Dấu hiệu thiếu máu não và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh! | Medlatec

Dấu hiệu thiếu máu não và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh!

Thiếu máu não có thể xảy ra với bất cứ ai. Vậy dấu hiệu thiếu máu não là gì? Nên thực hiện chế độ dinh dưỡng ra sao với người bị thiếu máu lên não. Xem ngay bài viết dưới đây để trang bị cho mình những thông tin hữu ích về vấn đề nói trên nhé!


25/03/2022 | Những điều bạn nên biết về tình trạng thiếu máu cơ tim
22/03/2022 | Ngất do thiếu máu não là hiện tượng gì? Có gây nguy hiểm gì cho người bệnh hay không?
15/03/2022 | Bác sĩ tư vấn: làm xét nghiệm gì để biết thiếu máu não?

1. Thiếu máu não là như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu thiếu máu não, cùng MEDLATEC trả lời câu hỏi thiếu máu não là như thế nào nhé!

Thiếu máu não được hiểu là tình trạng giảm các quá trình tuần hoàn, lưu thông máu lên não. Điều này dẫn đến việc suy giảm cung cấp oxy, cùng các dưỡng chất cần thiết, khiến của một phần hoặc nhiều phần trên não bộ bị ảnh hưởng về chức năng hoặc cấu trúc.

Người bị thiếu máu não kéo dài khiến hệ thần kinh trung ương gặp các tác động tiêu cực. Từ đó, gây ra các vấn đề như thiếu ngủ, mất ngủ, suy giảm trí nhớ,... thậm chí làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu não, tai biến, đột quỵ.

Thiếu máu não gây ra các ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương

Thiếu máu não gây ra các ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương

2. Các dấu hiệu thiếu não với người bệnh

Không chỉ còn thường gặp với người trong độ tuổi trung niên hay người cao tuổi, thiếu máu não ngày càng phổ biến với người trẻ. Thông thường, người bệnh thường bỏ qua các triệu chứng ban đầu của bệnh lý. Do đó, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng mới thực hiện thăm khám phát hiện và điều trị bệnh. 

Chính vì vậy, sớm nhận biết các dấu hiệu thiếu máu não là cực kỳ quan trọng. Trong đó, các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lý có thể kể đến như sau:

Hoa mắt, chóng mặt

Hoa mắt – chóng mặt là một trong những dấu hiệu thiếu máu phổ biến mà người bệnh gặp phải. Nếu bạn đột nhiên gặp phải tình trạng này mà không rõ nguyên nhân hoặc tình trạng lặp lại trong thời gian dài thì điều này thật sự cần được quan tâm.

Hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện điển hình của người bị thiếu máu lên não

Hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện điển hình của người bị thiếu máu lên não

Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị hoa mắt hoặc chóng mặt do thiếu máu não gây nên có thể bị mất thăng bằng, té ngã một cách bất ngờ. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Đau đầu

Thông thường, các cơn đau đầu có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như căng thẳng, stress, đau nửa đầu, cảm cúm,... Tuy nhiên, nếu bạn bị đau đầu kéo dài thì đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu thiếu máu não.

Các cơn đau đầu do thiếu máu lên não gây ra thường bắt đầu với cảm giác nhói đau tại một vùng cố định của đầu, sau đó lan rộng ra khắp đầu. Người bệnh cũng cảm thấy nặng đầu hơn khi mới ngủ dậy hoặc khi di chuyển nhiều. 

Mất ngủ kéo dài

Tuần hoàn máu kém, thiếu máu lên não khiến các vấn đề giấc ngủ bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, tỉnh dậy lúc nửa đêm,... 

Nếu kéo dài, người bệnh sẽ phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng hơn như căng thẳng, suy giảm trí nhớ, kém tập trung,... thậm chí là trầm cảm.

Thiếu máu não gây mất ngủ kéo dài với người bệnh

Thiếu máu não gây mất ngủ kéo dài với người bệnh

Giảm thị lực

Một trong những dấu hiệu thiếu máu não mà người bệnh có thể mắc phải chính là việc suy giảm thị lực.  Máu thiếu hụt lên não làm các vấn đề về thị lực bị ảnh hưởng trực tiếp như mờ mắt, giảm tầm nhìn, hoa mắt,...

Đau nhức tay, chân

Dấu hiệu thiếu máu tiếp theo có thể kể đến chính là các cơn đau nhức, tê mỏi râm ran hoặc kéo dài ở đầu ngón tay, đầu ngón chân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có cảm giác kém vận động hơn, đau mỏi vai gáy, mệt mỏi khi vận động.

3. Người bị thiếu máu lên não nên ăn gì?

Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng của người bị thiếu máu não. Trong đó, người bệnh nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm dưới đây với chế độ ăn uống của mình, gồm có:

Cá béo

Các loại cá béo được chứng mình là có chứa hàm lượng cao omega 3 - 6 - 9. Đây là thành phần giúp làm tăng lưu lượng máu nên não và giảm beta-amyloid - thành phần hình thành các khối tổn thương tại não bộ.

Cá béo nên được sử dụng có thể kể đến như cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi,... Nên ăn ít nhất 2 bữa cá/tuần là tốt nhất.

Cá hồi chứa nhiều omega 3 tốt cho sức khỏe của người bị thiếu máu não

Cá hồi chứa nhiều omega 3 tốt cho sức khỏe của người bị thiếu máu não

Các loại rau màu xanh

Rau xanh lá là nguồn cung cấp dồi dào các thành phần dinh dưỡng như beta carotene, folate, vitamin K, lutein,... giúp làm chậm quá trình lão hóa và tăng tuần hoàn máu hiệu quả. Người bệnh có thể lựa chọn các loại rau như:

  • Rau cải.

  • Rau bina.

  • Súp lơ.

  • Bắp cải.

  • ,...

Thực phẩm giàu flavonoid

Flavonoid là một chất tự nhiên có mặt trong rau củ và một số loại quả mọng. Hoạt chất này có tính chống oxy hóa cao, chống đột quỵ, tăng cường sức khỏe não bộ và cải thiện trí nhớ. Do đó, người có dấu hiệu thiếu máu não hoặc đang thiếu hụt máu lên não nên ưu tiên bổ sung các rau quả chứa nhiều Flavonoid như:

  • Táo.

  • Cam, bưởi, quýt.

  • Dâu tây.

  • Việt quất.

  • Bắp cải đỏ.

  • Trà xanh.

  • ,...

Ngũ cốc nguyên hạt

Các nghiên cứu đã chỉ ra trong ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe. Trong đó, vitamin E là chứa hàm lượng cao nhất giúp cải thiện hiệu quả sức khỏe não bộ.

Bạn nên sử dụng các loại hạt như yến mạch, lúa mạch, gạo lứt,...

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành cùng cách sản phẩm từ đậu nành đóng vai trò hiệu quả trong việc giảm thiếu máu nên não, giảm tai biến và đột quỵ đối với người bệnh.

Đậu nành là thực phẩm nên được bổ sung trong chế độ ăn uống của người bệnh

Đậu nành là thực phẩm nên được bổ sung trong chế độ ăn uống của người bệnh

Nhóm các thực phẩm giàu sắt

Có thể kể đến như:

  • Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt lợn,...

  • Lòng đỏ trứng gà.

  • Rau củ: cần tây, hành tây,...

  • Lựu.

4. Các phương pháp chẩn đoán thiếu máu não

Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán thiếu máu não được chỉ định phổ biến nhất với người bệnh có thể kể đến như:

  • Chụp CT não.

  • Siêu âm Doppler.

  • Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRI).

  • Điện não đồ.

  • Các xét nghiệm sinh hóa.

  • Đo lưu huyết não.

  • Chụp mạch số hóa.

Thiếu máu não khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu thiếu máu não, bạn nên thực hiện các thăm khám nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý mà mình gặp phải. Bên cạnh đó, thực hiện tầm soát nguy cơ định kỳ cũng là phương pháp giúp bảo vệ tốt hơn với sức khỏe của chính bản thân.

Khi có nhu cầu chẩn đoán thiếu máu não, bạn có thể tham khảo dịch vụ y tế tại MEDLATEC. Cùng với thế mạnh về xét nghiệm, Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh của MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại như: máy chụp cắt lớp vi tính (CT), máy chụp X-quang, máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy điện não đồ,... đáp ứng tối đa nhu cầu thăm khám của người bệnh.

Vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 khi có nhu cầu đặt lịch hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp