Mách bạn địa chỉ khám họng uy tín, hiệu quả | Medlatec

Mách bạn địa chỉ khám họng uy tín hiệu quả

Khám họng và thanh quản là hoạt động có tác dụng đánh giá bệnh nhân có nguy cơ mắc phải các bệnh lý Tai mũi họng hay không. Đây là phương pháp không xâm lấn, dễ thực hiện và không gây khó chịu hay đau đớn cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về phương pháp này cũng như địa chỉ khám họng uy tín, an toàn.


17/11/2022 | Những dấu hiệu ung thư vòm họng bạn không nên bỏ qua
10/11/2022 | Viêm họng hạt có mủ và những cách xử trí hiệu quả
08/11/2022 | Cha mẹ đừng chủ quan khi thấy trẻ bị viêm họng nhưng không ho

1. Tổng quan về giải phẫu họng

Họng là một phần của hệ hô hấp và tiêu hóa, có cấu tạo giống như một chiếc ống nằm thẳng đứng ở vị trí phía sau hốc mũi, miệng và thanh quản, bắt đầu từ nền sọ chạy dọc đến miệng thực quản, phần trên họng loe rộng như một cái phễu còn phần dưới thu hẹp dần. 

Họng bao gồm 3 phần chính như sau:

  • Phần họng trên hay còn gọi là họng mũi (tỵ hầu);

  • Phần họng giữa hay họng miệng (khẩu hầu);

  • Phần họng dưới hay họng thanh quản (thanh hầu).

Họng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể

Họng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể

Cơ quan này đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như nuốt thức ăn, nói, nghe, thở và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại xâm nhập qua họng. Cụ thể:

  • Chức năng ăn: mọi thức ăn nước uống khi chúng ta dung nạp vào cơ thể đều phải đi qua họng rồi mới đến hệ tiêu hóa;

  • Chức năng nghe: khi chúng ta nuốt sẽ làm vòi nhĩ mở ra giúp không khí lưu thông vào tai giữa, từ đó tạo sự cân bằng của môi trường trong và ngoài màng nhĩ, khi màng nhĩ rung động được sẽ tăng khả năng dẫn truyền âm thanh;

  • Chức năng nói: khi họng cùng với các cơ quan mũi xoang miệng sẽ cấu thành nên giọng nói của mỗi người;

  • Chức năng bảo vệ cơ thể: ở họng có tổ chức bạch huyết chính là lá chắn đề kháng hữu hiệu giúp sản sinh ra các kháng thể, bảo vệ niêm mạc họng trước sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

2. Khám họng và thanh quản nhằm mục đích gì? 

Khám họng và thanh quản được áp dụng đối với các trường hợp người bệnh gặp phải những triệu chứng bất thường về họng như đau rát họng, ho, nuốt vướng, khạc đờm, khó thở, khàn tiếng, ngứa họng, mất tiếng,... giúp kiểm tra, đánh giá sức khỏe tai mũi họng và chẩn đoán các nguy cơ bệnh lý tiềm ẩn tại họng và thanh quản.

Ngoài ra, khám họng và thanh quản thường được áp dụng cho những người đang nghi ngờ mắc phải các bệnh lý ở cơ quan này, dựa vào đó để chỉ định các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết như nội soi tai mũi họng hoặc sinh thiết nếu phát hiện có khối u. Khám họng đặc biệt cần thiết ở những khu vực chưa được trang bị những máy móc và kỹ thuật chẩn đoán hiện đại.

2.1. Quy trình thăm khám

Để việc thăm khám đạt hiệu quả cao, bác sĩ cần khai thác được các thông tin như sau:

  • Thời gian khởi phát của các triệu chứng là khi nào, xảy ra trong bao lâu;

  • Mức độ và diễn tiến của triệu chứng;

  • Người bệnh đã đi khám trước đó hay chưa, đã hoặc đang dùng thuốc gì để điều trị;

  • Thói quen sống hàng ngày: có hút thuốc, uống rượu bia hay không,...;

  • Ngoài ra bệnh nhân cũng cần cung cấp thêm thông tin về tình trạng nghề nghiệp của bản thân và gia đình vì đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bất thường ở cổ họng.

Trước khi thăm khám chuyên sâu bác sĩ cần khai thác các thông tin cần thiết từ người bệnh

Trước khi thăm khám chuyên sâu bác sĩ cần khai thác các thông tin cần thiết từ người bệnh

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu chính nghi ngờ mắc các bệnh lý ở tai mũi họng cần lưu ý đó là:

  • Khàn tiếng: gồm các thay đổi về âm sắc, âm lượng,...;

  • Đau họng: là biểu hiện phổ biến và có thể do nhiều yếu tố gây nên;

  • Ho nhiều;

  • Nuốt vướng.

Bác sĩ cần hướng dẫn người bệnh tư thế khám, đặc biệt đối với trẻ em cần có sự hỗ trợ của người lớn cố định đầu cho bé để dễ khám hơn.

2.2. Phương pháp khám họng

Khám họng gồm các bước: khám miệng, khám họng chưa dùng dụng cụ và khám họng có sự hỗ trợ của dụng cụ:

  • Khám miệng: vén má và dùng đè lưỡi để quan sát khoang miệng (mặt  trong của má, răng, lợi, màn hầu và hàm ếch), bệnh nhân cần cong lưỡi lên để thấy được mặt dưới lưỡi và sàn miệng;

  • Khám họng không dùng dụng cụ: người bệnh há miệng to, thè lưỡi, phát ra âm thanh ê ê kéo dài. Điều này giúp bác sĩ khảo sát cơ bản amidan và vòm họng trong trạng thái bình thường;

  • Khám họng có dùng dụng cụ: người bệnh há miệng nhưng không thè lưỡi, thở nhẹ. Bác sĩ dùng dụng cụ đè lưỡi ấn xuống từ từ, quan sát các bộ phận như lưỡi gà, màn hầu, thành sau họng, trụ trước và trụ sau, amidan.

Tiêu chí đánh giá sức khỏe của họng:

  • Bình thường: lưỡi gà không lệch, màn hầu cân đối, niêm mạc hồng hào, amidan kích thước bình thường và không viêm, thành sau họng sạch nhẵn, trụ trước và trụ sau không sưng hay xung huyết đỏ;

  • Bất thường: amidan bị viêm có mủ, lưỡi gà lệch, hầu họng có khối bất thường, viêm họng hạt, xung huyết và phù nề vùng họng,...

2.3. Khám thanh quản

Các dụng cụ khám cần chuẩn bị gồm có: gương soi thanh quản, gương trán, đèn Clar, đèn cồn, thuốc tê, ống soi Chevalier-Jackson;

Phương pháp khám:

  • Khám gián tiếp bằng gương: bệnh nhân sẽ được gây tê trước khi soi. Người bệnh ngồi ở tư thế ngay ngắn, trong khi đó bác sĩ sẽ dùng một tay cầm gạc kéo lưỡi bệnh nhân, tay còn lại cầm cán gương để soi thanh quản. Cần kiểm tra các bộ phận như dây thanh (màu sắc thế nào, có hạt xơ hay không, khả năng di động, thanh quản có khép kín không, xoang có sạch không);

  • Khám trực tiếp bằng ống soi Chevalier-Jackson: biện pháp này được dùng để hỗ trợ khi soi gián tiếp chức đánh giá được toàn bộ tình trạng bệnh lý ở thanh quản.

Tiêu chí đánh giá thanh quản:

  • Bình thường: niêm mạc hồng nhạt, khép kín, khả năng di động tốt, xoang sạch, không có hạt xơ,...;

  • Bất thường: có hạt xơ dây thanh, thanh quản bị viêm phù nề, có nấm hoặc u thanh quản, polyp dây thanh,...

Khám họng là thủ thuật không xâm lấn nên không khiến bệnh nhân bị đau đớn hay khó chịu

Khám họng là thủ thuật không xâm lấn nên không khiến bệnh nhân bị đau đớn hay khó chịu

Trên đây là những chia sẻ của MEDLATEC về quy trình khám họng và thanh quản. Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ vấn đề nào về họng hoặc đang có nhu cầu thăm khám họng thì hãy đến Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia thăm khám và tư vấn. Chuyên khoa có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh. 

Để được hướng dẫn đăng ký đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56. Tư vấn viên luôn sẵn lòng hỗ trợ quý khách 24/7.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp