Rất nhiều người có cùng chung thắc mắc nang niệu rốn là gì? Ống niệu rốn có tự khỏi không và bệnh có thực sự nguy hiểm? Qua bài phân tích dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn khám phá và trả lời các câu hỏi trên về căn bệnh này.
15/02/2022 | Chăm sóc nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì? 14/02/2022 | Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em 06/11/2021 | Những phương pháp điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu không nên bỏ qua
1. Bệnh nang niệu rốn là gì?
Ống niệu rốn được hình thành từ xoang niệu dục, là cầu nối giữa rốn tới bàng quang trong thời kỳ bào thai còn trong bụng mẹ. Ống này thường sẽ dần thoái triển trước khi trẻ được sinh ra, nhưng có một số trẻ sau khi sinh ống này không những không tiêu biến mà còn xuất hiện các bất thường ống niệu rốn, đó là: niệu rốn hay túi thừa bàng quang (5%), xoang ống niệu rốn (15%), nang niệu rốn (30%) và ống niệu rốn mở (50%).
Trong số các bất thường nêu trên, nang niệu rốn được dùng để miêu tả những trường hợp ống niệu rốn nối giữa rốn và bàng quang không biến mất mà lại giãn to ra. Mặc dù hình thành từ khi trẻ vừa sinh ra nhưng hầu hết bệnh nang niệu rốn chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đã trưởng thành.
Nang niệu rốn là một bệnh lý bẩm sinh
Nang niệu rốn có thể gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng rốn, rỉ nước tiểu ở rốn, nhiễm trùng tiểu khung, nhiễm trùng lan rộng vùng bụng dưới hoặc thậm chí là ung thư hóa.
Chính vì vậy, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh nang niệu rốn và rủi ro biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra, khi nhận thấy những triệu chứng bất thường đặc biệt là vùng rốn hay dưới rốn thì bệnh nhân cần đi thăm khám để được chẩn đoán bệnh sớm và điều trị đúng lúc, kịp thời, tránh để lại các di chứng nghiêm trọng về sau.
Vậy ống niệu rốn có tự khỏi không? Câu trả lời là không. Bệnh sẽ không thể tự biến mất mà bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ ống niệu rốn.
2. Kỹ thuật được dùng trong chẩn đoán nang niệu rốn
Trong số các bất thường của ống niệu rốn ở trẻ sơ sinh thì chỉ có bệnh ống niệu rốn mở (hay còn gọi là dò rốn - bàng quang) là có khả năng phát hiện được từ khi trẻ mới chào đời. Đa phần những bất thường còn lại đều không biểu hiện triệu chứng lâm sàng một cách rõ ràng, phải cần đến sự trợ giúp của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
Những bệnh lý này thường được phát hiện ra khi bệnh nhân đến tuổi trưởng thành, hoặc bệnh phát triển các biến chứng rõ rệt như bị nhiễm trùng tiểu khung, nhiễm khuẩn vùng bụng dưới,... gây nên những phản ứng như ớn lạnh, sốt cao, đau vùng dưới rốn,... và cần chẩn đoán xác định bệnh qua các kỹ thuật như chụp CT, siêu âm,... Cụ thể:
-
Rốn của trẻ thường xuyên bị ướt từ khi sinh ra (vùng rốn chảy chất dịch trong, hay xuất hiện nhất là khi bé ho hoặc khóc);
-
Vùng dưới rốn sờ có khối u;
-
Rốn ướt và viêm mô xung quanh rốn;
-
Thấy nước tiểu rỉ qua rốn khi ấn vào vùng trên xương mu.
-
Siêu âm bụng: cho ra hình ảnh nang niệu rốn - bàng quang, có túi thừa mặt đáy bàng quang;
-
Chụp cắt lớp vi tính cũng nhận thấy hình ảnh nang niệu rốn.
3. Cơ hội điều trị cho trẻ bị nang niệu rốn
Như chúng ta đã biết, nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực các bất thường ống niệu rốn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Đặc biệt trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn qua các con đường: đường máu, bàng quang hoặc đường bạch mạch, để càng lâu thì nguy cơ tiến triển thành ung thư sẽ ngày càng tăng khi trẻ ở độ tuổi trưởng thành.
Cần chú ý phát hiện bệnh sớm để trẻ được tiếp nhận điều trị kịp thời
Bên cạnh những trẻ được phát hiện có bệnh ống niệu rốn ngay từ khi sinh ra thì những trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng rốn hoặc dưới rốn cũng cần phải được kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng tại các cơ sở y tế, bệnh viện có các thiết bị thăm dò chuyên dụng.
Mở nang niệu rốn là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay đối với các trường hợp mắc phải bệnh lý này. Quy trình thực hiện như sau:
-
Trước phẫu thuật: điều trị kháng sinh cho trẻ nếu xuất hiện nhiễm trùng rốn;
-
Cần gây mê khi thực hiện phẫu thuật;
-
Bác sĩ sẽ bắt đầu rạch da theo đường vòng cung ở dưới rốn, bóc tách tổ chức da để ống niệu rốn lộ ra, sau đó loại bỏ các thương tổn, khâu đáy bàng quang lại;
-
Cầm máu, khâu đóng và băng vết mổ.
Sau khi mổ, bệnh nhân vẫn tiếp tục được chỉ định dùng kháng sinh và thay băng vết thương hàng ngày. Thời gian nằm viện chăm sóc sau phẫu thuật có thể từ 1 - 3 ngày, nhằm theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng có nguy cơ xảy ra như chảy máu, tắc ruột sau mổ, nhiễm trùng vết mổ, vẫn còn rỉ nước tiểu ở rốn,...
Nếu trẻ sơ sinh đã được phát hiện bị nang niệu rốn hoặc các bệnh lý khác ở ống niệu rốn thì nên được tiến hành phẫu thuật sớm. Điều này được thực hiện khi trẻ còn nhỏ sẽ đơn giản và đem lại hiệu quả điều trị cao hơn, hạn chế rủi ro viêm nhiễm và các biến chứng phức tạp.
Tuy nhiên bệnh lý ống niệu rốn không thuộc trong số các bệnh cần mổ cấp cứu, do vậy nếu trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, còn quá yếu hay đang bị mắc song song một bệnh lý cấp tính khác thì có thể trì hoãn việc phẫu thuật mà không làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Trong thời gian trì hoãn phẫu thuật mà rốn thường xuyên bị rò rỉ nước tiểu, các bậc phụ huynh phải chăm sóc và vệ sinh rốn sạch sẽ cho bé để hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Thường xuyên vệ sinh rốn cho bé đúng cách để hạn chế nhiễm khuẩn
Chuyên khoa Tiết niệu thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, chuyên môn giỏi và tận tình, tận tâm sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho khách hàng. Ngoài ra Bệnh viện còn được trang bị các máy móc hiện đại như máy siêu âm, nội soi, X-quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính,... hỗ trợ cho việc chẩn đoán chính xác và hiệu quả hơn.
Nếu trẻ nhà bạn có các dấu hiệu viêm vùng rốn hoặc vùng bụng dưới rốn, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đăng ký khám sớm nhất.