Khám dạ dày là một trong những hạng mục không thể bỏ qua trong quá trình chăm sóc sức khỏe định kỳ. Thông qua việc thăm khám này có thể phát hiện sớm bệnh lý liên quan từ giai đoạn chưa khởi phát triệu chứng để kịp thời xử lý, tránh được những hệ lụy xấu. Vậy cụ thể, khám dạ dày là khám những gì và ai nên thực hiện việc này?
08/02/2023 | Dấu hiệu viêm loét dạ dày và những lưu ý bạn không thể bỏ qua 31/01/2023 | Dấu hiệu của trào ngược dạ dày và những biện pháp cải thiện 28/01/2023 | Biểu hiện của ung thư dạ dày theo mỗi giai đoạn của bệnh
1. Đau dạ dày và tầm quan trọng của việc khám dạ dày
1.1. Đau dạ dày - nguyên nhân do đâu?
Trong ống tiêu hóa, dạ dày là phần phình to nhất, nằm ở đoạn nối giữa ruột non với thực quản có nhiệm vụ tiêu hoá thức ăn bằng cách tiết ra dịch vị, nghiền nát và phân hủy thức ăn.
Khi dạ dày bị tổn thương hoặc xảy ra tình trạng viêm loét niêm mạc gây cản trở đến hoạt động tiêu hoá. Nguyên nhân đau dạ dày thường là do các yếu tố:
Các nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày
- Nhiễm vi khuẩn Hp: chiếm khoảng 80% tỷ lệ người mắc.
- Bị nghiện thuốc lá, đồ uống chứa cồn.
- Thói quen ăn uống không khoa học.
- Bị stress trong thời gian dài.
1.2. Tầm quan trọng của khám dạ dày
Dạ dày là bộ phận rất quan trọng của hệ tiêu hóa nên bất cứ tổn thương nào xảy ra tại đây đều ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa. Kéo dài tình trạng đau dạ dày mà không rõ nguyên nhân, không điều trị sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, cuộc sống và sinh hoạt bị ảnh hưởng. Khám dạ dày để tìm ra nguyên nhân và thực hiện điều trị là cách duy nhất để ngăn ngừa hệ lụy này.
Mặt khác, khám dạ dày định kỳ còn là cách phát hiện sớm các bệnh lý liên quan từ khi chưa thể hiện triệu chứng ra bên ngoài sẽ giúp người bệnh được điều trị kịp thời để hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng và ngăn ngừa được những biến chứng không tốt khác.
2. Khám dạ dày là khám những gì, dành cho ai?
2.1. Các nội dung khám khi khám dạ dày
Với những người lần đầu khám thì rất khó tránh khỏi thắc mắc khám dạ dày là khám những gì. Thực chất đây là quá trình thăm khám được thực hiện ở mọi bộ phận của dạ dày được thực hiện bằng các phương pháp sau:
- Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh, kiểm tra vị trí đau cùng triệu chứng người bệnh đang mắc phải để đưa ra chẩn đoán lâm sàng và chỉ định các kiểm tra phù hợp.
Nội soi dạ dày - một nội dung quan trọng của khám dạ dày
- Nội soi dạ dày
Thông qua hình thức thăm dò chức năng này, bác sĩ sẽ biết chính xác tình trạng bên trong dạ dày để đưa ra kết luận đúng về các bệnh lý như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, khối u dạ dày,... Khi nội soi, bác sĩ sẽ dùng một ống nhỏ gắn camera để đưa qua miệng hoặc mũi của bệnh nhân để đi tới dạ dày, giúp thu được hình ảnh bên trong dạ dày.
- Test hơi thở
Người bệnh sẽ được uống một viên thuốc UBIT và chờ khoảng 15 phút rồi thổi hơi vào một dụng cụ chuyên dụng trong 5 - 10 phút. Hình thức test thở này nhằm xác định sự có mặt của vi khuẩn Hp trong dạ dày để đưa ra chẩn đoán và điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm phân
Không phải mọi trường hợp khám dạ dày đều cần làm xét nghiệm này. Mục đích của việc chỉ định xét nghiệm là nhằm giúp bác sĩ đưa ra nhận định về bệnh lý mà bác sĩ đang nghi ngờ.
- Xét nghiệm máu
Nhiều người không hiểu khám dạ dày là khám những gì mà cần đến xét nghiệm máu nhưng đây lại là xét nghiệm có thể tìm ra kháng thể của vi khuẩn Hp trong dạ dày. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy có kháng thể của virus này tức là bệnh nhân bị nhiễm Hp.
- Chụp MRI
Sử dụng sóng radio và từ trường để chụp hình ảnh chi tiết bên trong dạ dày nên phương pháp chẩn đoán hình ảnh này sẽ giúp bác sĩ nhận định chính xác được bất thường ở đây.
- Chụp CT
Đây là phương pháp dùng tia X để tạo ra hình ảnh về lát cắt bên trong của dạ dày, nhờ đó mà bác sĩ đánh giá đúng bệnh lý ở bộ phận này.
2.2. Đối tượng được khuyến cáo nên khám dạ dày
Ngoài việc tìm hiểu khám dạ dày là khám những gì thì đối tượng cần chú ý để thực hiện hạng mục thăm khám này cũng rất quan trọng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, những trường hợp sau nên chú ý khám dạ dày định kỳ:
Người bệnh được bác sĩ giải thích khám dạ dày là khám những gì và quy trình khám trước khi bắt đầu
- Thường xuyên đau bụng âm ỉ, nhất là ở vùng thượng vị, đau khi đói hoặc khi ăn đồ chua cay.
- Thường xuyên cảm thấy chán ăn, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, chướng bụng.
- Nấc nghẹn khi ăn hoặc uống, khó nuốt.
- Bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
- Bị giảm cân đột ngột mà không tìm ra nguyên nhân.
- Tiền sử nhiễm Hp hoặc gia đình có người đã từng mắc bệnh ung thư ở đường tiêu hóa.
- Ăn quá nhiều hải sản hoặc chế độ ăn nghèo dinh dưỡng.
- Nghiện đồ uống có cồn, thuốc lá, bị thừa cân/béo phì.
2.3. Một số lưu ý xung quanh thủ tục khám dạ dày
Để quá trình khám dạ dày thu được kết quả đúng thì nên lưu ý đến một số vấn đề:
- Trước khi khám
+ Nhịn ăn tối thiểu 6 giờ và nhịn uống tối thiểu 2 giờ nếu nội soi dạ dày vào ngày hôm sau.
+ Cố gắng đi cùng người thân để có sự hỗ trợ về giấy tờ, thủ tục, chăm sóc, động viên,...
+ Ghi nhớ các thông tin tiền sử bệnh, triệu chứng đang gặp, thuốc đang dùng,... để khi bác sĩ hỏi có căn cứ trả lời.
- Sau khi khám
+ Không khạc nhổ sau nội soi dạ dày để tránh bị đau rát họng.
+ Sau nội soi 30 phút không được ăn uống để không gây áp lực cho dạ dày và để dạ dày có thời gian thư giãn, giảm bớt cảm giác khó chịu do nội soi.
+ Không ăn thức ăn cay nóng dễ kích thích dạ dày bị khó chịu.
Chuyên khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín trong thăm khám các bệnh lý dạ dày với thế mạnh về đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn, Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế và Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh đầy đủ thiết bị hiện đại hỗ trợ quá trình thăm khám nhanh chóng, chính xác. Quý khách hàng cần tìm hiểu kỹ hơn về khám dạ dày là khám những gì hoặc đặt lịch thăm khám có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được cung cấp thông tin đầy đủ và hướng dẫn cách thức thao tác nhanh chóng.