao phổi là cả một quá trình dài. Sau khi điều trị một thời gian, người bệnh sẽ có cảm giác ăn ngon hơn, thoải mái hơn và giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì thế mà hạn chế ngừng thuốc, ngược lại, họ vẫn nên duy trì sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu tự ý bỏ thuốc khi bệnh chưa khỏi hẳn sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên nguy hiểm vì vi khuẩn lao sẽ kháng thuốc, phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời quá trình điều trị bệnh về sau sẽ rất khó khăn.
Cần phải thăm khám để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ hết ổ lao tồn tại trong phổi. Tuy nhiên, đây là những cuộc đại phẫu, nếu không được chuẩn bị kỹ càng có thể dẫn tới nguy cơ xấu nhất và bệnh nhân dễ gặp phải biến chứng sau phẫu thuật. Thường chỉ những bệnh nhân đã trải qua quá trình điều trị dài bằng thuốc mà không có hiệu quả mới nên phẫu thuật.
Một số biến chứng có thể gặp phải khi phẫu thuật điều trị lao phổi là suy hô hấp, rối loạn tim mạch, chảy máu,... thậm chí là chảy máu do rối loạn đông máu, nhiễm trùng,... rất nguy hiểm.
Lưu ý:
Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần:
Tuyệt đối tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ đưa ra, uống thuốc đều đặn và điều trị liên tục khi hết phác đồ để bệnh được điều trị dứt điểm.
Cần thăm khám định kỳ theo lịch của các bác sĩ.
Trong trường hợp thấy các tác dụng phụ của thuốc cần báo ngay với bác sĩ điều trị để được kịp thời xử lý.
Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu trong quá trình điều trị
Cần xét nghiệm đờm trong quá trình điều trị để biết được hiệu quả điều trị ra sao.
Điều trị bằng thuốc là phương pháp phổ biến.
Quan trọng hơn cả là người bệnh lao cần phòng lây nhiễm cho người xung quanh bằng cách:
-
Phải che miệng và quay mặt về phía khác khi ho và hắt hơi.
-
Không khạc nhổ đờm bừa bãi, nên khạc vào giấy, gói lại và vứt đúng nơi quy định.
-
Nên ngủ ở phòng riêng.
-
Những người tiếp xúc với người bệnh nên đi khám để biết chắc chắn mình có bị lây nhiễm lao phổi hay không.
Để được tư vấn hoặc đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bạn có thể liên hệ tới 1900 56 56 56.