Làm thế nào để “đối phó” với chứng nghẹt mũi khó thở kéo dài? | Medlatec

Làm thế nào để “đối phó” với chứng nghẹt mũi khó thở kéo dài?

Nghẹt mũi khó thở kéo dài là nỗi phiền toái ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Đây có thể là triệu chứng của cảm cúm, cảm lạnh hoặc là dấu hiệu cho biết hệ hô hấp đang hoạt động kém hiệu quả. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và cách “đối phó” ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và lưu lại những thông tin cần thiết nhé!


26/11/2021 | Mách mẹ cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
12/11/2021 | Cách trị nghẹt mũi cực đơn giản và hiệu quả bất ngờ
02/07/2021 | Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

1. Nguyên nhân gây nghẹt mũi khó thở

Chắc chắn đây không phải là hiện tượng hiếm gặp. Thậm chí với những người “nhạy cảm” với thời tiết, nghẹt mũi khó thở được xem là một phần không thể thiếu trong những ngày thời tiết chuyển mùa. 

Có thể lý giải nguyên nhân gây nghẹt mũi như sau: bên trong mũi được cấu tạo bởi nhiều mạch máu, khi những mạch máu này bị viêm, chúng sẽ khiến cho mô mũi sưng lên và tiết ra chất nhầy mà nhiều người vẫn gọi là “nước mũi”. 

Nghẹt mũi khó thở là tình trạng để lại nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe

Nghẹt mũi khó thở là tình trạng để lại nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe 

Khi lượng chất nhầy được tiết ra quá nhiều, chúng sẽ gây cản trở quá trình lưu thông không khí. Đó là lý do vì sao, người bị nghẹt mũi sẽ cảm thấy khó thở, thậm chí không thể thở bằng mũi. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi khó thở kéo dài. Cụ thể như sau: 

Dị ứng

Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng của dị ứng, đặc biệt là dị ứng thời tiết. Khi đối mặt với những tác nhân gây kích ứng, hệ hô hấp sẽ bị tổn thương và chức năng của nó cũng sẽ giảm dần. Lúc này, cả xoang và niêm mạc mũi đều sẽ bị kích ứng, càng đẩy nhanh quá trình tiết chất nhầy gây cản trở hô hấp. 

Đôi khi, việc thay đổi nơi ở, thay đổi thời tiết cũng là lý do khiến cho hệ hô hấp chưa kịp thích ứng, dẫn đến khó chịu, nghẹt mũi, khó thở. Bên cạnh đó, một số triệu chứng đi kèm khác cũng phải kể đến đó là đau đầu, ù tai, sổ mũi. 

Cảm lạnh 

Khi phát hiện cơ thể gặp phải tình trạng nghẹt mũi khó thở kéo dài, rất có thể, đây là biểu hiện cho thấy cơ thể bạn đang bị cảm lạnh. Thay đổi thời tiết, sức đề kháng kém có thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Cùng với đó là các biểu hiện như hắt hơi liên tục, sốt, ho, đau họng. 

Cảm lạnh là nguyên nhân hàng đầu gây nghẹt mũi khó thở 

Cảm lạnh là nguyên nhân hàng đầu gây nghẹt mũi khó thở 

Ô nhiễm không khí 

Chất lượng không khí ở mức báo động, môi trường sống tích tụ quá nhiều bụi bẩn gây hại cũng chính là lý do khách quan gây ra tình trạng nghẹt mũi khó thở. Đặc biệt, không khí quá ẩm hoặc quá khô cũng khiến cho tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn. 

Viêm nhiễm đường hô hấp 

Hệ hô hấp không khỏe mạnh kết hợp với những ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường có thể gây ra nhiều mặt bệnh liên quan như: 

  • Viêm amidan.

  • Viêm mũi dị ứng.

  • Viêm họng.

  • Viêm thanh quản.

  • Viêm xoang.

Triệu chứng chung của tất cả tình trạng này đều là nghẹt mũi, khó thở. Trong đó, viêm xoang là bệnh lý đáng lo ngại nhất. Không chỉ xuất hiện những triệu chứng vừa kể trên, người bị viêm xoang còn phải đối mặt với cảm giác đau nhức vùng hàm mặt thường xuyên. 

Đặc biệt, trong trường hợp nghẹt mũi khó thở kéo dài trên 3 tuần, đây là tình trạng nghẹt mũi mạn tính. Bên cạnh cảm giác nghẹt mũi khó chịu, một số triệu chứng khác cũng cần phải đặc biệt lưu ý như thay đổi giọng nói, khó thở ngay cả khi ngủ. 

