Đau bụng phía trên rốn là hiện tượng không ít người gặp phải, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dù đau ở mức độ ít hay nhiều thì cũng gây ra những cảm giác khó chịu nhất định, đặc biệt, nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì có thể trở thành dấu hiệu cảnh báo vấn đề nguy hại cho sức khỏe tuyệt đối không thể xem thường.
19/11/2021 | 7 nguyên nhân chính dẫn đến đau bụng bên trái trên rốn 16/11/2021 | Đau bụng dữ dội là dấu hiệu bệnh gì? Phương pháp điều trị ra sao? 12/11/2021 | Đau bụng âm ỉ trên rốn - Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý chớ nên lơ là!
1. Tại sao bị đau bụng trên rốn
Đau bụng trên rốn ở mỗi người có sự khác nhau về mức độ, thời điểm xuất hiện, vị trí đau,... Tùy vào từng vị trí đau mà nguyên nhân gây nên hiện tượng này sẽ khác nhau, điển hình là:
1.1. Đau bụng ở phía trên rốn ở bên phải hoặc bên trái
- Sỏi mật
Nếu túi mật bị tắc nghẽn do sỏi có thể gây nên những cơn đau vô cùng dữ dội ở phía trên rốn, về bên tay phải kèm theo tình trạng mệt mỏi, nôn mửa và kiệt sức. Nếu bị sỏi mật mà để bệnh kéo dài rất dễ ảnh hưởng xấu đến tuyến tụy và gan.
Sỏi túi mật có thể gây nên cơn đau bụng trên rốn kèm theo nôn
- Viêm tụy
Những vấn đề về tuyến tụy cũng gây nên cơn đau ở bụng trên rốn ở bên phải hoặc bên trái kèm theo hiện tượng sốt, buồn nôn và nôn. Nếu có khối u tụy thì người bệnh cũng sẽ có những triệu chứng này.
- Viêm loét dạ dày tá tràng
Đây là nguyên nhân dễ gặp nhất ở những người bị đau bụng trên rốn ở cả hai bên. Cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra thường âm ỉ kèm theo hiện tượng buồn nôn, ợ nóng, ợ hơi. Nếu không điều trị bệnh từ sớm rất dễ trở nên nghiêm trọng hơn và biến chứng hẹp môn vị, thủng dạ dày, nặng nhất có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
- Đau túi mật
Túi mật nằm ở dưới gan, bên phải ổ bụng, chứa mật hình thành từ tế bào gan, có nhiệm vụ đưa mật vào ruột non và tá tràng để tiêu hóa thức ăn. Khi xảy ra vấn đề ở túi mật sẽ gây ra cơn đau bụng trên rốn bên trái. Những người bệnh ở mức độ nặng có thể sẽ phải cắt bỏ túi mật.
1.2. Đau bụng trên rốn kèm đi ngoài và buồn nôn
Những người bị đau bụng phía trên rốn kèm theo hiện tượng đi ngoài và buồn nôn thì có thể xuất phát từ các lý do:
- Viêm đại tràng
Người mắc bệnh lý này không những có cơn đau bụng trên rốn quằn quại mà còn bị táo bón hoặc tiêu chảy dài ngày, phân có lẫn chất nhầy và máu, luôn có cảm giác đại tiện không hết phân,...
- Bị rối loạn tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa người bệnh thường có cảm giác đau bụng âm ỉ ở trên rốn, đôi khi có cơn đau quặn thắt kèm cảm giác buồn nôn, ợ chua và đi ngoài thành nhiều lần.
Người bị ngộ độc thức ăn có triệu chứng buồn nôn, đi ngoài và đau bụng ở trên rốn
- Bị tiêu chảy
Tiêu chảy không chỉ gây ra hiện tượng đau bụng trên rốn mà còn kèm theo tình trạng đi ngoài ra nước thành nhiều lần. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh suy nhược cơ thể gây mất nước hoặc biến chứng nguy hại cho tính mạng.
- Bị ngộ độc thức ăn
Nếu đột ngột bị đau bụng ở trên rốn kèm theo cảm giác buồn đi và đi ngoài nhiều lần sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó thì khả năng cao bạn đã bị ngộ độc thức ăn.
1.3. Đau bụng phía trên rốn ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai nếu bị đau bụng ở trên rốn thì có thể là do:
- Áp lực từ tử cung: Thai nhi càng phát triển thì càng tạo áp lực lên tử cung từ đó khiến cho người mẹ có những cơn đau bụng trên rốn, nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ.
- Căng vùng cơ và da quanh bụng: Do thai nhi ngày càng cần có nhiều không gian để phát triển nên dùng da và cơ bắp xung quanh bụng của người mẹ cần phải căng hết mức ra. Chính điều này là lý do khiến cho thai phụ hay có cơn đau bụng phía trên rốn.
- Bệnh lý đường tiêu hóa: viêm tụy, viêm đại tràng, đau dạ dày,... có thể gây nên cơn đau bụng ở trên rốn cả bên phải và bên trái.
1.4. Đau bụng ở trên rốn vào buổi đêm
Nếu bạn hay bị đau bụng trên rốn về đêm thì nguyên nhân có thể do:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: tư thế nằm ngủ rất thuận lợi cho lượng axit dư thừa trong dạ dày trào ngược lên thực quản và sinh ra hiện tượng buồn nôn, đau bụng trên rốn, đau ngực,...
- Viêm loét dạ dày: người bị viêm loét dạ dày rất dễ bị đau bụng vùng trên rốn vào buổi đêm kèm theo cảm giác nóng rát, ợ chua,...
- Hội chứng ruột kích thích: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau bụng ở trên rốn vào buổi đêm. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều khi ăn quá no.
2. Cách xử trí khi bị đau bụng trên rốn
2.1. Cách giảm đau tạm thời tại nhà
Nếu những cơn đau bụng ở vùng trên rốn không quá khó chịu và không khiến bạn mệt mỏi, không ảnh hưởng nhiều đến công việc và cuộc sống thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ giảm đau sau:
Đau bụng trên rốn 1 - 2 ngày nếu không khỏi cần khám bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân
- Chườm ấm vùng bị đau 10 - 15 phút: việc làm này sẽ giúp cho cơ trơn dạ dày được làm dịu, mao mạch được giãn ra nên sẽ giảm đau rất tốt.
- Uống trà gừng ấm: trà gừng khi được uống ấm có thể giúp cải thiện cơn đau do dạ dày, rối loạn tiêu hóa,... gây ra.
- Uống mật ong nguyên chất: bản thân mật ong có khả năng ức chế vi khuẩn, vi nấm và virus rất tốt nên khi bị đau bụng trên rốn bạn cũng có thể uống một vài thìa mật ong để làm dịu cơn đau.
- Massage vùng bụng bị đau: thực hiện động tác massage vùng bụng theo chuyển động tròn có thể giảm đau khá tốt. Khi massage bạn nên chú ý chỉ dụng lực vừa phải để tránh kích thích đến các cơ quan bị tổn thương. Bạn có thể dùng dầu khuynh diệp để massage cũng sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, đem lại cảm giác thư giãn nhờ đó mà giảm đau bụng nhanh chóng.
2.2. Trường hợp cần can thiệp y tế
Nếu cơn đau bụng trên rốn không biến mất sau 1 - 2 ngày hoặc kèm theo các hiện tượng sau thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa tiêu hóa để thăm khám, tìm nguyên nhân ngay:
- Bị nôn nhiều trong suốt 4 - 6 giờ.
- Sốt và nôn.
- Đau bụng sau khi bị một chấn thương nào đó ở vùng bụng.
- Đau bụng sau khi sử dụng một loại thuốc mới.
- Cơn đau dữ dội, quằn quại không thể chịu đựng được.
- Đau bụng kèm theo rối loạn tiêu hóa hoặc bí trung đại tiện.
- Chóng mặt, da khô, mắt trũng, không tiểu tiện được.
Đau bụng trên rốn ở mỗi người xuất phát từ những nguyên nhân không giống nhau, đặc biệt những trường hợp xuất phát từ bệnh lý trong cơ thể thì càng không thể xem thường.
Nếu bạn đang gặp phải hiện tượng này và lúng túng không biết cách xử lý, hãy gọi ngay cho tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900 56 56 56. Tại đây, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm của bệnh viện sẽ giúp bạn có được cách xử lý chính xác và an toàn nhất.