Nấm phổi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào khi bị nấm phổi? | Medlatec

Nấm phổi có nguy hiểm không? Điều trị thế nào khi bị nấm phổi?

Nấm phổi có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của không ít người bệnh. Trên thực tế đây là một trong những bệnh lý nhiễm trùng tại phổi tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị ngay từ sớm.


03/04/2023 | Viêm phổi do phế cầu khuẩn và những thông tin cần lưu ý
20/03/2023 | Phù phổi cấp do tim là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
15/10/2022 | Tìm hiểu về căn bệnh nấm phổi và phương pháp điều trị khắc phục

1. Nấm phổi là bệnh gì?

Người bình thường nếu có hệ miễn dịch tốt sẽ ít khi mắc bệnh nấm phổi. Có 2 loại nấm phổi đó là: nhiễm nấm cổ điển (Histoplasmosis, Cryptococcus) và nhiễm nấm cơ hội (Aspergillus, Candida). Trong đó phổ biến nhất là 3 loại nấm Candida, Aspergillus và Cryptococcus. Những loại nấm này xâm nhập vào cơ thể con người, sau đó gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển từ những khu vực bị tổn thương hoặc những tổn thương có sẵn gây ra bởi tình trạng hoại tử.

Căn bệnh này thường phát triển ở những người có đặc điểm như sau: 

  • Người cao tuổi, bệnh nhân có bệnh lý mạn tính lâu năm và người có sức đề kháng yếu;

  • Người mắc bệnh về máu, rối loạn dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa;

  • Người có hệ miễn dịch suy giảm do dùng thuốc chống đào thải sau  phẫu thuật ghép tạng, bị HIV/AIDS;

  • Dùng thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh hoặc sử dụng corticoid lâu ngày;

  • Bệnh nhân từng mắc lao phổi.

3 loại nấm Candida, Aspergillus và Cryptococcus là nguyên nhân phổ biến gây nấm phổi

3 loại nấm Candida, Aspergillus và Cryptococcus là nguyên nhân phổ biến gây nấm phổi

Đây không phải là một loại bệnh truyền nhiễm. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân hít phải những bào tử nấm bay trong không khí.

2. Bệnh nấm phổi gây ra những biểu hiện gì?

Nhìn chung triệu chứng khi bị mắc nấm phổi thường không đặc trưng và khá tương đồng với các tình trạng viêm nhiễm khác tại phổi, điển hình như lao phổi hay viêm phổi,... Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà dấu hiệu của nấm phổi có thể khác nhau. 

Sau đây là những biểu hiện thường gặp ở người mắc nấm phổi:

  • Đau tức ngực, ho khan;

  • Sốt kéo dài;

  • Bệnh nhân có thể ho ra máu khi nhiễm nấm aspergillosis;

  • Sụt cân, mệt mỏi;

  • Khó thở, tắc đường dẫn khí và sưng hạch.

3. Nấm phổi có nguy hiểm không?

Tuy rằng đây không phải là căn bệnh phổ biến vì ít xảy ra ở những người khỏe mạnh nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nấm phổi sẽ rất nguy hiểm do tỷ lệ tử vong cao. Dưới đây là những yếu tố khiến mức độ nguy hiểm của nấm phổi gia tăng:

  • Bệnh nhân bị nấm phổi nhưng không được chẩn đoán, không được điều trị ngay từ sớm. Lúc này các bào tử nấm có cơ hội nhân lên nhanh chóng và lan sang những khu vực khác của cơ thể để gây bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng do nấm phổi gây ra có thể kể đến bao gồm: viêm cơ, nấm màng não và nấm não, viêm nội nhãn, tổn thương ngoài da, nhiễm nấm huyết, thậm chí là tử vong;

  • Tỷ lệ những bệnh nhân nấm phổi bị tử vong là rất cao và đa số các trường hợp bị đe dọa đến tính mạng là do cơ thể suy kiệt, ho ra máu kéo dài và ồ ạt,...;

  • Vì triệu chứng của nấm phổi thường không điển hình và dễ gây nhầm lẫn trong quá trình chẩn đoán, dẫn tới việc điều trị nhiều khi bị chậm trễ hoặc không đúng phương pháp nên rủi ro biến chứng và chuyển nặng khi bị nấm phổi cũng cao;

  • Nấm phổi thường tấn công những người có cơ địa sức khỏe yếu, sức đề kháng kém nên khi bị nấm xâm nhập những bệnh nhân này thường không đủ sức chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó quá trình điều trị vi nấm thường phải duy trì trong thời gian dài, ở những người cơ địa yếu thì sẽ lâu hơn. Nếu bệnh nhân không kiên trì điều trị nấm phổi sẽ bùng phát, kháng thuốc và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.

Người có sức khỏe yếu là đối tượng dễ bị nấm phổi tấn công

Người có sức khỏe yếu là đối tượng dễ bị nấm phổi tấn công

4. Điều trị và phòng ngừa nấm phổi bằng phương pháp nào?

4.1. Các phương pháp điều trị nấm phổi

Ở những trường hợp bị nấm phổi nguyên phát, mục tiêu điều trị là cần phải ngăn ngừa các bào tử nấm xâm lấn và lan rộng ra các cơ quan khác ngoài phổi hoặc bệnh tiến triển thành nấm phổi mạn tính. 

Những bệnh nhân bị nấm phổi trong thời gian dài hoặc nấm phổi nặng cần phải điều trị khoảng vài tuần. Đối với các ca nấm phổi tiến triển nhanh hoặc thể nặng lan tỏa sâu thì cần điều trị tích cực, kịp thời. Nếu đã xảy ra biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não thì cần hết sức lưu ý đến tình trạng tràn dịch não thất vì đây chính là hệ quả của việc nấm gây viêm màng não không được điều trị sớm.

Một số biện pháp thường được chỉ định trong điều trị nấm phổi đó là:

  • Sử dụng thuốc kháng nấm: amphotericin B, fluconazol hoặc thay thế bằng thuốc itraconazole. Công dụng chính của các loại thuốc này là ức chế sự phát triển của bào tử nấm nhưng thời gian điều trị duy trì là rất lâu (có thể lên đến vài năm);

  • Phẫu thuật để điều trị nấm phổi: áp dụng đối với những ca có biến chứng như loại bỏ các thương tổn xảy ra tại xương, hay tổn thương phổi mạn tính cũng cần được cắt bỏ rồi sau đó điều trị hỗ trợ bằng thuốc (trường hợp nấm phát triển khu trú tại phổi), dẫn lưu các ổ áp xe,...

Thuốc là phương pháp hay được áp dụng khi điều trị nấm phổi

Thuốc là phương pháp hay được áp dụng khi điều trị nấm phổi

4.2. Phòng ngừa nấm phổi cũng rất quan trọng

Để phòng tránh triệt để các vi nấm gây bệnh là việc làm vô cùng khó khăn vì chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Ngoài ra những loại nấm này còn ký sinh và phát triển ở rất nhiều nơi (từ không khí, nguồn nước,...) Do đó để chủ động hơn trong việc phòng ngừa nấm phổi, mỗi người nên tự nâng cao sức đề kháng cho bản thân bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tăng cường vận động và tập thể dục,...

Ngoài ra phòng ốc, nhà cửa cũng cần phải được dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ, không được để những khu vực này bị ẩm mốc. Các đồ vật trong nhà cần được sắp xếp gọn dàng để không bị ẩm ướt và không trở thành nơi trú ngụ của những vi sinh vật có hại. Đối với những vị trí tường bị ẩm mốc cần được cạo sạch và phủ một lớp sơn mới. trong quá trình vệ sinh, dọn dẹp và trang trí nhà cửa, bạn đừng quên mang khẩu trang để tránh bụi bặm.

Như vậy những thông tin trong bài viết trên đã giúp chúng ta giải đáp cho băn khoăn “nấm phổi có nguy hiểm không?”. Có thể thấy rằng nấm phổi là một căn bệnh có mức độ nguy hiểm cao. Khi phát hiện ra cơ thể có các triệu chứng cảnh báo nhiễm nấm phổi, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Chuyên khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng lựa chọn. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở hệ hô hấp, hãy liên hệ đặt lịch khám với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ giúp bạn tư vấn và đặt lịch cùng các bác sĩ chuyên khoa.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp