Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng trên rốn, các nguyên nhân khác nhau có thể sẽ dẫn đến các bệnh khác nhau, vì vậy, cần tìm hiểu rõ được nguyên nhân để biết khi nào cần phải đi khám bác sĩ và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây hiện tượng đau bụng trên rốn.
06/06/2020 | Khi bị trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ, các bạn nữ nên làm gì? 30/05/2020 | Đau bụng quanh rốn cảnh báo bệnh gì, có nguy hiểm không? 29/05/2020 | Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai liệu có nguy hiểm không? 23/05/2020 | Triệu chứng đau bụng buồn nôn đi ngoài có nghiêm trọng hay không?
1. Chướng hơi
Chướng hơi là khi trong đường tiêu hóa có nhiều khí hơn bình thường. Chúng có thể thoát ra khỏi cơ thể bằng đường miệng khi ợ hơi hoặc qua đường hậu môn khi ta xì hơi.
Trong trường hợp bị nhiễm trùng, virus, tiêu chảy hay táo bón, người bệnh có thể cảm thấy đau bụng dữ dội. Các dấu hiệu thường gặp phải do chướng hơi gây ra:
- Những cơn đau theo từng đợt.
- Cơn đau dẫn đến chướng bụng.
- Cảm thấy có thứ gì đó đang di chuyển bên trong dạ dày.
- Ợ hoặc xì hơi.
- Bị tiêu chảy hoặc táo bón.
Chướng hơi là một nguyên nhân gây đau bụng
Đau bụng trên rốn do khí đường ruột gây ra thường không nghiêm trọng và có thể điều trị bằng thuốc không kê toa (OTC) trong trường hợp này. Để phòng tránh hiện tượng có nhiều khí ở lòng ruột, người bệnh nên cố gắng ăn chậm, nhai kỹ để tránh nuốt phải không khí. Đồng thời, nên hạn chế ăn một số thực phẩm có khả năng làm tăng khí trong bụng.
Triệu chứng đau bụng trên rốn nếu do khí đường ruột gây ra có thể tự biến mất trong vài giờ sau đó mà không phải điều trị. Trong trường hợp có đi kèm với các triệu chứng như sốt, nôn mửa không kiểm soát hay đau bụng dữ dội thì người bệnh nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
2. Khó tiêu
Chứng khó tiêu, hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu hoặc đau ở các bộ phận phía trên của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày, tá tràng), đồng thời cũng có thể cảm nhận được những cơn đau bắt nguồn từ ngực. Triệu chứng xuất hiện khi trong dạ dày có quá nhiều axit hoặc thường xảy ra sau khi người bệnh ăn các thực phẩm có tính axit cao.
Cách điều trị: Có thể sử dụng thuốc không kê toa để kiểm soát chứng khó tiêu tạm thời, tuy nhiên cần xác định các yếu tố gây ra chứng khó tiêu của người bệnh, ví dụ nguyên nhân bắt nguồn từ việc thu nạp các thực phẩm có tính axit cao thì nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn để loại bỏ triệu chứng này.
Mật ong là thực phẩm có tính axit cao
Nếu bị khó tiêu thường xuyên hoặc nghiêm trọng thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng diễn biến xấu hơn.
Một nguyên nhân khác dẫn đến triệu chứng đau bụng trên rốn là Viêm dạ dày. Viêm dạ dày khiến cho niêm mạc dạ dày trở nên sưng và đau. Trong khi viêm dạ dày cấp tính có thể xuất hiện nhanh chóng trong thời gian ngắn do nhiễm vi khuẩn như vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây nên.
Cách điều trị: Bệnh nhân thường được chỉ định uống thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn.
Đối với các bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính thì nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp.
Đối với những người cần giảm axit dạ dày, nên có chế độ ăn với thực phẩm có ít axit hoặc có thể dùng thuốc như thuốc giảm đau, loại thuốc này có thể giúp người bệnh giảm được các triệu chứng của viêm dạ dày và một số loại thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày nhằm ngăn ngừa các triệu chứng diễn ra nghiêm trọng hơn.
4. Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột bắt nguồn từ một loại virus ở dạ dày gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng trên rốn hoặc đau bụng gần mỏ ác.
Phần lớn các triệu chứng do viêm dạ dày ruột gây nên đều sẽ tự hết trong vài ngày sau đó. Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm nhẹ triệu chứng bằng cách tránh ăn các bữa ăn nặng và uống nhiều nước lọc.
Uống nhiều nước có thể giảm nhẹ triệu chứng nôn mửa do viêm dạ dày ruột
Một điều quan trọng cần chú ý là không để cơ thể mất nước, cần bổ sung nhiều chất lỏng để phục hồi chất điện giải như oresol cho đến khi các triệu chứng được loại bỏ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như người bệnh là người có hệ miễn dịch yếu, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hoặc những người có tiền sử bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để truyền dịch, tránh mất nước nặng
5. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị nhiễm trùng, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến đau bụng trên rốn. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có nguy cơ bị vỡ, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Khi bị viêm ruột thừa giai đoạn đầu, người bệnh có thể cảm thấy đau âm ỉ ở vùng quanh rốn. Cơn đau sẽ di chuyển sang vùng dưới bên phải khi tình trạng nhiễm trùng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cách điều trị trong hầu hết trường hợp là cắt bỏ ruột thừa.
Túi mật là một cơ quan nằm phía bên phải ổ bụng và ở dưới gan. Túi mật có chức năng chứa mật được hình thành từ các tế bào gan, từ đó đưa mật vào tá tràng và ruột non nhằm tiêu hóa thức ăn. Các thành phần cơ bản nằm trong mật gồm có: bilirubin, muối mật và cholesterol. Do sự mất cân bằng giữa các thành phần này đã tạo nên những hạt có dạng cứng như đá hay dạng nhầy như bùn, gọi là sỏi mật.
Hình ảnh sỏi mật
Sỏi mật gây ra sự tắc nghẽn túi mật khiến cho người bệnh có những cơn đau dữ dội ở vùng hạ sườn phải, kèm theo những triệu chứng như nôn mửa, mệt mỏi và kiệt sức.
Nếu không được điều trị sỏi mật kịp thời sẽ cản trở hoạt động của các bộ phận quan trọng như gan hay tuyến tụy. Điều này sẽ gây ra bệnh vàng da, vàng mắt hoặc viêm tụy gây nguy hiểm với bệnh nhân.
Các bác sĩ phần lớn sẽ điều trị sỏi mật bằng cách cắt bỏ túi mật và bệnh nhân vẫn có thể sống bình thường mà không cần có túi mật.
Để giảm nguy cơ tái phát trong trường hợp sỏi mật đã biến mất sau khi điều trị, bác sĩ có thể sẽ đề nghị bệnh nhân xây dựng một lối sống khoa học như chế độ ăn ít chất béo hoặc tập thể dục nhiều thường xuyên.
7. Tắc ruột
Dịch tiêu hóa trong lòng ruột và hơi khi ngừng lưu thông sẽ gây ra chứng tắc ruột, khiến người bệnh cảm thấy khó hấp thụ thức ăn, khó tiêu hóa, cực kỳ đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, nôn mửa, giảm vị giác, chướng bụng và đau bụng dữ dội.
Các triệu chứng xảy ra còn phụ thuộc vào từng vị trí ruột bị tắc. Chẳng hạn như nôn mửa, đây là dấu hiệu sớm khi bị tắc ruột non, tuy nhiên lại là biểu hiện muộn hơn khi bị tắc tại ruột già. Trong khi tắc ruột một phần gây ra tiêu chảy thì tắc ruột hoàn toàn lại gây ra tình trạng táo bón. Ngoài ra, tắc ruột cũng có thể dẫn đến tình trạng sốt cao nếu như một phần của thành ruột bị thủng.
Người bị tắc ruột cần phải được cấp cứu sớm, tránh để ruột bị thủng hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, tuy nhiên trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật nhằm loại bỏ tắc nghẽn.
Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân gây ra chứng Đau bụng trên rốn và cách chữa trị mà bạn đọc có thể tham khảo để có những chẩn đoán ban đầu đúng đắn hơn về bệnh. Mọi thắc mắc hay nhu cầu tư vấn, bạn có thể trực tiếp đến các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trên toàn quốc hoặc liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.