Làm gì khi có những dấu hiệu mất trí nhớ? | Medlatec

Làm gì khi có những dấu hiệu mất trí nhớ?

Mất trí nhớ là một triệu chứng khá phổ biến, tình trạng này có thể gặp ở cả người lớn tuổi và đối tượng người trẻ tuổi. Đôi khi, dấu hiệu này được phát hiện bởi những người xung quanh bệnh nhân chứ không phải bệnh nhân.Vì thế, nắm vững những thông tin và kiến thức về tình trạng này, giúp người bệnh hạn chế được những tình huống xấu có thể xảy ra.


26/08/2022 | Trí nhớ kém ở người trẻ và cách khắc phục!
16/05/2022 | Cảnh báo suy giảm trí nhớ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng
08/03/2022 | Các loại thực phẩm tốt cho não bộ, giúp tăng cường trí nhớ

1. Tìm hiểu chung về tình trạng mất trí nhớ 

Suy giảm trí nhớ hay thậm chí mất trí nhớ chính là tình trạng báo hiệu sự suy giảm chức năng của não bộ và sự sa sút của trí tuệ. Những thông tin khi được tiếp nhận cần được truyền đến não bộ, khi não bộ suy giảm chức năng quá trình này sẽ bị ngưng trệ và gây ra tình trạng mất trí nhớ.

    Mất trí nhớ phần lớn gặp ở người già, tuy nhiên hiện nay rất nhiều người trẻ gặp phải tình trạng này

Mất trí nhớ phần lớn gặp ở người già, tuy nhiên hiện nay rất nhiều người trẻ gặp phải tình trạng này

Những dấu hiệu ban đầu chỉ đơn giản là một số vấn đề nhỏ trong cuộc sống mà chúng ta ngỡ rằng nó rất bình thường. Ví dụ như: quên chìa khóa, quên đóng cửa hay tắt bếp,… Tuy nhiên, khi tình trạng này kéo dài và nghiêm trọng có thể dẫn đến một biểu hiện như: quên đi người xung quanh hay đi lạc và ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như bị sa sút trí tuệ nghiêm trọng. 

2. Những dấu hiệu của tình trạng mất trí nhớ phổ biến 

Khi mắc phải tình trạng mất trí nhớ, nhiều khi cả bản thân của người mắc cũng có thế không nhận biết ra được. Dưới đây sẽ là một số những dấu hiệu phổ biến trong thực tế để nhận biết được mức độ mà người mất trí nhớ mắc phải. 

  • Giai đoạn đầu sẽ khó nhớ tên, vị trí các đồ vật hay vật dụng thông thường rất quen thuộc hàng ngày như quên chìa khóa xe, quên đóng đóng cửa, quên vị trí để đồ vật,…

  • Nặng hơn, người bệnh có thể lúc nhớ lúc quên những người thân, có lúc nhận ra được và có lúc không.

  • Thậm chí một số người bệnh còn trở nên lú lẫn hoặc trầm cảm, không thể tự làm những sinh hoạt hàng ngày, có những trường hợp sẽ dẫn đến thay đổi nhân cách. 

Người bị mất trí nhớ không còn nhớ được những thông tin cơ bản hàng ngày

Người bị mất trí nhớ không còn nhớ được những thông tin cơ bản hàng ngày

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất trí nhớ là gì?

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng suy giảm hoặc mất trí nhớ thường gặp nhất:

3.1. Thoái hoá những tế bào thần kinh ở người lớn tuổi

Ngoài 30 tuổi trở đi, mức độ liên kết của các tế bào thần kinh sẽ suy giảm cũng như có một số tế bào thần kinh khi chết đi không thể sản sinh thêm được. Vì thế độ nhạy bén và hoạt động của não bộ cũng bị suy giảm. Thêm vào đó, mức độ tuần hoàn máu lên não cũng sẽ kém đi, não sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng kèm thêm độ truyền và nhận thông tin của não cũng giảm xuống. Khiến cho quá trình ghi nhớ của não bộ bị ảnh hưởng và suy giảm đáng kể, gây ra tình trạng mất trí nhớ.

3.2. Thiếu ngủ hoặc mất ngủ kéo dài rất phổ biến

Khi ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ không đảm bảo, các cơ quan sẽ không được nghỉ ngơi đặc biệt là não bộ. Khi đó não sẽ tiếp nhận những thông tin kém hơn và gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. 

3.3. Ăn uống và sinh hoạt chưa khoa học, lành mạnh

Khi cơ thể tiếp nhận những thức ăn không tốt, chứa nhiều dầu mỡ, đường hoá học hay các thực phẩm ô nhiễm,… có thể gây ra suy giảm trí nhớ bởi những gốc tự do được sản sinh từ các thực trên có thể ảnh hưởng đến não bộ trong cơ thể.

Với chế độ ăn thiếu vitamin cần thiết cung cấp cho não bộ cũng sẽ gây nên tình trạng rối loạn thần kinh nhẹ và ảnh hưởng đến não bộ.

Ngoài ra, người hay sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá, chất kích thích cũng có khả năng gặp phải tình trạng mất trí nhớ cao. Bởi vì, chúng ảnh hưởng đến tâm thần cũng như khả năng cung cấp oxy cho não bộ và gây mất trí nhớ ngắn hạn. 

3.4. Yếu tố stress

Khi gặp phải những áp lực hay căng thẳng, não bộ sẽ kém tập trung hơn và cơ thể sẽ phản ứng chậm với các tình huống. Lúc này, người bệnh dễ rơi vào tình trạng lo âu và trầm cảm, khả năng ghi nhớ của não bộ cũng sẽ kém hơn và dẫn đến suy giảm trí nhớ. 

Đôi khi áp lực công việc khiến nhiều người gặp phải tình trạng mất trí nhớ

Đôi khi áp lực công việc khiến nhiều người gặp phải tình trạng mất trí nhớ

4. Phương pháp phòng ngừa bệnh mất trí nhớ 

  • Hạn chế diễn tiến của tình trạng mất trí nhớ bằng cách xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học và ăn uống lành mạnh.

  • Liên hệ với bác sĩ điều trị khi có dấu hiệu bất thường về tình hình diễn biến của bệnh.

  • Thăm khám đúng thời gian theo chỉ định để nắm rõ được sự diễn tiến của tình hình bệnh. 

  • Nên giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tránh áp lực căng thẳng. Tâm sự với người thân hoặc nuôi thú cưng cũng là một biện pháp giúp cơ thể có được tinh thần thoải mái tốt nhất.

  • Cung cấp những thực phẩm giàu dưỡng chất cho cơ thể và cả não bộ như cá hay các dầu thực vật có chứa Omega-3. 

  • Ăn nhiều các rau củ quả sậm màu giúp làm chậm quá trình lão hoá của các tế bào não. 

  • Không sử dụng chất kích thích, hạn chế rượu bia và có thói quen tập thể dục đều đặn.

  • Tham gia các hoạt động xã hội liên quan đến trí tuệ.

  • Khám sức khỏe định kỳ và phòng ngừa thương tích ở đầu cũng như kiểm soát sự căng thẳng của bản thân.

Tinh thần thỏa mái giúp bạn hạn chế tình trạng mất trí nhớ

Tinh thần thỏa mái giúp bạn hạn chế tình trạng mất trí nhớ

Như vậy, mất trí nhớ là tình trạng nguy hiểm đang dần trở nên phổ biến. Giai đoạn đầu bệnh sẽ được chẩn đoán bằng những dấu hiệu lâm sàng. Vì thế, để tránh những diễn tiến xấu, khi có những triệu chứng hoặc thấy người thân có những biểu hiện mất trí nhớ, hãy đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc về bệnh hoặc cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp