Mỡ máu cao là một trong những bệnh lý khá phổ biến với người ở độ tuổi trung niên hay người có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Vậy mỡ máu cao thực chất là gì? Người bệnh cần biết những gì khi được chẩn đoán lượng mỡ trong máu cao? Xem ngay bài viết dưới đây nếu bạn muốn tìm cho mình câu trả lời phù hợp nhất nhé!
03/03/2022 | 5 điều cần biết khi điều trị mỡ máu cao tại nhà 02/03/2022 | Mỡ máu cao thì sao? Làm cách nào để giảm mỡ máu hiệu quả? 02/03/2022 | Tìm hiểu: Mỡ máu cao có nguy hiểm không và cách phòng tránh
1. Mỡ máu cao được hiểu là như thế nào?
Mỡ máu cao hay còn được gọi là rối loạn mỡ máu hay máu nhiễm mỡ. Trong đó, mỡ máu (lipid máu) có cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau và cholesterol là thành phần quan trọng nhất của mỡ máu.
Mỡ trong máu cao là tình trạng gia tăng hàm lượng của các cholesterol xấu trong cơ thể
Khi bị bệnh mỡ cao trong máu, lượng cholesterol máu sẽ tăng cao. Trong đó, các thành phần mỡ xấu có xu hướng tăng mạnh, đồng thời giảm các thành phần mỡ tốt (mỡ bảo vệ) của cơ thể. Thông thường, người bệnh sẽ được chẩn đoán bệnh lý thông qua việc đánh giá các chỉ số về mỡ máu. Mỡ trong máu là cao khi các chỉ số vượt ngưỡng như sau:
-
Hàm lượng cholesterol toàn phần của cơ thể là lớn hơn 5.2 mmol/L.
-
Thành phần chất béo trung tính Triglyceride ở mức cao hơn cho phép là 1.7 mmol/L.
-
LDL-cholesterol (mỡ xấu) nhỏ hơn 3.4 mmol/L.
-
HDL-cholesterol (mỡ tốt) lớn hơn 1.03 mmol/L.
2. Triệu chứng của bệnh mỡ máu cao với người bệnh
Theo các chuyên gia, một số người bệnh thường không có triệu chứng cụ thể nào khi bị mỡ máu cao. Tuy nhiên, một số còn người bệnh khác lại gặp phải các dấu hiệu lâm sàng như:
-
Người bệnh có thường có huyết áp không ổn định. Các chỉ số huyết áp có thể lên hoặc xuống một cách thất thường, không có quy luật rõ ràng.
-
Mỡ trong máu tăng cao dễ gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, gây trì trệ quá trình lưu thông tới các bộ phận như các ngón tay, chân. Do đó, người bệnh có thể gặp phải các cảm giác sưng tấy, đau nhức, mỏi chân hoặc tay.
-
Cảm giác bàn tay, chân lạnh hơn cũng sẽ xảy ra.
-
Người bệnh gặp phải các cơn đau tức ngực, có cảm giác khó thở một cách bất thường. Sau đó, các cơn đau xuất hiện thường xuyên và có thời gian dài hơn, từ vài phút đến vài chục phút.
-
Cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn, chóng váng hoặc có các dấu hiệu về rối loạn đường tiêu hóa.
-
Khi chỉ số triglyceride vượt quá mức cho phép, các mảng xơ vữa động mạch là nguyên nhân gây kém lưu thông máu tới não. Do đó, người bị mỡ máu cao dễ bị đột quỵ hơn.
Đau tức ở ngực là dấu hiệu người bệnh có thể gặp phải khi bị mỡ trong máu cao
3. Những ai dễ bị mỡ máu cao?
Thông thường bệnh mỡ trong máu cao gặp phổ biến nhất với người trong độ tuổi trung niên. Song, các đối tượng dưới đây cũng là những người có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này. Gồm có:
-
Người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, các chất kích thích không lành mạnh.
-
Người có chế độ ăn uống không cân đối như ăn thiếu dưỡng chất, ăn quá nhiều chất béo bão hòa, ăn nhiều đồ chiên dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.
-
Người bệnh bị béo phì.
-
Trong gia đình có người thân có tiền sử bị các bệnh về tim mạch, bệnh mỡ trong máu cao,...
-
Người bệnh bị mắc các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường,...
-
Người ít vận động, ít tập thể dục.
4. Chế độ ăn uống của người bị mỡ máu cao
Khi bị mỡ máu cao, chế độ ăn uống là điều mà người bệnh đặc biệt cần quan tâm, cụ thể như sau:
Người bị mỡ trong máu cao nên như thế nào?
-
Ăn nhiều các loại rau xanh và quả mọng để bổ sung đầy đủ vitamin cùng các loại khoáng chất tốt cho cơ thể.
-
Sử dụng các loại dầu thực vật, chất béo không no thay cho mỡ động vật cùng các chất béo bão hòa. Các loại dầu mà người bệnh nên sử dụng như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô,...
-
Tăng lượng chất xơ hoà tan có trong bữa ăn. Ví dụ như các loại họ đậu, lúa mạch, rau xanh, hoa quả,...
-
Sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng giảm cholesterol như gừng, tỏi, hành tây, các chế phẩm từ đậu, mộc nhĩ, nấm hương,..
-
Không ăn quá nhiều trứng. Chỉ nên ăn không quá 2 quả trứng trong một tuần.
-
Hạn chế sử dụng quá nhiều thịt đỏ. Nếu dùng trong khẩu phần ăn, bạn nên ưu tiên sử dụng thịt nạc, thịt không có gân, da.
-
Ăn nhiều cá hơn trong tuần, đặc biệt là cá biển. Bởi trong loại thực phẩm này có chứa nhiều omega 3 - 6 - 9 tốt cho cơ thể. Ví dụ như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích,...
-
Sử dụng các loại thực phẩm giàu axit folic trong các loại thực phẩm như thực rau chân vịt, bánh mì, lúa mì, đậu, cam,...
Cá biển là thực phẩm người bệnh nên ưu tiên trong khẩu phần ăn
Người bị mỡ trong máu cao không nên ăn gì?
-
Sử dụng thực có chứa hàm lượng muối quá cao. Tốt nhất người bệnh nên ăn nhạt đi và hạn chế sử dụng các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
-
Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa nhiều đường.
-
Không hút thuốc lá, đồ uống có cồn như rượu bia hay các loại đồ uống có ga.
-
Các thực phẩm có chứa hàm lượng cao cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ, gạch cua, thịt mỡ...
-
Không nên ăn tối quá muộn hoặc ăn đêm. Bởi trong những thời điểm này, cơ thể không cần quá nhiều năng lượng, quá trình hấp thụ là ít hơn. Điều này dễ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao.
Muốn được mình có bị mỡ trong máu cao hay không để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, bạn nên thực hiện các thăm khám sức khỏe hoặc các xét nghiệm mỡ máu định kỳ. Đặc biệt với người có nguy cơ mắc phải bệnh lý này.
Để đảm bảo kết quả là chính xác, bạn nên ưu tiên thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, đảm bảo về chất lượng. Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC là đơn vị đảm bảo đầy đủ với các tiêu chí về cơ sở vật chất, con người và chất lượng dịch vụ.
MEDLATEC - địa chỉ thăm khám sức khỏe tin cậy dành cho người bệnh
Với các dịch vụ xét nghiệm về phân tích tế bào máu, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm xác định nhóm máu, đông máu,... MEDLATEC hoàn toàn có thể đáp ứng được các nhu cầu thăm khám, theo dõi sức khỏe của khách hàng.
Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm của Bệnh viện là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam hoạt động song song với 2 chứng chỉ hàng đầu về tiêu chuẩn phòng xét nghiệm là ISO 15189:2012 và CAP. Đây chính là minh chứng cho sự uy tín và năng lực xét nghiệm của Bệnh viện. Khi có nhu cầu làm các xét nghiệm, khách hàng chỉ cần liên hệ thông qua hotline 1900.56.56.56 để đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm theo nhu cầu, tại Bệnh viện hoặc tại nhà riêng một cách đơn giản, nhanh chóng.
Mỡ máu cao khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Do đó, khi có nguy cơ hoặc các dấu hiệu của bệnh lý, bạn nên nhanh chóng thực hiện thăm khám. Với người bị mỡ trong máu cao, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bạn nên tập luyện thể dục để duy trì tốt nhất sức khỏe của mình.