Ngộ độc thực phẩm nguyên nhân thường do người bệnh không đảm bảo vệ sinh khi ăn uống, khiến cho các vi khuẩn gây bệnh có cơ hội tấn công vào cơ thể. Và việc bị ngộ độc khi ăn uống không phải là tình trạng hiếm gặp. Dưới đây là một số thông tin cơ bản mà bài viết cung cấp để bạn đọc hiểu rõ hơn về loại bệnh lý này.
07/10/2022 | Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý bố mẹ cần biết! 17/03/2022 | Nhận biết, xử trí ngộ độc rượu khẩn cấp và cách phòng chống ngộ độc 16/11/2021 | Dấu hiệu đau bụng do ngộ độc thực phẩm khác gì với kiểu đau bụng khác? 24/04/2020 | Dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm bạn không nên bỏ qua
1. Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng ăn phải những loại thực phẩm bị nhiễm các loại vi khuẩn hoặc virus, nấm mốc gây bệnh, các loại độc tố mạnh,... Với những trường hợp bị ngộ độc nhẹ thì người bị ngộ độc sẽ cảm thấy sức khỏe tốt hơn sau đó vài ngày mà không cần phải điều trị. Thế nhưng, đối với những trường hợp bị ngộ độc nặng thì sẽ có những dấu hiệu dữ dội hơn và cần phải được nhập viện để theo dõi và điều trị.
Ngộ độc thực phẩm dễ xảy ra khi ăn uống không kiểm soát vệ sinh
Bạn cần phải được nhận biết đúng các dấu hiệu của tình trạng này để có cách xử lý phù hợp nhất. Trong trường hợp ngộ độc thực phẩm không được giải quyết kịp thời sẽ để lại rất nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.
2. Nguyên nhân của bệnh bị ngộ độc thực phẩm là gì?
Nguyên nhân chính khiến cho bạn bị ngộ độc thực phẩm là do ăn phải những món ăn bị nhiễm khuẩn, có chứa các loại chất hóa học hoặc những yếu tố có khả năng gây hại khác. Trong đó, vi khuẩn ở trong các loại thực phẩm thường là những loại sau đây:
-
Vi khuẩn Campylobacter jejuni.
-
Vi khuẩn Clostridium perfringens.
-
Vi khuẩn Salmonella.
-
Vi khuẩn Escherichia coli.
-
Vi khuẩn Shigella.
-
Vi khuẩn Listeria monocytogenes.
Bên cạnh vi khuẩn, thì virus cũng là nguyên nhân khiến cho người bệnh bị mắc chứng ngộ độc thực phẩm, điển hình là một số loại virus sau đây:
-
Virus Entero.
-
Virus Hepatitis A.
-
Virus Hepatitis E.
-
Virus Noro.
-
Virus Rota.
Vi khuẩn, virus là những nguyên nhân gây bệnh điển hình
Các loại ký sinh trùng cũng có khả năng gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm do động vật truyền sang cho con người như: Platyhelminthes, Nematoda, Protozoa. Bên cạnh đó, các loại độc tố tự nhiên cũng là nguyên nhân khiến cho khả năng ngộ độc xuất hiện.
Ngoài ra, ngộ độc còn là do một số nguyên nhân khác đến từ khâu bảo quản, chế biến và trong suốt quá trình sản xuất bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể bị ngộ độc là do các chất bảo quản ở bên trong, những chất hóa học ép chín trái cây hoặc các loại hóa chất nguy hiểm khác,...
3. Những triệu chứng điển hình của bệnh ngộ độc thực phẩm
Người bệnh sau khi ăn phải các loại thức ăn bị nhiễm độc thì sẽ có những triệu chứng điển hình như sau:
-
Đau bụng quằn quại.
-
Người bệnh có thể sẽ buồn nôn hoặc nôn mửa vô cùng khó chịu.
-
Xảy ra tình trạng tiêu chảy.
-
Một số trường hợp có thể bị sốt và đau đầu.
Đối với những trường hợp bị nặng hơn thì sẽ có thêm những triệu chứng sau đây:
-
Người bệnh có thể đi tiêu ra máu.
-
Cơ thể người bệnh có dấu hiệu mất nước như: môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch đập nhanh hơn và hơi thở cũng nhanh hơn.
-
Người bệnh bị trụy tim mạch.
-
Một số trường hợp bị sốc nhiễm khuẩn.
Triệu chứng nhận biết chứng ngộ độc thực phẩm
4. Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm?
Những trường hợp có tỷ lệ cao bị ngộ độc thực phẩm gồm có:
-
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ tuổi vì chưa có một hệ miễn dịch hoàn thiện nên khả năng rất cao bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải những món ăn không hợp vệ sinh.
-
Người cao tuổi: Vì sự lão hóa theo thời gian đã khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể ngày càng trở nên yếu hơn và hàng rào bảo vệ không thể chống lại được các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
-
Phụ nữ hiện đang mang thai có hệ tiêu hóa rất yếu và quá trình chuyển hóa bị thay đổi có thể khiến cho người bệnh dễ bị ngộ độc hơn.
-
Người có hệ miễn dịch yếu cũng có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tăng lên.
-
Những người hiện đang bị mắc các bệnh mạn tính điển hình như bệnh tiểu đường, bệnh gan hoặc bệnh thận.
Những người có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm
5. Những cách phòng tránh bệnh ngộ độc thực phẩm
Để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, bạn cần phải lựa chọn được một nguồn thực phẩm thật sự an toàn, sạch sẽ, hợp vệ sinh. Không những thế, quá trình chế biến món ăn cũng cần phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn và ăn chín uống sôi để tiêu diệt các vi khuẩn và virus nguy hại. Cụ thể:
5.1. Lựa chọn các loại thực phẩm an toàn
Bạn cần ưu tiên những thực phẩm tươi sống và không bị ôi thiu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó, bạn cũng không dùng các loại thức ăn có nhiều độc tố ví dụ như cá lóc, khoai tây đã bị mọc mầm hoặc các loại nấm lạ và cả những loại thực phẩm bị nhiễm phải các chất độc hóa học.
5.2. Bảo quản tốt thực phẩm
Các loại thức ăn đã hoặc chưa chế biến cần phải được bảo quản với điều kiện nhiệt độ và môi trường thật phù hợp để tránh bị biến chất. Nếu thức ăn không được bảo quản có thể khiến cho các chất có ở bên trong bị biến đổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn không nên để thức ăn để ở bên ngoài môi trường quá hai tiếng, nhất là khi trời vào hè. Khi thời tiết nắng nóng thì bạn không nên để đồ ăn ngoài môi trường tự nhiên quá một giờ để tránh thức ăn bị ôi thiu, hư hỏng.
Bảo quản thực phẩm đúng cách và an toàn
5.3. Chế biến các loại thực phẩm đúng cách
Thức ăn khi được làm chín đúng cách với điều kiện nhiệt độ phù hợp sẽ an toàn hơn đối với sức khỏe của bạn. Nhằm tránh ngộ độc thực phẩm, bạn cần phải nấu chín các loại thức ăn và đun sôi nước trước khi ăn uống. Các loại trái cây cũng cần phải được rửa trực tiếp ở phía dưới vòi nước để loại bỏ sạch các loại vi khuẩn, virus và chất hóa học ở bên ngoài trái cây.
Bạn cần phải rửa tay thật sạch sẽ trước khi tiếp xúc với những loại thực phẩm này. Trong suốt quá trình và cả sau khi chế biến, bạn phải đảm bảo bàn tay của mình được giữ sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại thông qua con đường ăn uống. Những dụng cụ được dùng để chế biến thức ăn cũng phải được đảm bảo sạch sẽ và phải được rửa lại bằng xà phòng. Bạn nên rửa những loại dụng cụ này với nước ấm.
5.4. Chế độ ăn uống hợp vệ sinh
Bạn cần phải tránh các món ăn không hợp vệ sinh và không đảm bảo các vấn đề về an toàn thực phẩm. Các món ăn có nguy cơ bị bụi bẩn hoặc bị nấm mốc cần phải loại bỏ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Thay vào đó, bạn hãy chỉ sử dụng những loại thực phẩm sạch, an toàn và được chế biến và bảo quản tốt nhất. Ăn chín và uống sôi chính là cách để bạn hạn chế tình trạng bị ngộ độc thực phẩm.
Nhìn chung, ngộ độc thực phẩm bắt nguồn từ việc ăn uống hàng ngày của bạn. Chính vì vậy, bạn cần phải thật lưu ý giữ vệ sinh để phòng tránh. Khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào về bệnh, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Một gợi cho bạn là chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Quý khách có thể đặt lịch khám trước thông qua số hotline 1900 56 56 56.