Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh là độ tuổi cần nhiều sự quan tâm, chăm sóc từ người lớn và bậc phụ huynh. Mặc dù vậy, trẻ vẫn có thể mắc phải những dị tật không mong muốn ngay từ trong bụng mẹ, hay các chấn thương do tác động từ bên ngoài, trong đó bao gồm hiện tượng trật khớp háng. Vậy nên áp dụng biện pháp nào hỗ trợ phục hồi chức năng trật khớp háng ở trẻ em.
06/08/2021 | Đau xương mu khớp háng: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị 16/07/2021 | Nguyên nhân gây đau khớp háng thường gặp và cách điều trị 14/11/2020 | Tìm hiểu về cấu tạo khớp háng và các bệnh lý thường gặp
1. Tại sao tình trạng trật khớp háng xảy ra với trẻ em?
Trật khớp háng của trẻ thường do chấn thương ngoại lực hoặc đã hình thành từ trong bụng mẹ. Đặc điểm của trật khớp chính là chỏm xương đùi một hoặc hai bên phần khớp háng bị lệch ra trước, phía sau hoặc trật lên phía trên ra khỏi vị trí bình thường.
Phục hồi chức năng trật khớp háng ở trẻ em là một quá trình không hề đơn giản, đồng thời cũng là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ
Mặc dù trật khớp háng do chấn thương chỉ gặp ở khoảng 5% bệnh nhân bệnh xương khớp, trường hợp bẩm sinh cũng khá hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 2:1.000 trẻ. Thế nhưng, nếu trẻ mắc phải tình trạng này đồng nghĩa với việc đối mặt với những nguy cơ như sau:
-
Vận động: ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương khớp của trẻ, đặc biệt là tư thế vận động của trẻ. Khiến trẻ không thể đi đứng, chạy nhảy như bình thường.
-
Tâm lý: trẻ dễ mang tâm lý tự ti, mặc cảm vì dáng đi không được bình thường. Đồng thời, trẻ cũng dễ gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia các hoạt động vui chơi, thể dục,… có khả năng trở thành rào cản khiến trẻ khó hòa nhập với bạn bè.
-
Công việc: với dáng đi xấu, cùng chức năng vận động gặp khó khăn có thể sẽ gặp bất lợi và khó tìm được công việc một cách thuận lợi, cũng như khó tạo thiện cảm với mọi người xung quanh.
Trật khớp háng là bệnh lý chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nhóm bệnh xương khớp
2. Phân loại
Trong y khoa, trật khớp háng có thể được chia thành những phân loại sau:
Đơn thuần
Phần khớp háng bị trật đơn thuần, không có chấn thương gãy hoặc vỡ. Không có các bệnh lý khác kèm theo như cứng khớp, gai đốt sống, bàn chân khoèo bẩm sinh,… Quá trình phục hồi chức năng trật khớp háng ở trẻ em không gặp quá nhiều khó khăn.
Phối hợp
Ngoài tình trạng trật khớp háng, bệnh nhân có thể mắc kèm theo các vấn đề khác như đa chấn thương, hôn mê, gãy vỡ xương (đối với trật khớp do tai nạn, té ngã,…) hoặc các bệnh lý, dị tật xương khớp khác.
Tình trạng trật khớp háng bẩm sinh có thể liên quan đến quá trình sinh không thuận lợi hoặc do đột biến nhiễm sắc thể hiếm gặp
Dựa theo mức độ lệch của khớp sẽ bao gồm những phân loại sau:
Khớp háng không ổn định
Đây là tình trạng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, chiếm khoảng 60% tỷ lệ bệnh nhân bị trật khớp háng. Tình trạng này còn liên quan đến một số bộ phận xung quanh như cơ, dây chằng, gân đùi,…
Bán trật khớp háng
Phần chỏm xương chỉ lệch một phần, không hoàn toàn trật ra ngoài ổ chảo. Nhưng hầu hết bệnh nhân không có hiện tượng biến dạng xương khớp ở phần chỏm, cổ xương đùi và ổ chảo.
Trật hoàn toàn
Phần chỏm xương đùi lệch hoàn toàn khỏi vị trí ổ chảo, dễ dàng nhận ra các biến dạng ở những tại những bộ phận liên quan vị trí bị trật. Với trường hợp trật hoàn toàn, việc phục hồi chức năng trật khớp háng ở trẻ em sẽ gặp nhiều khó khăn hơn các phân loại khác.
Với độ tuổi tò mò, ham thích khám phá những điều mới lạ, trẻ rất dễ mắc những tổn thương không mong muốn như trật khớp háng
3. Một số biện pháp phục hồi chức năng trật khớp háng ở trẻ em
Để giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình phục hồi, đồng thời tăng hiệu quả cho quá trình can thiệp và điều trị, trẻ cần được áp dụng các biện pháp chỉnh hình ngay sau sinh với một số kỹ thuật như sau:
Nẹp chỉnh hình
Tùy vào tình trạng và mức độ lệch của trẻ, bác sĩ có thể sử dụng xốp mềm, nhựa cứng, đai nẹp, hoặc kiểu gối Frejka để cố định khớp háng liên tục cả ngày đêm trong 6 tháng đầu. Nhưng với 6 tháng tiếp theo, trẻ chỉ cần đeo nẹp vào ban đêm. Tuy nhiên thời gian đeo có thể được cân nhắc tùy vào tình trạng lệch khớp của trẻ.
Bó bột
Thông thường, trẻ được chỉ định bó bột sớm trước 6 tháng tuổi (trong trường hợp lệch khớp háng bẩm sinh), bán trật khớp hoặc viêm chỏm xương không có sinh mủ. Tuy nhiên, biện pháp này không được áp dụng cho bệnh nhi bị trật khớp háng đã trên 36 tháng tuổi, mắc nhiều dị tật kèm theo như não úng thủy, cứng khớp bẩm sinh,…
Với việc áp dụng phương pháp điều trị này, bậc phụ huynh cần theo dõi và quan sát kỹ các ngón chân của trẻ. Nếu có xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sưng tím, xây xát, trẻ quấy khóc vô cớ, phát sốt không rõ nguyên nhân, cần báo ngay với bác sĩ để kiểm tra ngay cho trẻ, giúp phòng tránh biến chứng hoại tử.
Phẫu thuật
Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhi đã điều trị các biện pháp bảo tồn nhưng không thu lại kết quả khả quan, hoặc trẻ đã hơn 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, với trường hợp 6 - 8 tuổi, việc can thiệp phẫu thuật có thể không mang lại hiệu quả cao và còn dễ mang lại biến chứng cho trẻ sau quá trình điều trị.
Một số biện pháp khác
-
Thường xuyên điều chỉnh tư thế cho trẻ: đóng bỉm vệ sinh, cõng hoặc địu trẻ, cho trẻ ngủ với tư thế nằm sấp.
-
Tập trị liệu cho trẻ: bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tập trị liệu cho trẻ, giúp phần khớp lệch trở lại vị trí bình thường một cách từ từ.
-
Thăm khám và theo dõi định kỳ: cho trẻ được thăm khám, kiểm tra định kỳ theo đúng lịch hẹn để đánh giá hiệu quả phục hồi của quá trình trị liệu. Đồng thời ghi nhớ và tuân theo những chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình trị liệu, trẻ cần được thăm khám và kiểm tra định kỳ để theo dõi tiến độ hồi phục, cũng như có các biện pháp can thiệp thích hợp
Phục hồi chức năng trật khớp háng ở trẻ em là một quá trình không hề đơn giản, cần có sự phối hợp của y bác sĩ, cùng sự quan tâm và chăm sóc của gia đình. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế đáng tin cậy, với đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm và tận tâm trong công việc, chắc chắn sẽ khiến bạn an tâm và hài lòng trong quá trình điều trị cho con em mình. Để được tư vấn thêm những thông tin cần thiết, xin gọi đến số 1900.56.56.56.