Thoái hóa cột sống cổ và những phương pháp phòng bệnh hiệu quả | Medlatec

Thoái hóa cột sống cổ và những phương pháp phòng bệnh hiệu quả

Tình trạng thoái hóa cột sống cổ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây được đánh giá là bệnh lý mạn tính cột sống hoặc đốt sống và nếu như không được điều trị, người bệnh có thể bị tổn thương suốt đời và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, giảm chất lượng sống. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh này, đặc biệt là những phương pháp điều trị hiệu quả.


20/04/2020 | Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ là gì?
05/02/2020 | Nội soi rửa khớp gối điều trị thoái hóa khớp và những điều cần biết

1. Thoái hóa cột sống cổ là gì? Có nguy hiểm không?

Tình trạng này còn được gọi là thoái hóa đốt sống cổ, là tình trạng hệ thống xương cột sống bị thoái hóa bởi rất nhiều nguyên nhân, có thể là do tính chất công việc, có thể là do lao động nặng hay tuổi tác.

Nhân viên văn phòng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ
Nhân viên văn phòng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ

Căn bệnh này bắt đầu từ những hiện tượng như sự biến đổi hình thái tại các tổ chức liên quan đến cột sống và theo thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa các đốt sống cổ, khiến cho vùng cổ của người bệnh bị đau nhức, mức độ đau càng tăng lên khi vận động vùng cổ. 

Bệnh lý mạn tính này có thể gặp ở bất kỳ đoạn nào, nhưng thường gặp ở C5-C6-C7. Ngày nay, bệnh không chỉ chủ yếu gặp ở người già mà rất nhiều trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi cũng mắc bệnh. Người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và trong lao động. 

2. Những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống cổ

Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nguyên nhân hàng đầu là do lão hóa sinh học nói dễ hiểu hơn chính là do tuổi tác. Ngoài ra, những nguyên nhân dưới đây cũng được cho là phổ biến: 

Hoạt động sai tư thế: Những người làm việc quá lâu ở một tư thế chẳng hạn như nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc suốt 8 tiếng, người thường xuyên phải cúi, ngửa khi làm việc, mang vác nặng, hoặc những người ít vận động, vận động sai tư thế chính là nguyên nhân khiến cột sống cổ bị thoái hóa. 

Những người thường xuyên phải làm việc với máy tính, tay đặt trên bàn làm việc quá cao hoặc quá thấp, kèm theo tình trạng ít vận động, đặc biệt là khi vùng cổ và vai gáy không được hoạt động thường xuyên, chỉ giữ nguyên một tư thế thì nguy cơ bị bệnh sẽ là rất cao. Hoặc một số trường hợp nằm ngủ không có thói quen chuyển mình, chỉ nằm 1 đến 2 tư thế cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. 

Chế độ dinh dưỡng: Đây cũng được coi là yếu tố gây bệnh. Ăn uống không đủ dinh dưỡng, lạm dụng rượu bia, thuốc lá cũng có thể khiến cột sống cổ dễ bị thoái hóa. 

Các nguyên nhân trên sẽ dẫn đến sự thay đổi ở cột sống cố và làm xương cũng như sụn tạo nên đốt sống cổ thoái hóa dần theo thời gian. 

Mất nước đĩa đệm: Đây được coi là miếng lót giữa các đốt sống và khi tình trạng mất nước đĩa đệm xảy ra, nó có thể làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau khó khăn hơn và gây đau nhức cho người bệnh. 

Thoát vị đĩa đệm

Xương: khi có hiện tượng thoát vị đĩa đệm vào ông sống sẽ có nguy cơ chèn ép vào rễ thần kinh.

Xơ hóa dây chằng: Theo tuổi tác, dây chằng sẽ bị xơ hóa và khiến cho cổ bạn hoạt động kém linh hoạt hơn.  

3. Những dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống cổ

Thời gian đầu, tình trạng thoái hóa cột sống cổ sẽ không có những biểu hiện rõ ràng nhưng càng về sau kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi, những triệu chứng của bệnh cũng rất rõ. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến của bệnh: 

Cơn đau vai gáy đặc trưng với hiện tượng buốt nhói như kim châm, khi xoay chuyển, kèm theo tình trạng cứng cổ. Có thể lan lên đầu, gây đau đầu hoặc lan xuống bả vai gây đau ở 2 bên cánh tay, thậm chí có trường hợp mất cảm giác sau của tay, bàn tay có thể bị tê liệt. 

Gối cao cũng dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ
Gối cao cũng dễ dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ

Đau ê ẩm vùng gáy, có hiện tượng cứng cổ khi nằm quá lâu ở 1 tư thế, kèm theo hiện tượng ho, hắt hơi, hoặc không quay đầu sang phải, trái được. 

Dấu hiệu Lhermitte: Đây còn gọi là tình trạng “ghế thợ cắt tóc”. Người bệnh có cảm giác luồng điện đi từ cổ xuống xương sống, tình trạng này có thể kết thúc nhanh hoặc cũng có thể kéo dài. 

4. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh Thoái hóa cột sống cổ

- Người cao tuổi do tình trạng lão hóa các đĩa liên đốt hoặc các thân đốt.

- Đặc thù nghề nghiệp: Những người làm nghề bắt buộc phải cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cúi nhiều như thợ cấy, thợ sơn, bác sĩ nha khoa,… hoặc nhân viên văn phòng ngồi quá lâu ở một tư thế, ít vận động,… cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Cột sống cổ có thể bị thoái hóa nếu cúi quá lâu
Cột sống cổ có thể bị thoái hóa nếu cúi quá lâu

- Bệnh nhân từng bị chấn thương cổ.

- Yếu tố di truyền.

5. Biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ

5.1. Chẩn đoán

Khám lâm sàng

Kiểm tra khả năng vận động của cột sống cổ, phản xạ và sức cơ ở 2 tay

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được chỉ định thực hiện bao gồm: Chụp X-quang cột sống cổ, Chụp CT, Chụp cộng hưởng từ (MRI) và bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thử nghiệm điện cơ để đo hoạt động điện của dây thần kinh trong khi cơ bắp ở tay đang co và khi nghỉ ngơi.

5.2. Phương pháp điều trị

Để điều trị thoái hóa cột sống cổ, bác sĩ sẽ phụ thuộc vào những dấu hiệu của bệnh nhằm giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt và làm việc bình thường và phòng ngừa nguy cơ tổn thương vĩnh viễn tủy sống và dây thần kinh. Một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng: 

Điều trị nội khoa với một số loại thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc chống động kinh hay thuốc chống trầm cảm. Bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp cho từng người bệnh. 

Vật lý trị liệu: Một số bài tập đặc biệt như bài tập kéo dãn, điện phân hay xoa bóp sẽ giúp người bệnh giảm đau và tăng cường sức cơ ở cổ và vai. 

Tập luyện để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Tập luyện để điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Phẫu thuật: Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ tình trạng chèn ép, tạo thêm chỗ cho tủy sống cũng như rễ thần kinh. 

6. Phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ

Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn phòng bệnh hiệu quả: 

- Xoa bóp vùng cổ thường xuyên, không nên gắng sức và cần nghỉ ngơi hợp lý để tránh làm tổn thương đốt sống cổ. 

- Nhân viên văn phòng nên thay đổi tư thế khi làm việc, không ngồi quá lâu và nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Lưu ý, ghế ngồi làm việc và màn hình máy tính phải phù hợp, không nên cao quá, không nên thấp quá. 

- Nên thay đổi tư thế thường xuyên khi ngủ, tránh nằm 1, 2 tư thế vì rất dễ gây ra vẹo cổ. 

- Không nên gối đầu quá cao.

- Không nên cúi quá lâu hay đội vật nặng lên đầu.

- Tập luyện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Nếu còn thắc mắc về căn bệnh này hoặc muốn thăm khám, bạn có thể liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp