Tăng kali máu là dạng rối loạn điện giải dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu ngay. Do kali giữ vai trò quan trọng với nhiều bộ phận bên trong cơ thể nên tăng kali máu sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, đặc biệt là tim và thận. Vậy cách để xử trí tăng kali máu là gì, bài viết sau sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời.
29/04/2022 | Bệnh thiếu máu tế bào hình liềm: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 06/04/2022 | Dấu hiệu thiếu máu não và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh! 18/07/2021 | Bác sĩ Dinh dưỡng hướng dẫn chế độ ăn giúp hạ kali máu
1. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh tăng kali máu
Bình thường, chỉ số kali trong cơ thể mỗi người vào khoảng 3.5 - 5.0mmol/l. Kali 98% nằm trong tế bào và thận có vai trò cân bằng kali máu thông qua việc thải kali dư thừa ra bên ngoài.
Kali là thành phần rất cần thiết cho nhiều bộ phận của cơ thể
Tăng kali máu tức là lượng kali trong máu vượt mức 5 mmol/l, nếu trên 6 mmol/l thì tính mạng sẽ bị đe dọa. Bên cạnh đó, mức độ tăng kali máu nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào những rối loạn điện tim đi kèm.
1.2. Tại sao bị tăng kali máu?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc tăng kali máu và xử trí tăng kali máu cũng cần căn cứ vào điều này. Các nguyên nhân ấy được phân thành 4 nhóm:
Kali máu tăng do lượng kali nhập vào tăng
Truyền máu: việc truyền máu, nhất là truyền với một lượng đơn vị máu lớn được lưu trữ trên 1 tuần khiến cho kali bị lắng đọng.
Uống hoặc truyền kali: dùng thuốc chứa kali không kê đơn có thể làm tăng kali máu vì thế những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như bệnh thận, bị giảm bài tiết aldosteron cần hết sức thận trọng.
Kali máu tăng do tăng chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào
Toan chuyển hóa: gây ra bởi toan ceton hay toan lactic đều khiến cho kali đi từ bên trong ra bên ngoài tế bào và làm cho pH máu giảm. Nếu pH máu giảm 0.1% thì sẽ làm tăng 0.5mmol/l kali máu.
Tế bào bị hủy hoại: tăng hủy hoại tế bào làm giải phóng kali bên trong ra bên ngoài tế bào cũng khiến kali máu tăng, điển hình là: sau xạ trị, bỏng, tiêu cơ vân,...
Kali máu tăng do bài tiết kali giảm
Giảm bài tiết kali máu qua nước tiểu được gây nên bởi 3 cơ chế chính: giảm bài tiết, giảm đáp ứng với aldosteron và giảm phân bố nước cùng với natri khi giảm dòng máu đi đến động mạch thận. Tình trạng này chủ yếu là do: suy thận, bệnh suy thượng thận, bệnh lý ống thượng thận.
1.3. Dấu hiệu của bệnh tăng kali máu là gì?
Tùy thuộc vào mức độ tăng kali trong máu mà dấu hiệu ở mỗi bệnh nhân sẽ có sự khác nhau, có những trường hợp không xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, khi lượng kali máu đủ cao có thể gây ra một số dấu hiệu như:
Bệnh nhân tăng kali máu dễ gặp hiện tượng đánh trống ngực
- Có cảm giác cơ thể bị suy nhược và mệt mỏi.
- Ngứa, tê khắp cơ thể, nhất là ở các lòng bàn chân bàn tay.
- Có cảm giác buồn nôn hoặc thường xuyên bị nôn không rõ nguyên nhân.
- Đau tức ngực, khó thở.
- Nhịp tim không đều.
- Đánh trống ngực.
2. Làm cách nào để xử trí tăng kali máu?
2.1. Thao tác ban đầu
Để xử trí tăng kali máu hiệu quả, trước tiên cần lưu ý rằng đây là một cấp cứu nội khoa cần được tiến hành ngay và điều trị kịp thời để bảo vệ tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu tăng kali máu kết hợp cùng thay đổi về điện tim hoặc có dấu hiệu lâm sàng như đã nói ở trên thì cần có biện pháp hạ nồng độ kali huyết thanh nhanh chóng.
Với những trường hợp đã làm xét nghiệm cho kết quả tăng kali máu mà không rõ nguyên nhân và cũng không có dấu hiệu lâm sàng nào thì cần chú ý đến tình huống tăng kali máu giả vì:
- Thiếu máu cục bộ tại vùng lấy máu xét nghiệm: do dùng garo quá chặt và dài.
- Bị tan máu trong ống nghiệm: do khi lấy máu dùng kim nhỏ và để ống máu quá lâu hoặc ống máu làm vỡ hồng cầu trong quá trình vận chuyển.
- Tăng bạch cầu hoặc tăng tiểu cầu khiến cho mẫu máu bị đông đồng thời làm giải phóng kali huyết ra khỏi tế bào.
Trong trường hợp này, cần lấy ngay ống máu xét nghiệm để kiểm tra lại nồng độ kali máu sau đó mới tiến hành điều trị. Xét nghiệm máu động mạch là giải pháp nhanh nhất giúp nhận biết nồng độ kali máu và kiềm - toan để chẩn đoán và có biện pháp xử trí tăng kali máu thích hợp.
Bệnh nhân bị tăng kali máu quá cao cần nằm bất động tại giường để mắc monitor nhằm theo dõi sPO2, điện tim đồng thời đặt đường truyền tĩnh mạch và có phương pháp cấp cứu ngay.
2.2. Định hướng điều trị
Xử trí tăng kali máu ở mỗi bệnh nhân cần căn cứ trên mức độ tăng kali mà họ gặp phải. Để điều trị hội chứng này, một số phương pháp hoặc loại thuốc sau đây có thể được sử dụng:
Sơ đồ hướng dẫn cách xử trí tăng kali máu
- Thuốc tranh chấp với kali ở cơ tim: Calci gluconat hoặc Calciclorua tiêm tĩnh mạch.
- Thuốc vận chuyển kali từ ngoài vào trong tế bào: natri cacbonat, insulin, beta 2 adrenergic.
- Đào thải kali:
+ Lợi tiểu quai.
+ Nhựa trao đổi cation.
+ Lọc máu để cấp cứu ngắt quãng.
Xử trí tăng kali máu ở những bước ban đầu có vai trò rất quan trọng nên khi phát hiện dấu hiệu hay triệu chứng lâm sàng của tăng kali máu cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ can thiệp kịp thời. Việc điều trị cần đảm bảo đúng nguyên tắc:
- Dựa trên căn nguyên làm tăng kali máu.
- Dùng các loại thuốc và thức ăn chứa hoặc làm tăng kali máu.
Trong quá trình điều trị tăng kali máu, cần:
- Thận trọng trong việc dùng calci cho bệnh nhân đang sử dụng digoxin.
- Salbutamol có thể dẫn đến nhịp tim nhanh.
- Bệnh nhân bị hôn mê vì tiểu đường khi tăng kali máu.
- Dù người bệnh đang chờ thận nhân tạo cấp hay đã được tiêm calci thì vẫn cần được theo dõi sát sao đồng thời dùng các biện pháp khác để làm hạ kali máu.
Mọi sự hỗ trợ về y tế khi cần để xử trí tăng kali máu quý khách hàng có thể liên hệ ngay tới Tổng đài tư vấn sức khỏe và đặt lịch 24/7 1900 56 56 56 của MEDLATEC.