Hướng dẫn sơ cứu người bị chấn thương cột sống cổ | Medlatec

Hướng dẫn sơ cứu người bị chấn thương cột sống cổ

Sơ cứu người bị chấn thương cột sống cổ đúng cách rất quan trọng, nó giúp giảm tổn thương và tăng khả năng hồi phục điều trị. Nhiều trường hợp sơ cứu đúng cách còn cứu sống người bệnh. Dưới đây là những điều cần biết để xử lý khi có người xung quanh nghi ngờ bị chấn thương cột sống cổ.


08/10/2020 | Thoái hóa cột sống cổ và những phương pháp phòng bệnh hiệu quả
18/03/2020 | Chụp X - quang cột sống cổ khi nào và cần lưu ý những gì?

1. Nguyên tắc cấp cứu nạn nhân chấn thương cột sống cổ

Trước hết cần xác định chính xác bệnh nhân có đúng bị chấn thương cột sống cổ hay không, cần dựa vào các yếu tố sau:

1.1. Xác nhận thông tin chấn thương của người bệnh

Chấn thương cột sống cổ cần được cấp cứu đúng cách

Chấn thương cột sống cổ cần được cấp cứu đúng cách

Muốn khẳng định nạn nhân có bị thương tổn vùng cổ hoặc vùng lưng hay không, cần xem xét:

  • Nguyên nhân gây ra chấn thương là gì? Nguyên nhân này có thể gây tổn thương đến vùng cổ hay không?

  • Bệnh nhân gặp phải tai nạn gì? Những tai nạn thường dẫn đến chấn thương cột sống cổ như: nạn nhân ngã từ trên cao xuống, có thể là ngã cây, ngã lao động hoặc do tai nạn giao thông,…

  • Tình trạng nạn nhân gặp phải và những tổn thương thực thể quanh khu vực cột sống cổ.

1.2. Nguyên tắc cấp cứu nạn nhân chấn thương cột sống cổ

Điều quan trọng nhất trong sơ cứu ban đầu cho nạn nhân đã xác định bị chấn thương cột sống cổ là cần giữ bất động, tránh di lệch đoạn cột đã bị tổn thương vì sẽ gây thêm tổn thương, thậm chí gây đứt ngang tủy sống. Rất nhiều trường hợp không xác định vị trí tổn thương hoặc không nắm rõ cách sơ cứu, tự ý di chuyển nạn nhân khiến tủy sống tổn thương nặng hơn.

Nguyên tắc là không tự ý di chuyển nạn nhân bị chấn thương cổ

Nguyên tắc là không tự ý di chuyển nạn nhân bị chấn thương cổ

Dưới đây là 4 điều bạn cần nhớ để xử lý đúng cách nếu gặp nạn nhân chấn thương cột sống cổ:

  • Không để nạn nhân tự di chuyển hoặc di chuyển nạn nhân. Các trường hợp tai nạn, cần di chuyển bệnh nhân để tránh nguy hiểm đến tính mạng thì cần cân nhắc thật kỹ. 

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế thẳng, nằm ngửa nếu có ván cứng, nằm sấp nếu ván mềm và chèn bao cát 2 bên để tránh cổ bị xoay nếu không có bộ cố định cột sống.

  • Cần chú ý cố định bệnh nhân, tránh lật, vác, cõng bệnh nhân vì có thể làm tổn thương thặng thêm. 

  • Giữ ấm toàn thân bệnh nhân, theo dõi nhiệt độ và trạng thái cơ thể tránh tình trạng sốc.

  • Gọi cấp cứu ngay lập tức.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân còn tỉnh, nên đứng ở phía chân nạn nhân để thăm hỏi, đánh giá nhận thức của người bệnh. Tránh việc đứng ở đầu bệnh nhân khiến họ phải ngước cổ lên trả lời, đôi khi sẽ khiến tình trạng chấn thương thêm nặng nề hơn.

2. Một số cách di chuyển bệnh nhân chấn thương cột sống cổ

Nếu nạn nhân không khó thở, nôn ói, vẫn có thể bắt được mạch và không nằm trong tình trạng nguy hiểm đe dọa như: cháy, động đất, sạt lở đất,… thì hãy giữ nạn nhân bất động đúng vị trí. Chỉ di chuyển nạn nhân khi bị đe dọa đến tính mạng. Cần di chuyển đúng cách để hạn chế tối thiểu chấn thương cột sống cổ:

Cách di chuyển nạn nhân chấn thương cột sống cổ

Cách di chuyển nạn nhân chấn thương cột sống cổ

2.1. Xoay đầu nạn nhân ngửa lên trong trường hợp nằm úp xuống bùn hoặc vũng nước

Trường hợp này bắt buộc để xoay người nạn nhân ngửa lên để đảm bảo thở được. Nếu có thể, 4 người cùng lần lượt giữ cố định người nạn nhân tại 4 vị trí: cổ, vai, thắt lưng và chân. Nếu ít người hơn, hãy giữ cố định ở đầu và lưng nạn nhân. Khi đã giữ cố định các vị trí, cần đồng loạt quay người nạn nhân. Hãy hô to “quay” để tất cả cùng xoay nhẹ nhàng cơ thể người bệnh theo hướng mong muốn.

Nếu bạn chỉ có một mình, dùng 1 tay nắm lấy phần nách của nạn nhân, cẳng tay còn lại giữ chặt phần đầu nạn nhân. Hai tay phối hợp nhịp nhàng để kéo cơ thể và xoay tư thế nằm ngửa, giải phóng đường thở cho nạn nhân.

Lưu ý trong quá trình chuyển tư thế cho nạn nhân nằm ngửa lên, phải giữ người nạn nhân trên 1 đường thẳng, 3 điểm giữ cố định là đầu, cổ và thân. Tuyệt đối không được gập vùng cổ, lưng của nạn nhân khi quay.

2.2. Xoay người nạn nhân nằm nghiêng khi có dấu hiệu sốc

Nguyên tắc sơ cứu là đặt nạn nhân nằm ngửa trên ván cứng, hạn chế di chuyển, cố định cột sống cổ trước khi tiến hành các bước sơ cứu tiếp theo.

Nếu nạn nhân đang ở tư thế nằm ngửa, xác nhận có chấn thương cột sống cổ và có dấu hiệu bị sốc như: nôn mửa, chảy máu trong và xung quanh miệng thì cần xoay người nạn nhân nằm nghiêng.

Lúc này vẫn phải giữ cho phần đầu cổ và thân theo một đường thẳng, các bước chuyển tư thế làm tương tự như phần một. Trường hợp nạn nhân bị sốc thường có phản ứng cơ thể, một người khó có thể thực hiện tốt, bạn nên tìm kiếm thêm sự trợ giúp. Ngoài ra, nên lót dưới phần đầu nạn nhân vật mềm như khăn, áo khoác,… 

 Nạn nhân sau chấn thương có thể bị sốc

 Nạn nhân sau chấn thương có thể bị sốc

2.3. Di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm

Nếu nạn nhân đang trong khu vực nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng như: cháy nổ, sạt lở đất,… thì bắt buộc phải di chuyển nạn nhân tránh xa khu vực này. Bạn cần đến sự trợ giúp của ít nhất 1 người và một tấm ván bề mặt phẳng dài giữ tư thế thẳng cho nạn nhân trong quá trình di chuyển.

Cách đặt người nạn nhân lên tấm ván như sau: Xoay nghiêng người nạn nhân như ở mục 2, đặt tấm ván phía sau người nạn nhân. Từ từ quay đồng thời tấm ván và người nạn nhân ngửa lên. Trước khi di chuyển, cần dùng dây hoặc vải, quần áo cột chặt người nạn nhân trên tấm ván.

Trong trường hợp khẩn cấp không có tấm ván, cánh cửa hoặc vật dụng tương tự, bạn có thể đặt nạn nhân vào vải mềm và kéo từ từ. Lựa chọn đường kéo bằng phẳng nhất, phải đảm bảo đầu - cổ nạn nhân được cố định chặt. Nếu cơ thể bị cúi gặp hoặc quay trong quá trình vận chuyển, rất có thể vùng cột sống cổ sẽ bị chấn thương nặng nề hơn.

2.4. Nạn nhân nằm úp có dấu hiệu ngừng thở, không bắt được mạch

Trường hợp này nạn nhân cũng cần được xoay người ngửa lên trên như tại mục trên, nên thực hiện càng sớm càng tốt để hô hấp cấp cứu, hồi phục mạch và đường thở. Việc ngừng thở hoặc khó thở càng lâu càng nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân.

Cấp cứu tốt đảm bảo sự sống cho nạn nhân và phục hồi chức năng tốt hơn

Cấp cứu tốt đảm bảo sự sống cho nạn nhân và phục hồi chức năng tốt hơn

Trên đây là những kiến thức sơ cứu cơ bản cho người bị chấn thương cột sống cổ, hi vọng sẽ giúp bạn đọc xử lý đúng cách nếu chẳng may người xung quanh gặp phải tai nạn này. Nếu cần hỗ trợ y tế khác, hãy liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900565656.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp