Hiện nay, tỉ lệ người được tiêm vắc xin Covid-19 tại nhiều địa phương trên cả nước đang được mở rộng, trong đó có rất nhiều người đã hoàn thành 2 mũi tiêm. Tuy nhiên, một vấn đề khiến nhiều người lo lắng chính là những phản ứng phụ sau tiêm vắc xin. Vì thế thực hiện xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sau tiêm là rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cân nhắc lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo chất lượng kết quả xét nghiệm.
03/10/2021 | Gói kiểm tra sức khỏe sau tiêm tại MEDLATEC: Thuận tiện và nhiều lợi ích 29/09/2021 | Vì sao cần kiểm tra sức khỏe sau tiêm chủng?
1. Một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin Covid-19
1.1. Những loại vắc xin đang được cấp phép sử dụng tại Việt Nam
Tiêm vắc xin Covid-19 chính là cách giúp cho hệ miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể nhận biết và tiêu diệt virus SARS-CoV-2 khi chúng xâm nhập vào cơ thể, từ đó ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả.
Ở mỗi người cơ chế hình thành kháng thể sẽ khác nhau vì thế mỗi người sẽ có khả năng miễn dịch khác nhau
Dưới đây là một số loại vắc xin đã được cấp phép triển khai tại Việt Nam :
- Vắc xin Covid-19 Vaccine AstraZeneca: Đây là loại vắc xin đầu tiên được Bộ Y tế cấp phép sử dụng để giải quyết nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Vắc xin AstraZeneca do Đại học Oxford và hàng Dược nổi tiếng AstraZeneca của Vương quốc Anh phát triển và sản xuất.
- Vắc xin Vero Cell của Sinopharm: Vắc xin Vero Cell được sản xuất bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh tại Trung Quốc. Không chỉ Việt Nam mà có khoảng 64 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cấp phép sử dụng cho loại vắc xin này. Tại Việt Nam, Vero Cell đã được triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021.
Tiêm vắc xin là cách hiệu quả để phòng chống dịch Covid-19
- Vắc xin Gam-Covid-Vac (tên khác là SPUTNIK V): Loại vắc xin này do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất. Bộ Y tế đã phê duyệt và cấp phép sử dụng vắc xin Sputnik V vào tháng 3/2021.
- Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech: Bộ Y tế đã phê duyệt và cấp phép sử dụng đối với vắc xin Pfizer vào tháng 6/2021.
- Vắc xin Spike Vax hay còn được gọi là vắc xin Moderna: Vắc xin Moderna do Mỹ sản xuất được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng vào cuối tháng 6 năm 2021.
- Vắc xin Janssen: Đây là loại vắc xin mới được Bộ Y tế cấp phép nhưng chưa tiếp nhận.
1.2. Một số phản ứng phụ sau tiêm
Một số phản ứng phụ sau tiêm thường không quá nghiêm trọng, có thể chỉ diễn ra trong một vài ngày và nằm trong dự liệu của nhà sản xuất. Trước khi tiêm, bạn nên tìm hiểu về phản ứng phụ có thể gặp phải sau tiêm để lên kế hoạch chăm sóc cơ thể, biết cách xử trí kịp thời khi có bất thường xảy ra. Bạn cũng có thể chủ động thực hiện các gói xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sau tiêm để bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.
Sau tiêm, cần phải ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút để phát hiện và kịp thời xử lý một số phản ứng phụ xuất hiện sớm. Sau đó, người được tiêm có thể ra về và theo dõi tình trạng sức khỏe tại nhà.
Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp sau tiêm phòng Covid-19.
- Những phản ứng thường gặp tại vị trí tiêm: Đau, ngứa, sưng, tấy đỏ tại vết tiêm hoặc cả cánh tay bên tiêm.
- Phản ứng toàn thân: Sau tiêm, cơ thể có thể mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy đau đầu, khó chịu, buồn nôn, đau cơ, sốt và ớn lạnh,…
- Nếu xảy ra những phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm chẳng hạn sốt cao kéo dài sau tiêm hoặc rối loạn ý thức, hay sốc phản vệ với một số biểu hiện mẩn ngứa, tức ngực, khó thở, ngất xỉu,… thì bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
2. Nên xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sau tiêm ở đâu?
2.1. Một số loại xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sau tiêm
Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết với từng người bệnh
Dưới đây là một số loại xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sau tiêm mà bạn có thể tham khảo:
- Tổng phân tích máu 18 chỉ số với mục đích kiểm tra công thức máu, đánh giá, phát hiện các rối loạn đông máu, cũng như phát hiện một số bệnh lý cấp/mạn tính sau tiêm chủng.
- Xét nghiệm glucose máu: Được thực hiện để sàng lọc bệnh lý đái tháo đường sau tiêm chủng.
- Xét nghiệm AST (GOT) và ALT (GPT): Giúp đánh giá chức năng gan, tránh biến chứng bệnh lý về gan sau tiêm phòng.
- Ure máu, creatine máu: Đây là loại xét nghiệm cần thiết đánh giá chức năng thận, loại trừ tổn thương thận sau tiêm Covid-19.
- Đông máu (INR), APTT, Fibrinogen: Với mục đích, đánh giá chức năng đông máu trong cơ thể, tránh các biến chứng gây rối loạn đông máu trong và sau tiêm chủng.
- Troponin T high sensitive, CK Total: Loại xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng tổn thương cơ tim, giúp loại trừ biến chứng viêm cơ tim sau tiêm.
- D-dimer: Loại xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ hình thành huyết khối sau tiêm, loại trừ nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu. Từ đó kịp thời xử trí sớm những bất thường.
- Điện giải đồ: Giúp đánh giá rối loạn điện giải sau tiêm.
- Điện tim: Được thực hiện với mục đích thăm dò chức năng hoạt động cơ tim.
- Khám nội tổng quát: Khám đánh giá các tổn thương có thể sau tiêm chủng, tư vấn kết quả xét nghiệm và sau đó các bác sĩ sẽ kê đơn điều trị.
2.2. Nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sau tiêm ở đâu?
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm tại Hà Nội
Xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sau tiêm là cần thiết nhưng điều quan trọng là bạn nên thực hiện xét nghiệm ở những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo nhận được kết quả chính xác nhất, đồng thời được xử lý những vấn đề, những bất thường về sức khỏe một cách hiệu quả nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín tại Hà Nội. Bệnh viện cũng là một trong những cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp phép sàng lọc và khẳng định virus SARS-CoV-2.
Với trung tâm xét nghiệm hiện đại đạt chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm quốc tế (ngày 7/1/2022), Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một địa chỉ xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sau tiêm tin cậy dành cho bạn. Hãy gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được nhân viên bệnh viện tư vấn chi tiết.