Ngoài ra còn gặp do các dị dạng ở mũi như: polyp mũi, khối u, lệch vách ngăn mũi hoặc dị vật trong mũi gây bít tắc đường thở, gây viêm, phù nề và dẫn tới ngạt mũi, ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp ở mũi.

2. “Đối phó” với chứng nghẹt mũi khó thở kéo dài 

Dù không phải là bệnh lý có mức độ nghiêm trọng nhưng nếu để nghẹt mũi kéo dài, sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, đừng vội chủ quan, đừng cho rằng những triệu chứng này có thể tự khỏi sau vài ngày mà hãy chăm sóc bản thân đúng cách. 

Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng để “đối phó” với tình trạng này! 

Xông hơi bằng tinh dầu thiên nhiên 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc dưới dạng xịt, bạn hoàn toàn có thể xông hơi bằng tinh dầu thiên nhiên hàng ngày. Cách thực hiện cũng khá đơn giản. 

Tinh dầu thiên nhiên giúp thông mũi, mang lại cảm giác dễ chịu

Tinh dầu thiên nhiên giúp thông mũi, mang lại cảm giác dễ chịu 

  • Chuẩn bị một chiếc cốc nhỏ có chứa nước nóng, cho thêm một vài giọt tinh dầu, bạn có thể sử dụng tinh dầu sả, tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu oải hương tùy theo sở thích cá nhân. 

  • Sử dụng một chiếc khăn lớn, trùm kín đầu, đặt cốc bên dưới và để cho hơi nước bốc lên rồi xông trong vòng 10 phút. 

  • Có thể thay thế bằng máy xông tinh dầu và cố gắng giữ khoảng cách an toàn để tránh bị bỏng nước. 

Uống trà tía tô 

Tía tô được đánh giá cao nhờ tác dụng chống viêm tự nhiên, giải cảm và tăng sức đề kháng rất tốt. 

Cách pha trà tía tô đơn giản tại nhà: 

  • Rửa sạch lá tía tô và ngâm với nước muối từ 5 - 10 phút. 

  • Đun sôi tía tô với 2,5 lít nước lọc, đậy nắp thật kín trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp. 

  • Sau khi trà đã nguội, cho thêm 3 lát chanh tươi và thưởng thức.

Uống trà gừng mật ong 

Đây cũng là cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi khó thở kéo dài mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Trà gừng mật ong là một trong những loại thức uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi bị cảm cúm, cảm lạnh. 

Trà gừng mật ong tốt có tác dụng “đối phó” với cảm lạnh và chứng nghẹt mũi khó thở

Trà gừng mật ong tốt có tác dụng “đối phó” với cảm lạnh và chứng nghẹt mũi khó thở 

Cách pha chế như nhau: 

  • Lựa chọn gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ và thái thành những lát mỏng và cho vào cốc đã chuẩn bị sẵn nước nóng. 

  • Đợi khoảng 15 phút rồi cho 2 muỗng mật ong, khuấy đều và thường thức. 

Ngoài ra, cũng cần bổ sung nhiều trái cây có chứa vitamin C như dâu tây, kiwi, đu đủ, cam và ổi để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời tắm nước nóng, súc miệng nước muối và nghỉ ngơi để cơ thể được thư giãn, tránh căng thẳng kéo dài. 

Sau vài ngày, nếu như không thấy tình trạng nghẹt mũi khó thở thuyên giảm, thậm chí còn kèm theo những triệu chứng khác như: chảy máu mũi, chảy dịch mủ, đau vùng mặt, thở khò khè, sốt cao, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ một cách kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Đội ngũ y bác sĩ của chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã chẩn đoán và kịp thời đưa ra phương án điều trị cho rất nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng nghẹt mũi khó thở mạn tính. 

Bên cạnh các bệnh về mũi - xoang, bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về tai, họng, thanh quản, đặc biệt là ung thư Tai - Mũi - Họng cũng sẽ được thăm khám và điều trị với dịch vụ y tế chuyên nghiệp, chất lượng nhất. 

Như vậy, nghẹt mũi khó thở kéo dài là hiện tượng cần được quan tâm và theo dõi thường xuyên. Nếu như bạn vẫn đang cảm thấy khó chịu về tình trạng này, hãy liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ cũng như đặt lịch khám nhanh nhất nhé!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp