Khàn tiếng là gì? Liệu tình trạng này có nguy hiểm không? | Medlatec

Khàn tiếng là gì? Liệu tình trạng này có nguy hiểm không?

Khàn tiếng là hiện tượng giọng nói của bạn đột nhiên bị thay đổi, thường bắt nguồn từ lý do ngứa, khô rát họng,… Tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề của dây thanh âm và bệnh viêm phế quản. Nếu thời gian khàn giọng quá 10 ngày thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân chính xác và cách điều trị phù hợp. Vậy khàn tiếng là gì?


03/03/2022 | Đau họng Covid như thế nào - Cách phân biệt với các dạng đau họng khác
16/02/2022 | Cùng bạn điểm danh những nguyên nhân gây đau họng thường gặp
15/09/2021 | Nguyên nhân dẫn đến hắng giọng và cách khắc phục hiệu quả
10/09/2021 | Nếu bị sưng amidan, đau họng kéo dài có nguy hiểm không

1. Tổng quan về biểu hiện khàn giọng

Khàn tiếng là trường hợp khi âm thanh bạn phát ra trở nên khác lạ, không được trong trẻo như xưa. Người bị khàn giọng thường gặp khó khăn trong giao tiếp vì phải cố gắng mới có thể phát ra âm thanh đủ nghe. Hầu hết những trường hợp gặp phải tình trạng này đều có thể tự khỏi chỉ trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu thời gian khàn giọng lâu hơn 2 tuần, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để tìm ra vấn đề mà dây thanh quản đang gặp phải.

Khàn tiếng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa hợp lý

Khàn tiếng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa hợp lý

2. Những ai có nguy cơ bị khàn giọng?

Sau khi đã tìm hiểu khàn tiếng là gì, tiếp theo bạn nên biết được những đối tượng có nguy cơ gặp phải tình trạng này trong tương lai. Khàn tiếng là tình trạng rất dễ gặp ở mọi đối tượng. Theo ước tính, trên thế giới có khoảng 1/3 số người sẽ bị khàn giọng ít nhất một lần trong đời. 

Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác, giới tính,…Tuy nhiên, nguy cơ khàn tiếng sẽ cao hơn nếu bạn đang làm việc trong môi trường thường xuyên dùng âm lượng lớn để nói hoặc nói nhiều, điển hình là: giáo viên, ca sĩ, huấn luyện viên,…

Những đối tượng dễ bị khàn tiếng 

Những đối tượng dễ bị khàn tiếng 

Bên cạnh đó, khàn giọng cũng là triệu chứng kèm theo của các bệnh lý như cảm cúm, viêm họng,… Mặt khác, tình trạng thay đổi giọng nói đôi khi không liên quan đến sự tổn thương của dây thanh quản, mà thay vào đó là biểu hiện của một tình trạng rối loạn chức năng khác.

3. Vì sao lại bị khàn giọng?

Hiện tượng khàn tiếng thường bắt nguồn từ virus xâm nhập khiến đường hô hấp phía trên bị viêm nhiễm. Thực tế, đa số những trường hợp khàn giọng đều do bệnh lý viêm thanh quản gây nên. Cho những ai chưa biết thì viêm thanh quản là tình trạng viêm nhiễm của dây thanh âm hoặc thanh quản khi chúng phải làm việc với tần suất cao hoặc bị nhiễm trùng, kích thích.

Bệnh lý này được chia thành hai nhóm: viêm thanh quản cấp tính và viêm thanh quản mạn tính. Người ta dựa vào thời gian khàn giọng và lấy cột mốc là 3 tuần để phần biệt hai nhóm bệnh này. Bệnh viêm thanh quản có thể bị gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau như: nhiễm khuẩn, virus, chất gây dị ứng, khói thuốc, độ ẩm không khí,…

Không chỉ thắc mắc khàn tiếng là gì, nhiều người còn muốn biết nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, có thể điểm qua như:

  • Sử dụng thuốc lá.

  • Thường xuyên uống nhiều rượu bia và các chất có nhiều caffeine.

  • Dị ứng.

  • Ho nhiều và tiếp diễn trong một thời gian dài.

  • Trào ngược thực quản.

  • Vô tình hít phải những chất độc.

  • La hét hoặc làm các hành động khiến cho dây thanh âm bị quá tải.

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây khàn giọng phổ biến

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây khàn giọng phổ biến

Ngoài ra, bạn còn có thể bị khàn tiếng bởi vài nguyên nhân ít gặp hơn dưới đây:

  • Bị suy giáp nặng.

  • Dậy thì ở nam giới (trường hợp này làm giọng nói trầm hơn, nghe giống như khàn giọng).

  • Polyp dây thanh quản.

  • Động mạch chủ ngực bị phồng lên.

  • Các bệnh ung thư gần khu vực đầu và cổ như: ung thư hầu họng, ung thư tuyến giáp và ung thư phổi,…

  • Suy giảm chức năng thanh quản do rối loạn thần kinh cơ.

  • Tổn thương vùng họng, ví dụ như thực hiện đặt nội khí quản,…

4. Khàn tiếng khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khàn tiếng tuy không phải là tình trạng nguy cấp, ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng đôi khi nó lại là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng khác có liên quan. Vì vậy, bạn cần nắm rõ khàn tiếng là gì và những tác nhân gây bệnh, biểu hiện để có cách ứng phó phù hợp khi gặp phải tình trạng này.

Thông thường, khàn tiếng chỉ xuất hiện trong vài ngày và sau đó tự biến mất. Tuy nhiên, nếu phát hiện thời gian chúng kéo dài lâu hơn bình thường, khoảng 10 ngày ở người lớn và 1 tuần nếu đối tượng là trẻ nhỏ thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Ngoài ra, tình trạng khàn giọng đi kèm với khó thở, chảy nước dãi hoặc khó nuốt ở trẻ em cũng rất đáng lưu ý.

5. Một số cách cải thiện tình trạng khàn tiếng

Để hỗ trợ giúp lấy lại giọng nói ban đầu một cách nhanh chóng hơn, bạn có thể làm theo các cách sau đây. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng mà vẫn chưa thấy bất kì sự thay đổi nào, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp và tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh.

  • Mỗi ngày, bạn nên dành một khoảng thời gian để cho thanh quản nghỉ ngơi. Không nói thầm, la hét, nói chuyện nhiều, lớn,…để tránh làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Bổ sung các loại trái cây có chứa nhiều nước, hoặc uống nhiều nước để làm dịu họng và giảm các triệu chứng gây khàn giọng.

  • Tắm nước nóng.

  • Tránh xa các loại đồ uống có chứa caffeine hay cồn vì chúng có thể gây khô họng và làm tình trạng khản tiếng của bạn nặng hơn trước.

  • Làm sạch môi trường sống xung quanh, loại bỏ tác nhân gây dị ứng.

  • Làm ẩm không khí bằng máy,…

  • Không dùng các loại thuốc lạ, có nguy cơ gây kích thích và làm khô mũi.

  • Hạn chế hoặc dừng hẳn thói quen hút thuốc lá.

Uống đủ nước giúp giữ cho thanh quản không bị khô

Uống đủ nước giúp giữ cho thanh quản không bị khô

6. Cách phòng ngừa nguy cơ khàn tiếng

Cách phòng tránh cũng rất cần thiết sau khi đã tìm hiểu khàn tiếng là gì. Bạn có thể bảo vệ dây thanh quản của mình, tránh khỏi nguy cơ khàn giọng nhờ vào những phương pháp sau đây:

  • Không ở trong môi trường có khói thuốc lá, không hút thuốc vì thói quen này làm họng bạn bị khô rát và kích thích dây thanh quản.

  • Hạn chế la hét, nói với một âm lượng lớn.

  • Uống đủ nước, ít nhất là 8 cốc nước mỗi ngày giúp cho họng không bị khô rát.

  • Thường xuyên rửa tay: giúp giảm một cách đáng kể khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, từ đó tránh được nguy cơ khàn tiếng.

  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn và caffeine.

Khi có bất kỳ thắc mắc nào về khàn tiếng là gì, hay các vấn đề khác có liên quan, bạn có thể gọi vào số hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn một cách tận tình nhất.

Có thể thấy, khàn giọng không phải là tình trạng sức khỏe quá hiếm gặp. Thậm chí nó còn được xem là biểu hiện hết sức bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ được khàn tiếng là gì cùng nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa hợp lý, bạn có thể sẽ làm tình trạng này trở nên nghiêm trong hơn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn và mọi người xung quanh.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Viêm amidan 1 bên: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Tình trạng viêm amidan 1 bên (thậm chí là cả 2 bên) xảy ra khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng viêm amidan 1 bên, có các dấu hiệu nào giúp nhận biết tình trạng này? Dưới đây là những thông tin sẽ giúp chúng ta trả lời cho các thắc mắc nêu trên.
Ngày 22/06/2023

Bật mí cách đeo khẩu trang không đau tai - tránh mờ kính

Ngày nay với sự xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp và ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng thì khẩu trang chính là vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người. Tuy nhiên nếu đeo khẩu trang suốt cả ngày dài thì sẽ khiến vành tai chúng ta dễ bị đau, đặc biệt những ai phải đeo kính thì còn thêm tình trạng mờ kính khi đeo khẩu trang. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả những bất tiện này!
Ngày 20/06/2023

Mũi lệch vách ngăn là do đâu và khắc phục thế nào?

Mũi lệch vách ngăn thường khiến người bệnh cảm thấy khó thở và mất đi tính thẩm mỹ trên gương mặt. Đây được coi là một bất thường về cấu trúc mũi, làm sống mũi thay đổi về hình dáng và gây ra các vấn đề khác liên quan đến hô hấp. Các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân gây lệch vách ngăn mũi và các giải pháp khắc phục tình trạng này.
Ngày 19/06/2023

Đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi và lời khuyên từ chuyên gia

Tình trạng đau họng có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi là thắc mắc của nhiều người bệnh với mong muốn nhanh chóng làm dịu bớt cảm giác khó chịu do triệu chứng này gây ra. MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các thuốc chữa đau họng qua bài viết dưới đây.
Ngày 06/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp