Đau họng là vấn đề thường gặp và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Nhiều trường hợp, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng đôi khi đau họng còn là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Mời bạn cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây đau họng dưới đây để biết cách phòng tránh bệnh và xử trí đúng cách khi có biểu hiện đau họng.
29/09/2021 | Sau tiêm Covid bị đau họng có phải là tác dụng phụ của vắc xin không? 10/09/2021 | Nếu bị sưng amidan, đau họng kéo dài có nguy hiểm không 17/05/2021 | Các nguyên nhân gây đau họng và tác động của chúng với sức khỏe
1. Những nguyên nhân nào gây đau họng?
Triệu chứng và mức độ đau họng của mỗi trường hợp sẽ khác nhau và tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh. Người bệnh thường có cảm giác đau, ngứa họng, khô họng, bỏng rát. Khi ăn uống và nói chuyện những biểu hiện này sẽ càng rõ ràng và người bệnh sẽ cảm thấy đau hơn nhiều.
Đau họng có thể do cảm lạnh
Không chỉ cảm thấy đau họng, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như niêm mạc họng sưng, phù nề hoặc có mủ trắng; khó nuốt, ăn không ngon, sung huyết niêm mạc mũi, ho, hắt hơi, sốt, có cảm giác ớn lạnh, chảy nước mũi, khàn tiếng, đau toàn thân, có thể sưng hạch bạch huyết vùng cổ.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau họng thường gặp:
Đây là nguyên nhân rất phổ biến. Phần lớn những trường hợp bị viêm họng đều là do cảm lạnh hoặc cảm cúm gây ra. Ngoài tình trạng đau họng, bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như hắt hơi liên tục, ho, chảy nước mũi, cơ thể mệt mỏi và có thể kèm theo sốt nhẹ.
Những triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm thường khá giống nhau, do đó rất khó phân biệt. Nếu trường hợp bệnh nhân bị đau họng do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không mang lại tác dụng điều trị.
Vi khuẩn streptococcus cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng đau họng. Biểu hiện của bệnh nhân là tình trạng đau họng kèm theo sưng hoặc xuất hiện mủ trắng ở vùng niêm mạc miệng, sưng hạch bạch huyết ở cổ và có thể sốt cao. Vi khuẩn streptococcus thường gây bệnh cho trẻ từ 3 -15 tuổi. Người trưởng thành cũng có thể bị đau họng Strep nhưng với tỉ lệ rất thấp.
Thời tiết hanh khô chính là một trong những nguyên nhân gây đau họng. Khi độ ẩm không khí giảm, đặc biệt là vào những tháng mùa đông ở miền Bắc nước ta, sẽ khiến cho độ ẩm ở vùng miệng và cổ họng cũng giảm, gây khô và ngứa họng. Nếu không biết cách chăm sóc rất dễ dẫn đến đau họng.
Khi tiếp xúc với môi trường quá nhiều khói bụi, khói thuốc lá và các loại hóa chất độc hại trong các sản phẩm tẩy rửa, bạn cũng rất dễ bị kích ứng họng, đau họng. Bên cạnh đó, môi trường sống và môi trường làm việc bị ô nhiễm, có chứa khói thuốc hoặc các loại hóa chất độc hại cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Một số nghề như nghề giáo viên, hướng dẫn viên, đòi hỏi phải nói nhiều, hoặc nghề ca sĩ phải hát thường xuyên,… cũng sẽ khiến cho hai dây thanh âm cũng như các cơ vùng hầu họng căng liên tục và gây ra tình trạng đau họng.
Đau họng có thể do một số bệnh lý gây ra
+ Trào ngược dạ dày thực quản: Những trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ bị đau họng. Quá trình axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản và họng của người bệnh sẽ gây ra kích ứng và đau họng. Ngoài biểu hiện đau họng, bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng khác như ho khan, có cảm giác nghẹn ở vùng họng và khó nuốt.
+ Ngoài bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một số trường hợp có khối u ở họng, thanh quản,… hay mắc phải một số bệnh lý ác tính khác cũng có thể gây đau họng. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi có biểu hiện đau họng kéo dài.
Dị ứng là nguyên nhân gây đau họng mà rất ít người biết đến. Cụ thể là, khi có biểu hiện hắt hơi, chảy nước mũi đồng thời cổ họng đau rát thì rất có thể bạn đang gặp phải một số tác nhân gây dị ứng.
2. Phải làm sao khi bị đau họng?
Phần lớn các trường hợp đau họng đều có thể được điều trị tại nhà. Khi bị đau họng, người bệnh nên chú ý thực hiện những điều sau:
Uống nước ấm khi bị đau họng
- Nên thường xuyên súc họng bằng nước ấm hoặc dung dịch nước muối pha loãng: Đây là cách rất hiệu quả để giảm cảm giác khó chịu vùng họng.
- Nên uống nước ẩm, chẳng hạn như trà nóng, mật ong kết hợp với nước chanh hay một số loại trà thảo mộc có công dụng làm giảm tình trạng đau họng.
- Dùng viên ngậm để giúp giảm đau họng.
- Dùng máy làm ẩm không khí để hạn chế tình trạng khô họng.
- Trong thời gian bị đau họng, người bệnh nên hạn chế nói nhiều.
Những biện pháp trên chỉ áp dụng với các trường hợp bị đau họng nhẹ. Nếu đau họng kéo dài kèm theo một số triệu chứng khác, thì rất có thể nguyên nhân gây đau họng là do một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn không nên chủ quan mà cần đến thăm khám để được các bác sĩ điều trị kịp thời, đúng cách và phòng ngừa tối đa nguy cơ biến chứng.
Nếu tình trạng đau họng nghiêm trọng cần đi khám càng sớm càng tốt
Cụ thể, bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những biểu hiện sau: Đau họng nghiêm trọng và kéo dài, khó khăn khi nuốt hoặc khó thở, khó mở miệng, sốt cao, đau các khớp, cứng cổ, khó mở miệng, bị đau tai, xuất hiện máu trong nước bọt hoặc đờm,
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây đau họng và cách xử lý tình trạng đau họng hiệu quả. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về vấn đề này hoặc muốn đặt lịch khám sớm, hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn cụ thể.