Hiện tượng rối loạn thần kinh xuất hiện ở những người bị loạn thần có thể khiến họ tự làm bản thân mình hoặc những người xung quanh bị tổn thương. Bệnh khá nguy hiểm cần phải được can thiệp điều trị kịp thời. Người bệnh cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về chứng bệnh nguy hiểm này.
23/02/2023 | Chứng bệnh hoang tưởng và những ảnh hưởng đến đời sống 17/02/2023 | Rối loạn lo âu: nhận diện và xử trí đúng để tránh biến chứng 10/02/2023 | Rối loạn nhân cách ái kỷ là gì, có nghiêm trọng không? 04/06/2022 | Chứng hoang tưởng ảo giác - nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý
1. Loạn thần là gì?
Loạn thần là một dạng bệnh lý bị rối loạn thần kinh vô cùng nghiêm trọng. Đây là một tình trạng mà các bệnh nhân không thể nào kiểm soát được các suy đoán của mình. Họ cũng không thể tự phán đoán hoặc suy nghĩ được những việc mà chính mình đã và sẽ làm. Bệnh nhân loạn thần sẽ không thể nào tự suy xét hay tự điều khiển được những cảm xúc của bản thân như người thường.
Loạn thần là dạng bệnh lý thần kinh nguy hiểm
Tùy từng trường hợp cụ thể, nguyên nhân gây bệnh và cả những biểu hiện nhận biết mà căn bệnh này được chia thành từng nhóm như sau:
-
Tâm thần phân liệt: Họ có thể có những thay đổi ở trong hành vi, sự ảo tưởng hay hoang tưởng. Những triệu chứng này có thể kéo dài hơn 6 tháng và có những tác động không nhỏ đến nhiều lĩnh vực và những mối quan hệ xã hội.
-
Rối loạn phân liệt cảm xúc: Người bệnh thường sẽ có các triệu chứng như bị tâm thần phân liệt. Bên cạnh đó, họ còn có triệu chứng rối loạn thần kinh, chứng lưỡng cực và khí sắc có phần trầm trọng hơn.
-
Rối loạn dạng phân liệt: Các biểu hiện sẽ gần giống tâm thần phân liệt, tuy nhiên các triệu chứng sẽ xuất hiện trong thời gian ngắn hơn.
-
Rối loạn loạn thần ngắn: Những hành vi của bệnh thường diễn ra trong thời gian ngắn vì bị stress, bị áp lực tâm lý. Với dạng bệnh này thì thời gian mắc bệnh ngắn và quá trình phục hồi cũng rất nhanh.
-
Rối loạn hoang tưởng: Được xếp vào mức độ nặng và người bệnh thường sẽ không thể nào phân biệt được đâu là thực tế và đâu là sự hoang tưởng.
-
Rối loạn loạn thần chia sẻ: Người bệnh bị mắc chứng hoang tưởng và họ tin tưởng vào những người mà người thân hay người bị hoang tưởng chia sẻ.
Loạn thần được chia thành nhiều dạng khác nhau
-
Rối loạn do chất kích thích.
-
Rối loạn thứ phát: Những người bị mắc bệnh do một căn bệnh lý nào đó gây ra, ví dụ như bị chấn thương đầu hoặc bị khối u não.
-
Chứng hoang tưởng paraphrenia: Một chứng bệnh thường thấy ở người cao tuổi.
2. Những biểu hiện của chứng loạn thần
Những người mắc chứng loạn thần bị rối loạn hệ thần kinh. Điều này khiến cho các biểu hiện chính thường gặp chính là sự ảo tưởng, sự hoang tưởng và có những hành vi lẫn lối suy nghĩ không thực tế.
2.1. Sự hoang tưởng
Người bị mắc bệnh, đặc biệt là người cao tuổi, họ luôn có một niềm tin nào đó trái ngược với thực tế hiện thấy. Những người bị bệnh thường sẽ bị hoang tưởng ảo giác hoặc bị chứng hoang tưởng tự cao,...
2.2. Sự ảo tưởng
Khi hệ thần kinh bị rối loạn, bệnh nhân thường sẽ có các suy nghĩ ảo tưởng. Họ có thể nghe, nhìn, cảm nhận hoặc ngửi thấy những thứ vốn không có thực. Bên cạnh đó, những người già bị loạn thần thường có các biểu hiện như sau:
-
Suy nghĩ của họ không được rõ ràng.
-
Lời nói thường thiếu đi sự mạch lạc và không có sự logic.
-
Có những hành động khác thường.
-
Xuất hiện những hành vi có thể gây nguy hiểm cho mọi người và cả chính mình.
-
Các sinh hoạt cá nhân không thể tự mình thực hiện.
-
Mất đi sự hứng thú đối với các hoạt động hàng ngày.
-
Gặp phải nhiều vấn đề khó khăn khi tiếp xúc với các mối quan hệ xung quanh.
-
Có thái độ dửng dưng, có sự lạnh nhạt và không bộc lộ cảm xúc.
-
Tâm lý thay đổi một cách đột ngột, họ có thể trầm cảm hoặc cũng có thể hưng phấn tùy lúc.
Người bệnh thường có dấu hiệu bị hoang tưởng
3. Nguyên nhân chính gây bệnh loạn thần
Cho đến nay, giới y khoa vẫn chưa tìm ra được bất cứ nguyên nhân chính xác nào gây nên chứng bệnh loạn thần. Thế nhưng, có một số yếu tố cụ thể khiến cho bệnh xuất hiện như:
-
Yếu tố về mặt di truyền.
-
Những sự thay đổi ở trong não bộ.
-
Hormone và giấc ngủ thay đổi, thường thấy ở những người phụ nữ sau khi sinh con.
-
Do tuổi tác.
4. Phương pháp chẩn đoán và cách thức điều trị
Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành hỏi và kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gây bệnh loạn thần. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được xét nghiệm máu và chụp MRI não để có thể loại trừ được một số bệnh lý thực thể. Thông qua cách thức này, bác sĩ cũng sẽ loại trừ được nguyên nhân gây bệnh do sử dụng các chất kích thích. Sau khi được chẩn đoán, người bệnh có thể được chỉ định điều trị với những liệu pháp sau đây:
4.1. Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc chống loạn thần sẽ được chỉ định, mặc dù chúng không thể chữa dứt điểm bệnh nhưng cũng sẽ mang lại một số lợi ích cụ thể. Thuốc sẽ giúp kiểm soát được sự xuất hiện của các triệu chứng như bị rối loạn thần kinh, bị ảo tưởng hay bị hoang tưởng.
Người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc tiêm hoặc uống kê đơn
Cho đến hiện tại, các loại thuốc điều trị loạn thần mới không có quá nhiều tác dụng phụ. Đồng thời, những loại thuốc này cũng giúp cho người bệnh dễ chịu và thoải mái hơn so với nhiều loại thuốc cũ trước đây. Bệnh nhân cao tuổi có thể được tiêm khoảng 1 - 2 lần/tháng để được kiểm soát một cách hiệu quả hơn so với thuốc uống.
4.2. Điều trị tâm lý
Người bệnh có thể được áp dụng điều trị với liệu pháp tâm lý. Hầu hết người bệnh đều sẽ được điều trị ngoại trú với những tình huống nhẹ. Trong khi đó, những bệnh nhân nặng hơn cần phải được điều trị ở bệnh viện nhằm kiểm soát chặt chẽ tình hình và hạn chế được những hành vi bộc phát bất thường.
Căn bệnh này không làm xuất hiện quá nhiều biến chứng. Thế nhưng, nếu người bệnh không được điều trị theo một phác đồ phù hợp thì sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống của họ bị suy giảm. Xét về lâu dài, người mắc bệnh không thể nào tự chăm lo cho mình và họ cũng dễ bị phát sinh thêm nhiều bệnh lý khác.
Phương pháp điều trị tâm lý được áp dụng phổ biến cho nhiều trường hợp
Nhìn chung, loạn thần không thể nào phòng ngừa bằng các biện pháp thông thường. Tuy nhiên, khi bệnh được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị cũng sẽ tốt hơn. Với một số đối tượng, tỷ lệ bị mắc bệnh cao thì cần phải hạn chế các chất kích thích hàng ngày để quá trình phát triển của bệnh chậm lại. Khi xuất hiện những dấu hiệu khác thường, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.